3 loại thực phẩm được cảnh báo là chất gây ung thư, ăn càng ít càng tốt
Chúng ta không biết rằng, một số loại thực phẩm phổ biến để ăn hàng ngày lại là nguyên nhân khiến cơ thể mắc các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Ăn uống là một việc rất quan trọng trong cuộc sống, ăn uống liên quan trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Một số thực phẩm không những không cung cấp dinh dưỡng, chúng còn thúc đẩy các tế bào ung thư, những thực phẩm như vậy được gọi là “chất gây ung thư”.
Theo khuyến cáo, 3 loại thực phẩm dưới đây là một loại chấy gây ung thư, cảnh báo mọi người nên ăn ít.
1. Cá muối khô
Trước tiên, các ngư dân sẽ dùng muối để ướp cá, sau đó sấy khô để bảo quản. Cá mặn có thời hạn sử dụng lâu dài đã dần trở thành một món ăn truyền thống với hương vị độc đáo. Cũng chính vì độ mặn cao và độ phơi nhiễm để cá mất hết nước trong quá trình sản xuất khiến cá sản sinh ra lượng lớn nitrite.
Sau khi ăn, nitrite đi vào dạ dày, trải qua một số phản ứng hóa học, rất dễ tạo ra nitrosamine gây ung thư mạnh. Các nghiên cứu cho thấy rằng thường xuyên ăn quá muối quá mặn có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày.
Không phải không được ăn cá muối khô hoàn toàn, nhưng cố gắng ăn càng ít càng tốt. Trước khi ăn phải ngâm rửa nhiều lần, khi ăn phải kết hợp với rau, tỏi. Sau khi ăn nên uống trà, bổ sung thêm vitamin C và khuẩn axit lactic. Theo cách này ăn cá muối khô tương đối an toàn.
Cá muối khô
2. Thịt nướng, chiên rán
Bất kể mùa hè hay mùa đông, món thịt nướng luôn là lựa chọn của rất nhiều người. Bất luận là thịt mỡ, thịt nạc, thịt bò, hay thịt cá… chỉ cần là thịt đem nướng, chiên rán, hun khói cũng đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Khi nướng thịt nạc trên lửa ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra các amin dị vòng. Thịt mỡ sẽ sản sinh ra hydrocarbons thơm đa vòng, benzopyrene…
Chất gây ung thư benzopyrene có thể thông qua thực phẩm đi vào đường tiêu hóa, cũng có thể thông qua khói đi vào đường hô hấp. Thịt nướng trên lửa càng lâu, dẫn đến các chất ung thư càng nhiều. Các chất này tích lũy trong cơ thể, dần dần sẽ gây ra ung thư dạ dày, ung thư ruột… Nếu thực sự muốn ăn thịt nướng nên bọc thịt trong giấy bạc, có thể làm chậm quá trình phân hủy chất béo và không tạo ra quá nhiều khói có chứa chất benzopyrene, cố gắng ăn ít thịt và ăn kèm nhiều rau, lựa chọn các nguyên liệu tươi, ít béo.
Video đang HOT
Thịt nướng
Bằng mắt thường khi nhìn thấy các loại thực phẩm bị mốc, tất nhiên mọi người sẽ không ăn. Tuy nhiên khi đậu phộng, ngô, quả hạch đã bị nấm mốc, bề mặt bên ngoài rất khó nhìn thấy hoặc một số doanh nghiệp xấu đã dùng đậu phộng đã bị mốc trộn lẫn để sản xuất dầu, hoặc bơ, nhưng thực phẩm này rất khó phát hiện. Một khi không cẩn thận ăn phải thực phẩm bị mốc, có thể sẽ bị nhiễm aflatoxin, một chất gây ung thư rõ ràng. Độc tính của aflatoxin gấp 68 lần so với asen và 10 lần so với kali xyanua.
Khi ăn phải aflatoxin sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan và thận. Do đó, cảnh báo mọi người nên chú ý, thấy thực phẩm có dấu hiệu mới bị mốc hoặc có mùi khác lạ thì cần vứt bỏ ngay lập tức, không may ăn phải các loại hạt bị đắng cần phải nhổ bỏ và súc miệng kịp thời. Lưu ý khi mua thực phẩm nhất là đậu phộng, ngô, gạo,… nên mua với lượng ít vừa đủ ăn, tránh để quá lâu sẽ sản sinh nấm mốc.
Thực phẩm bị mốc
Những thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư?
Thực phẩm xấu làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng thực phẩm tốt có thể giúp chúng ta chống lại các tế bào ung thư.
Cà chua: Lycopene trong cà chua có tác dụng chống ung thư. Lycopene là một chất chống oxy hóa. Cà chua, dưa hấu và hạnh nhân đều chứa chất này, có thể loại bỏ các gốc tự do oxy gây ung thư trong cơ thể. Nếu hàm lượng lycopene trong máu người quá thấp, nó sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư tuyến tụy.
Cà chua là một trong những thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư
Tảo bẹ: Tảo bẹ rất giàu iốt và có thể ngăn ngừa bệnh “bướu cổ”. Tảo bẹ có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn sản sinh chất gây ung thư trong ruột, và chất xơ có trong đó cũng có thể thúc đẩy việc loại bỏ axit mật và cholesterol, chiết xuất tảo bẹ có tác dụng ức chế trực tiếp các tế bào ung thư khác nhau.
Khoai lang: Khoai lang rất giàu tinh bột, carotene và hơn 10 nguyên tố vi lượng như kali và sắt. Khoai lang có thể bảo vệ sự toàn vẹn cấu trúc của các tế bào biểu mô của con người, ức chế hoạt động của virus, ngăn chặn sự sản sinh các chất gây ung thư trong đường tiêu hóa, loại bỏ các tác động độc hại do thủy ngân, cadmium, asen trong thực phẩm hoặc môi trường, đồng thời ngăn chặn quá trình gây ung thư của kim loại độc hại.
Hà Vũ
Theo aboluowang.com/vietnamnet
Chúng ta có thể đang sống chung với chất độc gấp 68 lần so với asen trong chính căn bếp của mình mà không hề hay biết
Ngày nay, ung thư là căn bệnh vô cùng phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kể ai. Nguyên nhân có thể đến từ chất độc đang ẩn náu trong căn bếp này.
Là một chất rất độc dễ bị bị hấp thụ khi hít thở hoặc ăn uống hằng ngày, asen từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều người, Chúng ta thường cố gắng tránh xa chất độc này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta lại đang sống chung với một loại chất độc khác, độc gấp 68 lần asen mà không hề hay biết.
Đó là chất aflatoxin, một hợp chất dẫn xuất của dihydrofurvitymarin. Các nghiên cứu khoa học cho thấy nó độc hại với cơ thể con người gấp 68 lần so với asen. Chỉ cần hấp thụ 1mg chất độc này, bạn chắc chắn sẽ bị ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Hấp thụ với lượng aflatoxin ở mức 20mg, con người có thể chết một cách tức tưởi.
Chất này tồn tại xung quanh chúng ta trong cuộc sống mà ta không hề hay biết. Vì là một chất hòa tan trong chất béo, không tan trong nước ở nhiệt độ dưới 280 độ C, do đó, xử lý bằng chất rửa tẩy hoặc nấu nướng ở gia đình sẽ không thể loại bỏ aflatoxin
Aflatoxin ẩn náu ở đâu trong căn bếp?
1. Tủ lạnh lâu ngày không được làm sạch
Tủ lạnh là thiết bị điện tử thiết yếu trong mọi hộ gia đình, nó có thể được sử dụng để cất trữ rau, củ, quả, trái cây, thịt cá... Nhiều gia đình có thói quen đặt tất cả mọi thứ vào tủ lạnh để bảo quản.
Tuy nhiên, dù được giữ ở nhiệt độ thấp để ngăn ngừa sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn nhưng mỗi loại thực phẩm vẫn có hạn sử dụng và bảo quản nhất định. Khi thực phẩm bị mốc, hỏng bên trong tủ lạnh, nó sẽ sinh ra aflatoxin và các vi khuẩn khác tồn tại trong tủ lạnh. Việc lâu không làm sạch tủ lạnh sẽ vô tình khiến cho các thực phẩm tươi mới sẽ nhiễm phải aflatoxin và vi khuẩn, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
2. Thớt mốc
Thớt là dụng cụ không thể thiếu trong nhà bếp nhưng nếu thớt sau khi được sử dụng nhưng không được làm sạch đúng cách hoặc bảo quản ở nơi không thích hợp có thể khiến thớt bị ẩm ướt, bẩn và dễ dàng hình thành mốc, tạo ra aflatoxin.
3. Gạo, lạc, ngô hư hỏng
Nhiều người dự trữ lạc, ngô, cao lương... nhưng lại lựa chọn vị trí dự trữ không phù hợp tại những nơi ẩm ướt, bí khí có thể dễ dàng gây nấm mốc, tạo ra một lượng lớn aflatoxin. Trong trường hợp loại thực phẩm đó chỉ bị hư hỏng một góc nhỏ, bạn cũng không nên cắt bỏ phần hư hỏng và sử dụng phần còn lại.
Thực tế, aflatoxin có khả năng lan rộng trong toàn bộ thực phẩm, phần bị hư hỏng chỉ là biểu hiện cụ thể ra bên ngoài.
Làm thế nào để ngăn ngừa aflatoxin?
Nếu bạn muốn ngăn ngừa aflatoxin, bạn cần:
- Mua lượng đủ dùng ngũ cốc tươi, đừng mua số lượng lớn cùng một lúc và dự trữ trong một thời gian dài để tránh nấm mốc. Hãy vứt bỏ trái cây và rau quả bị mốc, đừng cắt bỏ phần bị hỏng và tiếp tục ăn.
- Thường xuyên lau dọn vệ sinh cho tủ lạnh.
- Vệ sinh và bảo quản thớt và các dụng cụ nhà bếp một cách cẩn thận.
Nguồn: QQ và Healthline/Helino
Có thể nắm chắc 'bản án' ung thư nếu nghiện thứ này Trong thuốc lá điện tử có thể chứa formaldehyde, benzene, nitrosamines (chất gây ung thư), acetaldehyde, các chất gây ung thư khác. Thuốc lá điện tử là gì Một số thuốc lá điện tử có hình dáng giống với thuốc lá truyền thống, xì gà hoặc ống điếu, một số khác trông giống như cây bút hoặc USB hoặc có thiết kế hoàn...