3 loại nước uống giúp giải độc gan
Gan là một trong những cơ quan tiêu hóa có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Để duy trì và giúp lá gan khỏe mạnh hơn, chúng ta có thể sử dụng một số thảo mộc dùng để giải độc gan.
1. Nhân trần hỗ trợ giải độc gan
Nhân trần có tên khoa học là Herba Adennosmatis caerulei, thuộc họ Hoa mõm sói.
Nhân trần thuộc nhóm thanh nhiệt táo thấp, dùng để chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt gây ra.
Tính, vị: Vị đắng, tính hơi lạnh. Quy kinh bàng quang, đởm.
Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp, là vị thuốc đặc hiệu chữa các chứng hoàng đản nhiễm trùng, vàng da, viêm gan…
Nhân trần vị thuốc giúp giải độc gan.
Ứng dụng lâm sàng: Người thường xuyên uống bia rượu, có thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh… khiến chức năng gan suy giảm. Mắc một số bệnh lý gan cấp tính như: Viêm gan cấp, viêm gan virus… Hay một số bệnh lý tiêu hóa khác như: Viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, lỵ amip…
Cách dùng: Dùng 20g nhân trần khô, hãm với khoảng 1-1,2 lít nước sôi trong bình kín khoảng 15 phút. Dùng hàng ngày thay nước lọc.
2. Bồ bồ
Bồ bồ có tên khoa học là Adenosma indianum (Lorr.) Merr, thuộc họ Hoa mõm sói Scrophulariaceae. Bồ bồ còn có một số tên gọi khác như chè cát, chè nội.
Tính, vị: Vị cay hơi đắng, tính ôn nhẹ. Qui kinh bàng quang, đởm.
Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp, đặc biệt là với bệnh viêm gan hoàng đản (tác dụng giống như cây nhân trần nhưng có hiệu quả kém hơn nhân trần, nhân trần có tác dụng chống oxy hóa tốt hơn).
Bồ bồ hỗ trợ giải độc gan.
Ứng dụng lâm sàng: Hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Người mắc bệnh viêm gan vàng da, ăn uống kém. Tiêu hóa kém, viêm đường ruột… Hỗ trợ kích thích ăn ngon, thèm ăn….
Cách dùng: Dùng 15 – 30g bồ bồ sắc với 1,5 – 2 lít nước, dùng nước uống thay nước lọc.
3. Atiso
Video đang HOT
Atiso có tên khoa học là Cynara scolymus, thuộc họ nhà cúc.
Tính, vị: Vị hơi chua, tính mát, có mùi thơm nhẹ. Qui kinh đại trường và kinh can.
Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp, lợi mật, lợi tiểu, nhuận tràng…
Ứng dụng lâm sàng: Hỗ trợ làm mát gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Giảm mỡ máu, chống rối loạn lipid máu, phòng xơ vữa động mạch. Điều hòa huyết áp, giảm đường huyết… Có thể dùng để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2.
Hoa atiso hỗ trợ giải độc gan.
Cách dùng: Dùng 1-2 bông hoa atiso đun với 2,5-3 lít nước đun lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày. Hoa atiso thường lâu chín, vì vậy chúng ta có thể dùng nồi áp suất đun trong 1,5 – 2 giờ, kiểm tra thấy hoa atiso đã chín nhừ, thử nước atiso có vị ngọt nhẹ hơi chua.
Không nên sử dụng hoa atiso cho phụ nữ đang mang thai.
4. Lưu ý khi sử dụng các thảo dược giải độc gan
Chống chỉ định với người thể trạng suy kiệt, thiếu tân dịch, bì phu da dẻ bong khô; một số bệnh lý ở dạ dày, ăn không ngon, đi ngoài…
Để tăng hiệu quả thải độc gan có thể dùng thêm một số vị thuốc khác như chi tử, chi mẫu, huyền sâm… tuy nhiên cần cẩn thận trước khi sử dụng. Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc người có chuyên môn thăm khám, chẩn đoán, tư vấn, bốc thuốc.
5. Các phương pháp không dùng thuốc giúp giải độc gan Có chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh ăn quá nhiều chất béo, đường, rượu. Cần ưu tiên các sản phẩm tự nhiên, chưa qua chế biến và hạn chế sử dụng các sản phẩm chế biến công nghiệp… Đồng thời nên tránh thêm đường trong ăn uống. Lựa chọn những loại trái cây có hàm lượng đường thấp.
Ăn nhiều rau củ, trái cây vì chúng có hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa cao.
Uống đủ nước: Nên uống ít nhất 1,5 lít mỗi ngày. Một số trà thảo dược rất hữu ích trong việc loại bỏ chất độc trong gan như trà từ lá bồ công anh khô, hạt cây kế sữa, thân cây anh đào…
Hoạt động thể chất thường xuyên: Tập thể dục thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng tiết mồ hôi – tất cả các yếu tố thúc đẩy giải phóng độc tố.
Tập thể dục thường xuyên là chìa khóa cho một lá gan khỏe mạnh. Tập thể dục làm giảm căng thẳng cho gan, tăng mức năng lượng và giúp ngăn ngừa béo phì – yếu tố nguy cơ mắc bệnh gan.
6. Phòng ngừa nhiễm độc gan
Không thức khuya
Không ăn đồ chiên rán, bổ béo nhiều, nhiều đường, thực phẩm công nghiệp, đồ chế biến sẵn…
Không uống rượu bia…
Không lạm dụng thuốc, nhất là các loại thuốc giảm đau, thuốc có chứa paracetamol…
Loại hoa tốt cho gan, thận và quét sạch mỡ máu, bán rẻ ở chợ Việt nhưng nhiều người chưa biết ăn
Hoa atisô đỏ không chỉ là nguyên liệu của những món ăn ngon mà còn là vị thuốc 'đại bổ'.
Sử dụng atisô đúng cách có tác dụng lợi gan, mật và quét sạch mỡ máu...
Atiso đỏ hay còn được gọi là bụp giấm, được phân bố phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và cả ở Việt Nam. Hiện nay, atisô được sử dụng rất nhiều dạng như dùng tươi, khô, làm trà, làm mứt, nấu cao và dùng trong nhiều bài thuốc đông y.
Atiso đỏ hay còn được gọi là bụp giấm. Ảnh minh họa
Theo đông y, atisô có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ gan, thận, mát gan, lợi mật, lọc máu, lợi tiểu. Atisô thường dùng chữa chứng bệnh vàng da, sỏi mật, nhiễm độc, thấp khớp, thống phong, phù thũng, đái tháo đường, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh...
Theo nghiên cứu, hoa atisô tươi có 81% nước, 3,15% protein, 0,30% lipid, 15,50% glucid, ngoài ra còn có mangan, phosphor, sắt, và vitamin A, B, C, cung cấp 50-75 calo... Với những thành phần trên, atisô có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
5 lý do nên dùng atisô đỏ để bảo vệ sức khỏe
Lợi cho gan
Hoa atiso đỏ hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, giúp lợi tiểu tự nhiên, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích hữu ích đối với gan. Người cao tuổi nên dùng hoa atiso nhuận tràng rất tốt vì nó không gây ra tiêu chảy mà cũng không gây tác dụng phụ.
Ảnh minh họa
Giúp làm đẹp làn da
Hoa atiso đỏ giúp da mịn màng và tươi sáng hơn nhờ tác dụng thải độc tố, giải nhiệt, làm mát gan, chống khô ráp da và ít mụn hơn.
Giúp giảm huyết áp
Trà atiso đỏ được xem là thảo dược mà nhiều tổ chức y tế thế giới công nhận về hỗ trợ giảm huyết áp. Tác dụng giảm huyết áp hiệu quả một cách an toàn và tự nhiên của trà đã khiến nhiều người bị huyết áp cao yên tâm khi sử dụng.
Hỗ trợ giảm cân
Trong trà atiso đỏ có chứa chất ức chế enzyme giúp sản xuất amylase. Đây là một enzyme giúp phân hủy tinh bột đường, tránh tích tụ calo thừa trong cơ thể. Ngoài ra, nếu không cho đường thì đây là một thứ đồ uống chứa rất ít calo. Hơn nữa, tác dụng lợi tiểu của trà atiso đỏ cũng làm giảm lượng nước trong cơ thể, giúp bạn có vóc dáng thon gọn hơn.
Giúp giảm mỡ trong máu
Ngoài tác dụng hạ huyết áp, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trà atiso đỏ có thể giúp giảm mức mỡ trong máu - một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy thảo dược này sẽ giúp giảm các mức LDL cholesterol xấu đi khỏi cơ thể, qua đó giúp bảo vệ chống lại các bệnh về tim và bảo vệ mạch máu khỏi bị tổn thương.
5 điều cần tránh khi sử dụng atisô đỏ
Trong quá trình sử dụng cây atiso để điều trị các bệnh, cần lưu ý một số điểm sau:
Ảnh minh họa
- Không nên lạm dụng cây atiso, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: gây hại chức năng gan, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi,...
- Cây atiso có những lớp lông tơ nhỏ, nếu tiếp xúc quá nhiều có thể gây da kích ứng da, ngứa, nổi mẩn đỏ.
- Người bị tắc ống mật, bị sỏi mật không được sử dụng cây atiso.
- Các đối tượng đang sử dụng muối sắt cũng không nên dùng cay atiso, bởi atiso có thể ngăn chặn sự hấp thụ muối sắt ấy.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
4 món ăn bài thuốc từ atisô đỏ
Ảnh minh họa
Giúp giảm cholesterol trong máu: Sử dụng 40 gram thân cây atiso, 40 gram rễ, 20 gram cụm hoa đem phơi khô và tán nhỏ. Pha 2 gram/ lần với nước sôi và sử dụng thay thế nước trà.
Chữa bệnh tiểu đường: 50 gram hoa atiso, 100 gram khoai tây, 50 gram cà rốt, 150 gram xương sườn lợn và gia vị vừa đủ. Sau khi làm sạch và sắc nhỏ các nguyên liệu, hầm xương sườn lợn chín tới rồi bỏ các nguyên liệu còn lại vào, nêm nếm cho đủ dùng. Sử dụng mỗi ngày 1 lần và sử dụng liên tục từ 5 - 10 ngày.
Giải độc gan, tăng cường chức năng gan: 50 gram hoa atiso, 100 gram gan lợn và gia vị vừa đủ. Nấu atiso với gan lợn như những món canh khác và sử dụng mỗi ngày 1 - 2 lần, và sử dụng liên tục trong vòng 5 - 10 ngày để đem lại hiệu quả nhanh.
Chữa tiêu khát: Hoa atisô 50g, ý dĩ 50g, lách lợn 150g, gia vị vừa đủ. Hoa atisô, ý dĩ, giã nhỏ, lá lách lợn rửa sạch, thái miếng, cho tất cả vào bát to, nêm gia vị vào trộn đều, đem hấp cách thủy. Ăn ngày 1 lần.
5 cách giúp gan khỏe mạnh Gan là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, thực hiện nhiều chức năng thiết yếu cho sự sống. Trong những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh gan ở nước ta ngày càng gia tăng. Hãy thực hiện 5 cách dưới đây để giúp lá gan khỏe mạnh. Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý Sau mỗi bữa ăn,...