3 loại bánh bình dị của người miền Trung
Bánh rò, bánh ít lá gai hay bánh phu thê là 3 loại bánh bình dị nhưng rất nổi tiếng của người dân miền Trung.
Bánh rò
Bánh rò là một đặc sản của người xứ Quảng, là thành phần không thể thiếu trong các ngày lễ Tết hay giỗ chạp. Thành phần chính của bánh là nếp và đậu xanh, cách gói bánh cũng tương tự như cách gói bánh chưng nên bánh rò còn được xem như là một bản sao của món bánh chưng nổi tiếng.
Bánh được gói thành hình tháp với mặt trên nhỏ hơn mặt dưới, mô phỏng theo hình những chiếc tháp của người Champa.
Nếp được vo thật sạch và đem ngâm. Sau khoảng 10 giờ, vớt ra để ráo nước chuẩn bị cho việc gói bánh. Trộn vào nếp một ít dầu phộng, muối để chiếc bánh sau khi nấu được đậm đà. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, ngâm mềm, đãi thật sạch vỏ, nấu chín. Giã nhuyễn đậu với các gia vị như muối, tỏi, hành, tiêu để phần nhân thơm ngon. Bánh rò được gói bằng lá chuối, khoảng hai, ba lớp lá chuối được xếp chồng lên nhau, múc một chén nếp rải lên trên, sau đó là một lớp nhân đậu và trên cùng là một lớp nếp và gói lại.
Hạt nếp chín dẻo thơm hương lá chuối rất ngon miệng.
Sau khi gói xong, bánh được buộc bằng các sợi lạt. Chiếc bánh được buộc không quá chặt vì như vậy hạt nếp sẽ không thể nở dẫn đến chiếc bánh không chín đều, ngược lại nếu buộc lỏng quá, khi nấu nước sẽ vào bên trong làm hỏng bánh. Cột bánh thành từng cặp, cho vào nồi và nấu như bánh chưng. Trong suốt quá trình nấu, luôn phải canh đều lửa và châm nước thường xuyên để giữ chiếc bánh được ngập trong nước. Bánh sẽ chín sau khoảng 6 giờ nấu, vớt ra, để ráo nước và thưởng thức.
Bánh ít lá gai
Bánh ít lá gai là loại bánh đặc sản của người dân Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung, không thể thiếu trong các dịp lễ Tết hay cưới, hỏi… Làm bánh ít lá gai không khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người làm bánh. Nguyên liệu chín là nếp, vo thật sạch, ngâm trong nước vài giờ cho hạt gạo nếp mềm, vớt ra và đem đi xay. Để khô bột bằng cách cho bột nếp vào trong một chiếc túi vải, buộc chặt lại dùng một phiến đá nhỏ đè lên bên trên để nước trong thoát ra ngoài, chỉ còn lại phần bột nếp.
Video đang HOT
Lá gai là loài cây nhỏ, có lá mọc so le, lá có lớp lông nhỏ bao phủ xung quanh, bên trên có màu xanh, bên dưới có màu hơi trắng, mép lá hình răng cưa.
Thành phần làm nên đặc trưng của bánh là lá gai. Lá gai sau khi hái về, ngắt bỏ cuống, rửa sạch, cho vào luộc chín, vớt ra, để ráo. Cho vào cối giã nát, vắt lấy nước và trộn với bột nếp. Bánh ít lá gai thường có hai loại nhân là nhân đậu xanh và nhân dừa. Đậu xanh ngâm qua đêm cho nở, nấu chín và tán nhuyễn với đường cát. Nếu là nhân dừa thì chọn loại cùi dừa già, bào ra thành từng sợi nhỏ, bò vào chảo xào chung với đường cho chín tới.
Vỏ bánh có lớp màu đen rất đặc trưng.
Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả nguyên liệu thì bắt đầu gói bánh, ngắt một ít bột nếp, vo tròn lại, ép mỏng ra, cho lên bề mặt một ít nhân dừa hoặc đậu xanh, ép phần vỏ bánh lại cho khít, vo tròn lại, thoa một ít dầu lên lá chuối, gói bánh lại và đem đi hấp.
Bánh phu thê
Bánh phu thê hay gọi là bánh su sê, với ý nghĩa bánh vợ chồng xuất hiện trong đám cưới của người Huế. Thành phần chính của bánh là nhân và bột lọc. Nhân bánh được làm từ đậu xanh và dừa. Đậu xanh ngâm cho mềm, đãi sạch vỏ rồi hấp chín. Tán nhuyễn, cho đường vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc quánh lại không dính tay là được.
Bánh phu thê được gói trong những khuôn bằng lá dừa rât đẹp mắt.
Dừa được nạo thành sợi, trụng qua nước sôi đã nấu với chút muối. Làm như thế sợi dừa sẽ dai hơn và bánh sẽ giữ được lâu hơn. Công đoạn quan trọng nhất là cháo bột hay nấu bột. Bột được hòa với nước theo một tỷ lệ nhất định, cho đường vào, khuấy tan đường. Kế tiếp cho dừa đã trụng sơ qua vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi bột sánh lại, ở dạng nửa sống nửa chín, có thể chảy thành dòng chứ không đặc là được.
Từng sợi nhân dừa máu trắng ẩn hiện dưới lớp bột trong rất đẹp mắt.
Đổ một lớp mỏng bột đã nấu với dừa vào khuôn, kế đến cho nhân đậu xanh vào rồi đổ tiếp một lớp bột nữa và đem hấp chín. Khi hấp bánh phải canh sao cho bột không chín quá vì sẽ làm mất đi độ dai của bột nhưng cũng không được để bột bị sống. Nấu cho đến khi thấy bột trong vắt, nổi lên màu vàng óng của phần nhân ở giữa là được. Bánh sau khi hấp chín, lấy ra để nguội, rồi lấy nắp khuôn đậy lên trên.
Huấn Phan
Theo VNE
Bánh phu thê trong lễ cưới ở đất Cố đô
Vị thơm ngọt của đậu xanh, dai giòn bột lọc, sần sật, beo béo của dừa giúp bánh phu thê mang hương vị đặc trưng riêng xứ Huế.
Bánh phu thê hay gọi là bánh su sê, với ý nghĩa bánh vợ chồng xuất hiện trong đám cưới của người Huế. Khác với bánh phu thê ở miền Bắc hay miền Nam thường có hình tròn dẹt gói trong giấy kính màu vàng đỏ, bánh phu thê Huế được gói trong những chiếc hộp vuông bẻ từ lá dừa trông rất đẹp mắt.
Những chiếc bánh phu thê được gói trong chiếc khuôn bằng lá dừa trông rất đẹp mắt.
Làm bánh phu thê không khó nhưng nhiều công đoạn và thời gian. Thành phần chính của bánh là nhân bánh và bột lọc. Nhân bánh được làm từ đậu xanh và dừa. Đậu xanh sau khi mua về ngâm trong nước cho mềm, đãi sạch vỏ rồi hấp chín. Sau khi nấu chín, để nguội và tán nhuyễn, cho đường vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc quánh lại không dính tay là được. Để tăng hương vị thơm ngon, có thể thêm vào một chút nước hoa bưởi.
Một nguyên liệu nữa cũng không thể thiếu của chiếc bánh phu thê chính là dừa. Dừa được nạo thành sợi, trụng qua nước sôi đã nấu với chút muối. Làm như thế sợi dừa sẽ dai hơn và bánh sẽ giữ được lâu hơn.
Đậu xanh được nấu chín và đồ nhuyễn với đường cát.
Công đoạn quan trọng nhất là cháo bột hay nấu bột. Bột được hòa với nước theo một tỉ lệ nhất định, cho đường vào, khuấy tan đường. Kế tiếp cho dừa đã trụng sơ qua vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi bột sánh lại, ở dạng nửa sống nửa chín, có thể chảy thành dòng chứ không đặc là được.
Bánh phu thê hấp dẫn người ăn không chỉ vì sự ngon miệng và còn đẹp mắt nhờ vào những chiếc khuôn bánh vuông vức làm từ lá dừa tươi. Đầu tiên, ta đổ một lớp mỏng bột đã nấu với dừa vào khuôn, kế đến cho nhân đậu xanh vào rồi đổ tiếp một lớp bột nữa và đem hấp chín.
Bánh cho vào khuôn và đem hấp chín, khi ăn dai dai và có hương vị thơm ngon.
Khi hấp bánh phải canh sao cho bột không chín quá vì sẽ làm mất đi độ dai của bột nhưng cũng không được để bột bị sống. Nấu cho đến khi thấy bột trong vắt, nổi lên màu vàng óng của phần nhân ở giữa là được. Bánh sau khi hấp chín, lấy ra để nguội, rồi lấy nắp khuôn đậy lên trên.
Bánh phu thê Huế khi ăn có vị dai dai của bột, sần sật của dừa, ngon ngọt của nhân đậu, thơm của nước hoa bưởi và lá dừa. Ngày nay, có nhiều loại bánh thay thế nhưng bánh phu thê Huế vẫn được nhiều người ưa chuộng. Đây là loại bánh không thể thiếu trên mâm cỗ của người Huế trong các ngày lễ tết hay cưới xin.
Bài và ảnh: Mai Ka
Theo VNE
Ăn bánh quê để nhớ nguồn cội Những chiếc bánh lá gai, miếng bánh khoai môn, ống bỏng gạo trắng trên chiếc thúng tre, bỗng một ngày bắt gặp ngang qua phố cũng đủ thức dậy trong ta cả một trời kỷ niệm ngọt ngào thương nhớ... Ngọt ngào là bánh lá gai Ngày tôi còn bé, gia đình không mấy khá giả, quà vặt với trẻ con là một......