3 lí do khiến Vị Khách VIP ngày càng ăn khách: Bóc phốt “tiểu tam” sao đã bằng bóc mẽ nhà giàu?
Không chỉ thu hút người xem bởi câu chuyện ngoại tình đầy hấp dẫn, VIP (Vị Khách VIP) còn sở hữu 3 yếu tố giúp nội dung bộ phim thêm phần kịch tính.
Ngay từ những tập đầu tiên lên sóng, VIP ( Vị Khách VIP) đã đạt thành tích rating dẫn đầu khung giờ cùng với phản hồi tích cực từ khán giả. Không chỉ xoay quanh câu chuyện bóc phốt “tiểu tam” vốn là thể loại hot suốt thời gian gần đây trong điện ảnh Hàn Quốc, VIP còn được đánh giá có chiều sâu nội dung khi phản ánh 3 yếu tố sau đây:
1. Chuyện giới nhà giàu lắm tiền nhiều tật
Những câu chuyện về giới tài phiệt với những thói ăn sài và cuộc sống sa hoa luôn được quan tâm bởi khán giả Hàn Quốc. Thế nhưng đến với VIP, cuộc sống của những người giàu xứ Kim Chi lại được khai thác bằng một góc nhìn khác, góc nhìn của những người phục vụ họ.
Tổ chức cả một show diễn vì khách hàng muốn mua một chiếc váy.
Đưa hẳn giày cao gót cao cấp để phục vụ vợ tổng thống đang trong tù.
Ngay từ đầu phim, biệt đội VIP đã có màn ra mắt ấn tượng với show diễn được chuẩn bị công phu từ ánh sáng, người mẫu, âm nhạc, trang phục chỉ để dành riêng cho một khách hàng cao cấp. Hay vợ của tổng thống vô tù rồi vẫn yêu cầu có cho bằng được đôi cao gót đặc biệt, phải nhập về từ tận nước ngoài.
Người phụ nữ chật vật để trông mình có vẻ giàu có.
Dù nợ nần chồng chất vẫn cố làm “yêu nữ hàng hiệu”.
VIP còn phản ánh những con người không giàu nhưng muốn làm sang. Như người phụ nữ trong dòng “đại gia mới nổi” không biết cách tiêu tiền, để rồi dù có mặc đồ gì trên người, đắt đỏ ra sao cũng thấy bản thân bần hèn. Hay cô nàng Cha Ye Rin (Yubin) nợ chồng nợ chất, vẫn cố vay tiếp để tổ chức show khui đồ hàng hiệu nhận về bao nhiêu gạch đá.
2. “Cung đấu” căng thẳng chốn văn phòng
Chuyện đấu đá nhau ở chốn văn phòng vốn chẳng còn xa lạ trong cuộc sống nói chung và địa hạt phim ảnh nói riêng. Từ những câu chuyện truyền miệng, những màn đá xéo nhau không nể nang gì, nhân viên thì luôn phải trang hoàng, chăm chút cho bản thân bằng những bộ đồ đẹp nhất dù không đủ tiền để khẳng định đẳng cấp hay thậm chí mua chuộc, lấy lòng sếp nhằm tìm cơ hội thăng tiến.
Trang hoàng bản thân để được xem trọng.
Và mua chuộc sếp để được thăng tiến.
Hội chị em đấu đá nhau chốn công sở đã vô cùng hấp dẫn, nay VIP còn tăng thêm gia vị bởi sự xuất hiện của người thứ ba vẫn đang còn ẩn danh cùng những món hời mà công việc đặc thù của họ mang lại khiến cho khán giả càng thêm hồi hộp đón chờ từng tập phim.
Video đang HOT
Những người đồng nghiệp có thể trở thành kẻ thù bất cứ lúc nào.
3. Nữ quyền – những người phụ nữ chật vật cân bằng công việc và gia đình
Xoáy sâu vào câu chuyện của những người phụ nữ hiện đại phải xoay sở để cân bằng giữa công việc và gia đình đẻ rồi dường như những cố gắng của họ đều không đạt được thành quả như mong muốn.
Chuyện tình tưởng sẽ mãi mãi đẹp đẽ.
Lại trở nên tuyệt vọng khi người chồng ngoại tình.
Nếu như Jang Na Ra dù luôn cố gắng hâm nóng cuộc hôn nhân tưởng như hạnh phúc của mình để rồi bẽ bàng khi nhận ra chồng của mình ngoại tình thì Song Mi Na (Kwak Sun Young) vật lộn vì không thể thăng tiến trong công việc trong khi phải chăm sóc cho hai người con nhỏ và một ông chồng vô tư của mình. Câu chuyện của những nhân vật trong phim khiến cho khán giả, đặc biệt là những khán giả nữ vừa đồng cảm, vừa chua xót với họ.
Theo trí thức trẻ
5 thực tế nghiệt ngã "khi hai ta về một nhà" trên phim Hàn: Cái tát đau điếng cho hội chị em mơ mộng về hôn nhân
Nếu bạn còn mong đang mơ mộng về cuộc sống hạnh phúc khi được "theo chàng về dinh" thì hãy mau điểm qua 5 phim Hàn sau để nhanh chóng trở về với thực tại đi nhé!
Đã không còn cái thời kết hôn là "happy ending" của những bộ phim tình cảm lãng mạn Hàn Quốc nữa. Giờ đây, chỉ cần xem "sương sương" vài phim là hội chị em đã choáng váng vì những câu chuyện đằng sau hai chữ "kết hôn" nghiệt ngã và phức tạp đến nhường nào.
1. Mẹ chồng - nàng dâu: Chuyện chưa bao giờ là cũ!
Mô típ mẹ chồng - nàng dâu chưa bao giờ là hết hot đối với các nhà làm phim Hàn Quốc. Những bà mẹ chồng được xây dựng với tình cách khó chịu, ngang ngược hay thậm chí là ác độc đã trở thành nỗi ám ảnh không chỉ với những nàng dâu trong phim mà còn là với bao cô gái khác.
Người mẹ chồng xem con mình là nhất, con dâu là bét là cơn ác mộng của mọi cô gái.
Có những người mẹ vì xem con mình là nhất mà vô tình chèn ép người con dâu. Như người mẹ trong Kim Ji Young, 1982 vì muốn con trai được yêu thương, sống thoải mái mà đè nặng áp lực lên vợ anh chàng, khiến cô không dám về nhà vào đêm giao thừa vì phải phục vụ bên nhà trai hay phải từ bỏ công việc ở nhà chăm sóc con để chồng an tâm đi làm.
Mẹ của hai chàng thiếu gia Goo Jun Pyo và Joo Won là những "ác mộng" mẹ chồng huyền thoại.
Cũng có những bà mẹ độc ác hơn, sẵn sàng vùi dập người con dâu vì cảm thấy họ không xứng đáng với cuộc hôn nhân. Điển hình như huyền thoại người mẹ của anh chàng Goo Jun Pyo (Lee Min Ho) trong Boys Over Flowers (Vườn Sao Băng) hay mẹ anh chàng Joo Won (Hyun Bin) trong Secret Garden (Khu Vườn Bí Mật). Thậm chí mẹ chồng của cô nàng Sa Geum Ra (Han Ye Seul) trong Birth Of A Beauty (Mỹ Nữ Tái Sinh) không chỉ miệt thị con dâu mà còn tạo điều kiện để con trai mình ngoại tình.
2. Hôn nhân sắp đặt và cái kết không phải lúc nào cũng đẹp
Điện ảnh Hàn không thiếu các cặp đôi đến với nhau vì sắp đặt vì cha mẹ cảm thấy môn đăng hậu đối hay giúp đảm bảo lợi ích gia đình. Những cặp đôi này sau đó thường không đạt được cái kết tốt đẹp.
Con trai cả tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc cưới con gái bộ trưởng, đúng là đám cưới kiểu mẫu của một gia đình đức hạnh!
Song Hye Kyo chật vật với cuộc hôn nhân chính trị không hạnh phúc.
Cậu con trai cả của Graceful Family (Gia Đình Đức Hạnh) vì lợi ích gia tộc mà cưới con gái của bộ trưởng, sau đó cả hai đóng màn kịch vợ chồng kiểu mẫu trong khi mỗi người đều có nhân tình riêng hay đám cưới chính trị đã giày vò Song Hye Kyo trong Encounter (Gặp Gỡ) đều là những chuyện tình có kết thúc buồn do cả hai bên không đến bên nhau vì tình yêu.
3. Bạo lực gia đình - ác mộng của mọi người vợ
Hẳn chẳng có cô gái nào muốn mình gặp phải một người chồng vũ phu. Thế nhưng đây lại là một chuyện vô cùng may rủi, bởi có những người đàn ông lúc gặp thì đỉnh đạc, tử tế biết bao nhiêu nhưng khi về một nhà, họ mới để lộ bộ mặt thật của mình. Chỉ nhìn từ bên ngoài, chúng ta không biết được rằng người chồng giáo sư nổi tiếng của Lee Mi Sook sẽ sẵn sàng trút giận lên vợ mình khi ông bực tức và cánh tay đằng sau chiếc áo dài tay là đôi tay đầy vết bầm.
Đằng sau vẻ ngoài hạnh phúc...
...là một người chồng luôn xem thường, đánh vợ.
Nhiều bộ phim khác cũng phản ánh tình trạng trạng bạo lực gia đình như người phụ nữ trong Live (Sống) với những cuộc gọi cầu cứu cảnh sát vì người chồng trở nên bạo lực mỗi khi say xỉn trở về hay người mẹ trong While You Were Sleeping (Khi nàng say giấc) chấp nhận nhẫn nhịn vì không muốn ảnh hưởng thanh danh con mình.
Người mẹ vì sợ chồng mình mà không dám tố cáo với pháp luật.
4. Ngoại tình - bi kịch mang tên người thứ 3
Dễ dàng có thể nhìn thấy, phim Hàn gần đây trở thành "đại hội ngoại tình" khi dường như bộ phim nào cũng ít nhiều để cập đến câu chuyện đi ăn ngoài luồng của những cặp vợ chồng lạnh nhạt sau một thời gian bên nhau hay vốn không yêu nhau.
Mới đầu còn ngọt ngào thế này.
Chẳng ai ngờ người chồng lại thay lòng đổi dạ.
Hay như Lee Yo Won, chồng ngoại tình lâu đến mức dắt con trai ngoài giá thú về nhà rồi mới biết.
Nhẹ nhàng thì là cặp đôi Jang Na Ra và Lee Sang Yoon trong VIP (Vị Khách VIP) do một lần "lỡ may" của người chồng mà hôn nhân vụn vỡ. Rộn ràng thì có cả chuỗi phim đánh ghen không thua gì nhau như Woman Of Dignity (Qúy Cô Ưu Tú) hay Avengers Social Club (Câu Lạc Bộ Báo Thù) với những màn dạy đời tiểu tam làm hả hê không biết bao chị em. Thế nhưng dù có trả thù hay không, ngoại tình luôn tạo nên một nỗi đau hằn trong tim người ở lại.
Những màn đánh ghen từng làm nức lòng chị em một thời.
5. Đau đầu "phân lịch" chăm sóc, dạy dỗ con cái
Kết hôn cũng đồng nghĩa với việc tự do của mỗi người cũng bị cắt giảm để nhường chỗ cho những mối quan tâm chung, một trong những mối quan tâm lớn nhất chính là nuôi dạy con cái. Khó có thể cân bằng công việc với gia đình, đặc biệt là khi con còn rất nhỏ bởi đây là thời điểm yêu cầu nhiều sự chăm sóc nhất từ cha mẹ. Kim Ji Young (Kim Ji Young, 1982) vì sinh con mà phải từ bỏ công việc yêu thích rồi rơi vào trầm cảm sau sinh hay Kwak Sun Young (Vị Khách VIP) lại lựa chọn con đường tạm thời rời bỏ gia đình để tập trung cho sự nghiệp.
Chăm sóc con vô cùng cực khổ.
Kwak Sun Young quyết định rời xa gia đình để phát triển sự nghiệp.
Một trong những mối lo khác đặc biệt trong xã hội Hàn Quốc chính là chu toàn việc học cho những đứa con của mình. Áp lực phải đưa con vào những trường đại học tốt nhất xuất hiện trong hầu hết các bộ phim gia đình Hàn Quốc như Reply 1988 (Lời Hồi Đáp 1988) hay SKY Castle (Lâu Đài Trên Không). Thế mới thấy kết hôn rồi làm cha làm mẹ căng thẳng và áp lực đến nhường nào.
SKY Castle là trận chiến để đưa những người con vô ngôi trường danh giá nhất Hàn Quốc.
Reply 1988 đã cho thấy rằng, đại học hay công việc không chỉ khiến các bạn trẻ áp lực mà cũng làm cho cha mẹ vô cùng lo lắng.
Theo trí thức trẻ
Loạt phim hot dính phốt bóc lột lao động, "Vị Khách VIP" của Jang Na Ra được khen hết lời vì giới hạn giờ làm cho nhân viên Trong những năm gần đây, không ít phim Hàn thành tích tốt nhưng đều vướng phốt bóc lột nhân viên, buộc họ làm việc quá nhiều giờ một tuần. Ở chiều ngược lại, một số ít phim, đơn cử là VIP của Jang Na Ra, là điển hình đáng khen của việc giới hạn hợp lý thời gian làm việc trên phim trường....