3 lần phim Trung bị tố đạo nhái trang phục Hàn: Tam Sinh Tam Thế của Dương Mịch xuất hiện Hanbok?
Không ít lần phim Trung gây tranh cãi vì có những phục trang, đạo cụ giống với đồ của Hàn Quốc.
1. Thành Hoá Thập Tứ Niên
Trong Thành Hoá Thập Tứ Niên do Thành Long chỉ đạo sản xuất, nhân vật chính đã trở thành tâm điểm khi được đội một chiếc mũ Wangjin gần giống với nón Gat và băng đô truyền thống của Hàn thời triều đại Joseon. Chính một bộ phận người xem Trung Quốc cũng nhận ra sự lạc quẻ này.
Wangjin trong Thành Hoá Thập Tứ Niên
Chiếc nón Gat trong văn hóa Hàn Quốc
Không ít nhà sử học Hàn đã vào cuộc trong trường hợp này nhưng vẫn khó có thể kết luận được Wangjin đó là bắt chước thật hay trong lịch sử Trung Quốc cũng có loại Wangjin tương tự như Gat của Hàn Quốc. Vì các bức vẽ từ thời nhà Tống cũng mô tả Wangjin có những điểm tương đồng khá giống như Gat.
2. Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa
Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa của Dương Mịch cũng từng khiến netizen Hàn phải đặt ra loạt câu hỏi rằng tại sao lại có sự xuất hiện của những phục trang giống với Hanbok. Điều đáng nói hơn cả là khi những trang phục này được dành cho dàn diễn viên sắm vai nô tì.
Phần áo của hội nô tì…
Có thiết kế giống với Hanbok Hàn
Trong khi diễn viên chính mặc trang phục hoặc đúng kiểu truyền thống Trung Quốc, hoặc được cách điệu cho phù hợp với không khí của phim huyền huyễn
3. Thiếu Chủ Đi Chậm Thôi
Tương tự bộ phim của Dương Mịch, Thiếu Chủ Đi Chậm Thôi cũng từng bị dân mạng Hàn Quốc chỉ trích vì sự xuất hiện của một số phục trang trông giống với Hanbok. Và dĩ nhiên, cũng là các diễn viên đảm nhận vai nô tì phải khoác lên mình những phục trang này. Trước vấn đề nhạy cảm này, cư dân mạng Hàn vô cùng phẫn nộ vì cảm thấy trang phục truyền thống của mình bị hạ bệ.
Lại là một thiết kế khá giống với Hanbok
Hội mỹ nhân tự tử vẫn đẹp nao lòng trên phim Trung: Tiểu Phong quá kinh điển, nàng số 4 cớ sao ăn chửi suốt bao năm?
Những mỹ nhân cổ trang như Tiểu Phong hay Tố Tố đều lựa chọn tự tử vì tình.
Tình yêu thời cổ có muôn vàn đau đớn và đắng cay, nhất là đối với các nữ nhân trẻ tuổi. Nhiều nữ chính phim cổ trang Hoa ngữ đã không có được cái kết đẹp cùng người mình yêu, thậm chí lựa chọn việc tự vẫn. Có người ra đi thảnh thơi, có người để lại nỗi ai oán không dứt. Vậy ai mới là mỹ nhân đẹp nhất, gây rung động lòng người nhất khi tự vẫn?
1. Tiểu Phong - Đông Cung
Ở tập cuối của Đông Cung, Tiểu Phong (Bành Tiểu Nhiễm) quyết rút cạn nước mắt khán giả khi quyết định tự vẫn. Lý Thừa Ngân (Trần Tinh Húc) vì muốn giành chiến thắng trong trận chiến với Đan Xi nên đã lừa gạt Tiểu Phong. Cuối cùng, chính tay Lý Thừa Ngân giết chết ông ngoại Tiểu Phong, khiến mẹ nàng tự sát rồi hại chết Cố Kiếm - sư phụ của Tiểu Phong. Nước mất, người thân cũng ra đi, Tiểu Phong tìm đến con đường tự sát, để lại Lý Thừa Ngân sống trong cô độc đến suốt đời.
2. Tố Tố (Bạch Thiến) - Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa
Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa từng mang đến một màn tự tử đầy ám ảnh của nữ chính Tố Tố (Dương Mịch). Trong phim, vì ấm ức sau khi bị Dạ Hoa (Triệu Hựu Đình) hiểu lầm, móc mắt Tố Tố đưa cho Tố Cẩm, Tố Tố đã nhảy đài Tru Tiên tự vẫn. Nàng lựa chọn ra đi để chứng minh sự trong sạch, cũng như kết thúc một cuộc tình đầy khổ đau và ai oán. Phân đoạn Dương Mịch nhắm mắt buông xuôi, nhảy xuống Tru Tiên Đài được xây dựng đẹp đến đau lòng. Ngay cả màu sắc trang phục đen - trắng của cặp chính cũng thể hiện rõ sự tương phản, trái ngược và đối địch nhau.
3. Ninh tần - Chân Hoàn Truyện
Sau khi giúp Chân Hoàn (Tôn Lệ) hạ độc Ung Chính (Trần Kiến Bân), Ninh tần (Nhiệt Y Trát) đã có quyết định tự vẫn. Trong khi tân hoàng đế đang làm lễ đăng cơ, Chân Hoàn sắp lên ngôi Thái hậu, Ninh tần đã lặng lẽ kết liễu đời mình trong nụ cười mãn nguyện. Sau cùng, cô đã bảo vệ được nữ nhân mà "crush" mình yêu thương vô hạn, vì vậy cũng bỏ thế gian mà đi theo chàng. Bên cạnh Ninh tần thì Hoán Bích cũng là nhân vật đã tự vẫn để đi theo Doãn Lễ.
4. Phú Sát hoàng hậu - Diên Hi Công Lược
Cảnh tự vẫn trong Diên Hi Công Lược đã gây nên làn sóng tranh cãi, chỉ trích kịch liệt dù được xây dựng khá diễm lệ và đau thương. Vì không chịu nổi sức nặng của ngôi hậu, Phú Sát Dung Âm (Tần Lam) đã âm thầm lên mái cung, nhảy lầu tự vẫn. Tuy đã khiến khán giả khóc hết nước mắt nhưng cảnh phim này lại "nhận gạch đá" vì xuyên tạc lịch sử. Nhiều ý kiến cho rằng việc phi tần tự tử là tội khi quân, dẫn đến nhiều hậu quả cho gia tộc. Thậm chí đây lại là hoàng hậu đương triều thì việc tự tử sẽ càng khó dung thứ hơn nữa. Phú Sát Dung Âm cũng bị phê phán là một hoàng hậu nhu nhược, thiếu khí chất mẫu nghi thiên hạ.
5. Thôi Thời Nghi - Trường An Như Cố
Trường Anh Như Cố lên sóng chưa lâu, cư dân mạng đã lan truyền cảnh cô dâu Châu Sinh Thần (Bạch Lộc) mặc váy tân nương tự sát giữa trời mưa tuyết. Sau khi mất đi Châu Sinh Thần (Nhậm Gia Luân), nàng không còn thiết sống và tìm đến cái chết để đoàn tụ cùng chàng. Cư dân mạng bày tỏ sự xúc động trước cảnh quay, còn khen ngợi vì hình ảnh có tính thẩm mỹ cao và tâm trạng dễ động lòng của Bạch Lộc. Sau cùng cặp đôi Trường An Như Cố sẽ có kết cục bi thảm, nhưng đừng quên Nhất Sinh Nhất Thế sẽ nối tiếp và vẽ nên "happy ending" cho họ đấy!
Trailer Trường An Như Cố
Trường An Như Cố lên sóng từ thứ Tư đến thứ Sáu hằng tuần.
Địch Lệ Nhiệt Ba lên xe hoa trong phim đến tận 6 lần, là "cô dâu" của loạt mỹ nam đình đám nhất xứ Trung Địch Lệ Nhiệt Ba từng làm đám cưới với Cao Vỹ Quang, Đặng Luân, Hoàng Cảnh Du và sắp tới là Dương Dương. Cách đây ít ngày, trailer bộ phim Em Là Niềm Kiêu Hãnh Của Anh gây sốt với cảnh Địch Lệ Nhiệt Ba nắm tay Dương Dương bước vào lễ đường. Mỹ nữ Tân Cương mặc váy cưới hai dây, khoe...