3 lần Mỹ Tâm khiến khán giả lặng người
Ít nhất khán giả đã 3 lần bất ngờ trước màn trình diễn bốc lửa và hết mình của Mỹ Tâm trong tình trạng cô đang ốm, sốt cao.
Vẫn nhảy sung dù đang bị sốt
Mới đây, trong chương trình Khát vọng trẻ diễn ra tại quảng trường TP Quy Nhơn, Mỹ Tâm trình diễn ca khúc Lên đàng phiên bản rock trước gần 30.000 khán giả. Bệnh cảm của Mỹ Tâm trước đó nửa tháng chuyển biến nặng hơn.
Theo chia sẻ từ những người thân thiết, cô hiếm khi bị bệnh nhưng theo thời gian, mỗi đợt ốm đều kéo dài khá lâu mới khỏi. Điều đáng nói, bất chấp cơn sốt, cô vẫn thể hiện rất sung trên sân khấu. Những động tác lắc tóc quen thuộc, những giây phút giao lưu với khán giả… làm Mỹ Tâm phải chạy liên tục quanh sân khấu với chiều dài lên đến hàng trăm mét.
Chương trình Khát vọng trẻ diễn ra tại quảng trường nên để đảm bảo chất lượng âm thanh khi phát sóng qua truyền hình, nhiều tiết mục được dàn dựng để ca sĩ hát chồng trên nền nhạc thu sẵn. Do đó, việc hát đè là hoàn toàn chấp nhận được.
Tuy nhiên, nữ ca sĩ Mỹ Tâm đã quyết định hát live hoàn toàn dù đang bị ốm. Xem lại phần trình diễn của nữ ca sĩ, không khó để nhận ra giọng cô hơi trầm hơn so với những lần biểu diễn trước đó.
Tắt tiếng nhưng quyết không bỏ show
Hơn 1 năm trước, trong đêm nhạc Cảm ơn tình yêu diễn ra tại Hà Nội vào đúng dịp Valentine, nữ ca sĩ Mỹ Tâm gặp phải sự cố về giọng hát. Giọng cô khàn đặc vì viêm họng đến mức không thể nói rõ lời nhưng cô vẫn không chịu bỏ show. Sau tiết mục đầu tiên song ca với nam ca sĩ Quang Dũng, cô tâm sự ngay với khán giả về căn bệnh này và mong được bỏ qua nếu hát không hay.
Phần trình diễn của Mỹ Tâm được trợ giúp bởi những thành viên trong nhóm bè để cô có thể dễ dàng bắt được nhịp và không bị đứt nhịp ở những nốt cao. Dù không diễn tốt như những đêm khác nhưng khán giả trong khán phòng đã cổ vũ rất nhiệt tình khiến cô cảm động chảy nước mắt.
Video đang HOT
Sau đêm nhạc, cô tiếp tục có hẹn với người hâm mộ tại một phòng trà ở Hà Nội. Dù khá mệt nhưng cô vẫn quyết tâm đáp lại sự chờ đợi của khán giả từ khá lâu.
Cô hài hước chia sẻ: “Tâm cũng chưa từng để tình trạng này xảy ra nhưng lần này là nặng nhất và Tâm rất bất ngờ về tình trạng sức khỏe của mình. Khi thức dậy, Tâm thấy giọng mình như của đàn ông, không giống giọng phụ nữ. Tâm cảm thấy rất có lỗi vì chuyện này và hát trong trạng thái này, nhưng Tâm nghĩ, khi mình được hát là một niềm hạnh phúc.
Khi mọi người tha thứ được chuyện đó, mình có thể hát dở nhưng mình phải hát hết bằng cả tâm, sức của mình. Mỹ Tâm sẽ cố gắng hát hết bằng tấm lòng của mình và hy vọng sẽ không ‘phá’ đêm Valentine của quý vị”.
Sau đó, cô tiếp tục gởi đến khán giả hàng chục ca khúc quen thuộc khiến người hâm mộ cũng phải nể phục trước nội lực của giọng ca Đà Nẵng này.
Bị sốt do thủy đậu nhưng vẫn không bỏ khán giả
Đầu tháng 5/2011, Mỹ Tâm về Đà Nẵng để tham gia biểu diễn trong một chương trình ca nhạc. Trước đó, nữ ca sĩ đã có dấu hiệu sốt cao nhưng không muốn làm khán giả buồn, Mỹ Tâm vẫn lên sân khấu. Sau phần trình diễn này, người dẫn chương trình cũng đã có đôi lời thể hiện sự khâm phục trước tinh thần của cô.
Trợ lý của nữ ca sĩ cho hay cô được các bác sĩ khuyên nên dành nhiều thời gian dưỡng bệnh và hạn chế tiếp xúc với gió, nước. Một số nguồn tin cho hay cô đã mắc phải căn bệnh thủy đậu. Cô phải hủy lịch diễn nguyên tháng 5 và lịch ra mắt các sản phẩm âm nhạc đã sắp xếp từ trước để ở nhà chữa trị.
Theo Đăng Quang/Vietnamnet
Lá tre chữa viêm bàng quang
Đã từ rất lâu, cây tre là người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Ngoài ra, tre cũng là cây cho nhiều vị thuốc quý, cụ thể chữa được nhiều loại bệnh khác nhau.
Ảnh minh họa: Internet
Cây tre có tên khác là tre gai, tre nhà. Bộ phận dùng làm thuốc là (lá tre) tên thuốc là trúc diệp. Lá tre chứa chlorophyll, cholin...
Cây tre được sử dụng làm thuốc trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời. Tác dụng làm thuốc của cây tre được ghi lại sớm nhất trong sách "Danh y biệt lục", cách nay khoảng 1500 năm.
Theo Đông y, lá tre vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lạnh; vào kinh tâm và phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, giải độc, hay được dùng trong các trường hợp mụn nhọt viêm tấy mưng mủ và sốt nóng trong dịch sốt huyết. Liều dùng 6-10g khô, 30-60g tươi dưới dạng nấu, sắc, hãm...
Một số bài thuốc sau chữa bệnh từ lá tre:
1. Lá tre chữa cảm sốt
- Lá tre 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, nhân sâm 2g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa cảm sốt, miệng khô khát.
- Lá tre 16g, kim ngân hoa 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa cảm cúm, sốt cao.
2. Lá tre chữa co giật trẻ em
Lá tre 16g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, câu đằng 12g, lá vông 12g, chi tử 10g, cương tằm 8g, bạc hà 8g. Sắc uống.
3. Lá tre chữa sởi thời kỳ đang mọc
Lá tre 20g, sài đất 16g, kim ngân hoa 16g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, cát căn 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống.
4. Chữa thủy đậu
Lá tre 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 3g, chi tử 3g, cam thảo 3g, hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày 1 thang.
5. Chữa ho suyễn, hoặc trúng phong cấm khẩu
Gừng sống giã vắt lấy nước cốt 1 chén, hòa với 1 chén trúc lịch cho bệnh nhân uống dần.
6. Chữa nấc
Dùng lá tre, tinh tre, gạo tẻ (rang vàng) mỗi thứ 20g, thạch cao (nướng đỏ) 30g, bán hạ 8g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, tai quả hồng 10 cái; nước 800ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
7. Chữa viêm bàng quang cấp tính
Lá tre 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
8. Chữa miệng lưỡi lở loét
Búp tre 15-20g, sinh địa 10g, mộc thông 10g, cam thảo 8g, sắc nước uống thay nước trong ngày.
9. Chữa đái ra máu
Lá tre, mạch môn, mã đề, rễ cỏ tranh, thài lài tía, râu ngô mỗi thứ 20g; nước 700ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
10. Chữa viêm màng phổi có tràn dịch
Lá tre 20g, thạch cao 20g, vỏ rễ dâu, hạt rau đay, hạt bìm bìm, rễ cỏ tranh, thổ phục linh, bông mã đề mỗi thứ 12g. Dùng 600ml nước, sắc còn 200ml; uống hết một lần trước bữa trưa 30 phút. Lại thêm nước, sắc lần thứ hai, uống trước bữa cơm chiều. Cùng với việc điều trị bằng kháng sinh, bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ rất tốt.
Theo SKGD
Xóa bỏ sẹo thâm, rỗ do thủy đậu Các loại sẹo thâm, rỗ, sẹo lõm lâu năm do thủy đậu có thể điều trị tốt nhờ các phương pháp thẩm mỹ công nghệ cao. Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ do virus Varicella Zoster gây ra. Khi bị thủy đậu, trên cơ thể sẽ xuất hiện các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc, tập...