3 lần đều sinh thường, người phụ nữ bị sa tử cung nguy hiểm
Sau 3 lần sinh con thường, người phụ nữ bất ngờ bị sa nhiều vùng của âm đạo và sa cả tử cung khiến bệnh nhân bị són tiểu, tiểu gấp và khó chịu ở vùng hội âm có nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Ân – Trưởng khoa Niệu học chức năng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM tư vấn cho một trường hợp bị sa tạng chậu – Ảnh: N.P
Ngày 18.11, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) cho hay đang tiếp nhận và điều trị một phụ nữ bị sa tử cung và sa nhiều vùng khác của âm đạo sau 3 lần sinh con theo cách thông thường.
Theo người nhà của chị L.T.O. (53 tuổi, ngụ tại TP.HCM), trước đó, chị O. đã 3 lần sinh đẻ. Tất cả các lần sinh của bệnh nhân đều sinh thường qua ngả âm đạo. Tuy nhiên, khoảng 1 năm trở lại đây, chị O. thấy rất khó chịu vùng hội âm (vùng nằm giữa hậu môn và phần ngoài bộ phận sinh dục), thường bị són tiểu kèm tiểu khó, tiểu gấp. Nhận thấy tình trạng bệnh ngày càng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, chị O. đã đến Khoa Niệu học chức năng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM để kiểm tra.
Tại đây, các bác sĩ đã xác định bệnh nhân O. bị sa thành trước âm đạo (sa bàng quang) độ III, sa tử cung độ II, sa thành sau âm đạo (kiểu túi sa trực tràng) độ I.
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Ân – Trưởng khoa Niệu học chức năng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM nhận định tình trạng của bệnh nhân L.T.O. là rất nặng cần phải phẫu thuật, nếu không sẽ bị biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
“Chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật nâng đỡ thành trước âm đạo bằng mesh (dùng lưới 4 nhánh) để sửa chữa sa bàng quang, đồng thời khâu cố định cổ tử cung vào dây chằng cùng gai để sửa chữa sa tử cung. May mắn, sau 1 tháng phẫu thuật đến nay bệnh nhân đã hết khó chịu do khối sa chèn ép, không còn bị rối loạn chức năng tiểu, mọi sinh hoạt đều trở lại bình thường”, bác sĩ Ân chia sẻ.
Video đang HOT
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Ân chỉ từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh viện này đã tiếp nhận và điều trị hơn 600 người bệnh có các bệnh lý về sa tạng chậu, trong đó có hơn 100 ca nặng phải phẫu thuật. Đa số các trường hợp đến khám trong tình trạng bệnh đã trở nặng, gây nhiều khó khăn trong điều trị.
Phân tích của bác sĩ Ân cho thấy bệnh lý sa tạng chậu chia làm 3 nhóm gồm sa khoang trước (gồm sa niệu đạo và bàng quang), sa khoang giữa (sa tử cung hay mỏm cụt âm đạo nếu đã cắt tử cung) và sa khoang sau (túi sa trực tràng, sa trực tràng).
Nguyên nhân của sa tạng chậu chủ yếu do phụ nữ mang thai và sinh nở nhiều lần. Bên cạnh đó, tình trạng suy yếu, nhão cơ sàn chậu do mãn kinh, lớn tuổi, dinh dưỡng kém, rối loạn chức năng của các cơ quan đáy chậu như tắc đường tiểu dưới, táo bón… cũng góp phần gây ra sa tạng chậu.
Các triệu chứng điển hình của bệnh thường là đau vùng âm đạo, đau lưng dưới, tiểu không kiểm soát, tiểu khó, đi tiêu khó… Theo thời gian, diễn tiến bệnh thường sẽ ngày càng nặng hơn khiến người bệnh đối diện với nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
“Phụ nữ khi biết mình mắc các bệnh về sa tạng chậu thường có tâm lý mặc cảm, ngại ngần dẫn đến việc tự chịu đựng, không chủ động thăm khám khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời”, bác sĩ Ân khuyến cáo.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Hẹp van động mạch chủ, bệnh âm thầm nhưng nguy hiểm
Hẹp van động mạch chủ hiện được đánh giá là bệnh phổ biến nhất về van tim. Bệnh thường gặp ở người trên 60 tuổi và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã trở nặng, đe dọa tính mạng.
Bác sĩ can thiệp tim mạch cho bệnh nhân - Bệnh viện cung cấp
Tức ngực, khó thở có thể do hẹp van
Bà T.T.K.H (69 tuổi, ngụ Đồng Nai) gần 5 tháng nay thường xuyên cảm thấy đau ngực, mệt khi gắng sức, khó thở về đêm. Đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD), bà được chẩn đoán bị hẹp van động mạch chủ nặng kèm tăng huyết áp, suy tim. Các bác sĩ đánh giá nếu không can thiệp kịp thời, bệnh nhân (BN) có nguy cơ bị biến chứng cao. BN cần được thay van động mạch chủ.
Theo PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Định, Phó giám đốc Trung tâm tim mạch, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch, BV ĐHYD: Hẹp van động mạch chủ hiện được đánh giá là bệnh phổ biến nhất về van tim. Bệnh thường gặp ở người trên 60 tuổi và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu.
"Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ đối diện nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim và nhiều biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong", BS Định cảnh báo. Các nghiên cứu ghi nhận, với hẹp van động mạch chủ nặng, ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng thì tỷ lệ tử vong trong vòng 1 năm lên đến khoảng 20 - 30%; sau 2 năm, tỷ lệ tử vong do hẹp van động mạch chủ là 50%.
BS Định cho biết: Động mạch chủ là động mạch chính và lớn nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ lấy máu giàu ô xy từ tâm thất trái cung cấp cho các nhánh động mạch khác đến nuôi tất cả các cơ quan trong cơ thể. Van động mạch chủ nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ, có nhiệm vụ đóng mở để giúp máu lưu thông theo đường một chiều. Hẹp van động mạch chủ xảy ra khi cánh cửa của van không mở ra hết mức khi tâm thất co bóp, khiến máu bị ứ tại tâm thất, gây thiếu máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng điển hình là: đau tức ngực, khó thở, mệt khi gắng sức, khó thở khi ngủ, ngất xỉu...
"Các triệu chứng trên chỉ xuất hiện khi bệnh đã trở nặng. Vì vậy, đa số đến khám khi đã ở giai đoạn trễ, nguy cơ xảy ra biến chứng rất cao, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. BN cần phải can thiệp hoặc phẫu thuật thay van", BS Định lưu ý.
Thay van động mạch chủ qua da
Ghi nhận tại BV ĐHYD, mỗi năm tiếp nhận khám khoảng 400 - 500 trường hợp BN có các bệnh lý về van tim. Trong đó, khoảng 120 người bệnh đã ở giai đoạn nặng và được chỉ định phẫu thuật. Số ca hẹp van động mạch chủ được phẫu thuật mỗi năm là 30 - 50 ca. Đa số đều được phẫu thuật thay van tim nội soi, là phương pháp ít xâm lấn.
Các phương pháp ít xâm lấn có đường mổ nhỏ, giảm mất máu, giảm đau và hạn chế tối đa tai biến. Các chuyên gia tim mạch đánh giá đó cũng chính là xu hướng mới trong điều trị bệnh lý này. Đặc biệt, thời gian gần đây, BN có thể được thay van động mạch chủ qua đường ống thông hay còn gọi là thay van động mạch chủ qua da (TAVI).
"Thay van động mạch chủ qua da là phương pháp nội soi, BN không cần phải mổ mở ngực. BN được gây tê khi thực hiện kỹ thuật thay cho gây mê. BS dùng ống thông đi qua động mạch đùi vào bên trong tim. Bên trong ống thông có một van tim nhân tạo được để sẵn, khi ống thông và van tim nhân tạo vào đúng vị trí thì van nhân tạo này sẽ được bung ra thay thế cho van động mạch chủ bị hẹp", BS Định cho biết.
PGS-TS-BS Trương Quang Bình, Phó giám đốc BV ĐHYD, đánh giá: Thay van động mạch chủ qua da là kỹ thuật cao nhất, phức tạp nhất trong can thiệp nội mạch hiện nay, được thực hiện ở các nước tiên tiến cũng như tại VN.
PGS-TS Nguyễn Hoàng Định khuyến cáo: Những người trên 60 tuổi nên khám tầm soát, kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm, thực hiện siêu âm tim để kịp thời phát hiện những bất thường ở van động mạch chủ, giúp can thiệp trước khi bệnh trở nên quá nặng, hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo thanhnien
Lần đầu ngành Y miền Trung nội soi cắt gan cho bệnh nhân ung thư Ngày 8/11, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng cho biết, vừa mới phẫu thuật thành công nội soi cắt gan trái cho một bệnh nhân ung thư gan. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được thực hiện tại khu vực miền Trung. Các bác sĩ thực hiện phẫu thẫu ca nội soi cắt gan. Ảnh: TTXVN phát Trong quá trình khám, bệnh...