3 ‘kỳ án’ kéo dài trong lịch sử tố tụng Việt Nam
Đây là những kỳ án kéo dài cả chục năm, làm ‘đau đầu’ cơ quan tố tụng, điều tra.
Kỳ án Vườn điều
Đầu tiên phải kể đến “kỳ án vườn điều”. Đây được xem là vụ oan sai lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam bởi có đến 9 người trong một gia đình rơi vào vòng lao lý.
Giữa tháng 5/1993, thi thể nạn nhân Dương Thị Mỹ được phát hiện trong vườn điều của ông Hai Hoàng (xã Tân Minh, H.Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) trong tình trạng đa chấn thương do bị chém bằng vật sắc nhọn. Do án mạng xảy ra trong khu vực ít người qua lại, thi thể nạn nhân đang trong quá trình phân hủy và hiện trường bị xáo trộn nên không thu thập được tình tiết nào đáng kể.
Vụ án tưởng chừng rơi vào bế tắc thì năm 1998, khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi Giết người, Cướp tài sản, nghi phạm Huỳnh Văn Nén đã khai mình là thủ phạm vụ trọng án 5 năm về trước.
Nén trước vành móng ngựa.
Theo lời khai của Nén, do nghi ngờ bà Mỹ có quan hệ bất chính với chồng của chị vợ mình tên là Nhung nên một số người trong gia đình đã chặn đường hành hung và dùng dao phay chém nạn nhân đến chết. Từ lời khai của Nén, 9 người trong gia đình vợ của Nén bị cơ quan công an bắt giữ và buộc tội giết bà Mỹ.
Vụ án sau đó được đưa ra xét xử nhiều lần nhưng đều bị hủy án do có nhiều tình tiết chưa rõ ràng, những chứng cứ buộc tội đều mập mờ và mâu thuẫn với lời khai của bị can. Đặc biệt, cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng. Trong khi đó, các bị cáo một mực kêu oan và cho rằng những lời nhận tội là do bị mớm cung. Riêng Nén lại phản cung, cho rằng thời điểm xảy ra vụ án đang làm thuê cho một gia đình tại Đồng Nai
Việc điều tra xét xử vụ án kéo dài 12 năm nhưng vẫn không tìm ra hung thủ. Cuối cùng, Bộ Công an đã phải vào cuộc điều tra lại từ đầu. Tuy nhiên, do vụ án đã diễn ra quá lâu nên công tác điều tra gặp rất nhiều khó khăn, không thu thập đủ các tài liệu, chứng cứ để buộc tội các bị can. Năm 2006, cơ quan điều tra xác định các bị cáo vô tội và trả tự do tại tòa, đồng thời cơ quan công tố phải công khai xin lỗi và bồi thường oan sai với tổng số tiền lên đến hơn một tỷ đồng.
Kỳ án Vườn Mít
Theo kết quả điều tra, năm 2001, Lê Bá Mai (SN 1982, quê Thanh Hóa) vào làm thuê trong trang trại của ông Dương Bá Tuân (xã An Khương, H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước). Sáng ngày 12/11/2004, khi đang bón phân cho cây trồng, nhìn thấy 2 bé gái là Út (SN 1993) và Hằng (SN 1995) đang mót củ mì gần đó, Mai nảy sinh tà ý. Mai lấy xe máy chở Út đến khu vườn mít trong trang trại, dùng tay đánh vào gáy khiến nạn nhân bất tỉnh rồi thực hiện hành vi đồi bại.
Video đang HOT
Sau khi thỏa mãn thú tính, thấy cháu bé còn thở thoi thóp, sợ bị tố cáo nên Mai siết cổ nạn nhân cho đến chết. Út không về nhà nên gia đình tổ chức tìm kiếm, 5 ngày sau thì phát hiện thi thể nạn nhân trong tình trạng không mặc quần và đang trong thời kỳ phân hủy. Mai bị công an bắt giữ để tiến hành điều tra.
Lê Bá Mai lãnh án tù chung thân
Năm 2005, TAND tỉnh Bình Phước đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Mai án tử hình về 2 tội Giết người và Hiếp dâm trẻ em. Sau đó, tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM giữ nguyên án sơ thẩm đối với bị cáo.
Nhưng nhận thấy vụ án “chưa có căn cứ vững chắc” để kết tội Mai và quá trình điều tra “vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, có nhiều vấn đề mâu thuẫn cần được làm rõ”, nên tháng 12/2006, Viện trưởng Viện KSND Tối cao ra kháng nghị giám đốc thẩm, hủy cả 2 bản án trước đó để tiến hành điều tra lại.
Tại phiên tòa diễn ra vào tháng 5/2011, cho rằng không có đủ chứng cứ buộc tội nên HĐXX trả tự do cho Mai ngay tại tòa. Tuy nhiên đến ngày 18/5/2012, Mai lại bị bắt để tiếp tục hầu tòa. Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra sau đó, TAND Tối cao tại TP.HCM cho rằng “quá trình điều tra có thiếu sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, vì thế cấp sơ thẩm tuyên trắng án là bỏ lọt tội phạm” và tuyên hủy án để điều tra và xét xử lại từ đầu.
Vào đầu năm 2013, TAND Bình Phước lại đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt tù chung thân đối với Lê Bá Mai về 2 tội Giết người và Hiếp dâm trẻ em. Ngay sau đó, Viện KSND tỉnh Bình Phước lại làm đơn kháng nghị theo hướng tăng hình phạt lên tử hình, còn Mai cũng làm đơn kháng cáo.
Ngày 30/8, TAND Tối cao tại TP.HCM mở phiên tòa Phúc thẩm và tuyên y án sơ thẩm đối với Mai.
Kỳ án trộm dê
Khuya 28/5/2005, bà Trần Thị Kim Nguyệt (SN 1970, trú xã Lương Sơn, huyện Bắc Bình, Bình Thuận) cùng một số thanh niên đến chuồng dê của bà Lê Thị Kim Y và ông Lê Văn Thái (xã Sông Bình, huyện Bắc Bình) lùa đi 52 con dê trị giá trên 117 triệu đồng.
Sáng ngày hôm sau, phát hiện đàn dê “không cánh mà bay”, nạn nhân trình báo lên chính quyền. Cơ quan công an đã vào cuộc điều tra và thu hồi được 24 con dê trả lại cho bị hại, 28 con dê còn lại trị giá hơn 70 triệu đồng không thu hồi được. Bà Nguyệt bị bắt giữ ngay sau đó.
Tại cơ quan điều tra và các phiên tòa, bà Nguyệt đều cho rằng đàn dê do mình bỏ tiền mua, còn trại nuôi dê thì mua lại của bà Nguyễn Thị Lâm. Sau đó do mâu thuẫn gia đình nên bà Nguyệt mới tổ chức bắt dê của mình về chứ không phải trộm dê như cáo trạng nêu.
Còn bà Lê Thị Kim Y cho rằng bà Nguyễn Thị Lâm có bán trại dê cho ông Trần Văn Lý (cha dượng bà Nguyệt) nhưng ông này đã viết giấy tay bán lại cho mình. Bà Y cũng đã sang tên sổ đỏ miếng đất.
Vụ án này kéo dài 8 năm với 12 lần xét xử nhưng vẫn chưa xác định được chính xác chủ sở hữu và đồng sở hữu đối với đàn dê khiến thân phận pháp lý của bà Trần Thị Kim Nguyệt bị treo lơ lửng.
Ngày 12/9, phiên xử lần thứ 12 tại TAND H.Bắc Bình (Bình Thuận) lại tiếp tục hoãn xử, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, trưng cầu định giá lại đối với đàn dê, triệu tập thêm người bị hại, nhân chứng vụ án và xác định lại chủ sở hữu, đồng sở hữu đối với đàn dê.
Theo Tri thức
Tử hình giám đốc thuê giang hồ giết cấp phó
Xuất phát từ mâu thuẫn làm ăn, vị giám đốc đã thuê giang hồ ra tay sát hại cấp phó. Sau 4 năm xảy ra vụ án, vị giám đốc phải ngồi xe lăn để đối diện với sự trừng phạt của pháp luật.
Ngày 17/9, sau thời gian tạm hoãn phiên tòa, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã mở phiên phúc thẩm lần 2 xét xử bị cáo Ngô Quang Chướng (tức Ngô Quang Trưởng, Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà Hoàng Hải) về tội "giết người".
Chủ mưu giết cấp phó
Xuất hiện tại tòa, bị cáo Ngô Quang Chướng ngồi lả người trên chiếc xe lăn, thần sắc rất yếu phải có bác sĩ đi cùng để chăm sóc. Theo xác nhận của bệnh viện trại giam, bị cáo Chướng hiện bị bệnh sơ gan giai đoạn cuối, đã chuyển sang ung thư.
Như TS đã thông tin, Ngô Quang Chướng và ông Đặng Xuân Sĩ cùng hợp tác thành lập Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà Hoàng Hải. Quá trình kinh doanh, hai bên phát sinh mâu thuẫn, ông Đặng Xuân Sĩ liên tục gửi đơn tố cáo hành vi sai phạm của Chướng đến cơ quan chức năng.
Bị cáo Ngô Quang Chướng tại tòa
Từ mâu thuẫn trên, bị cáo Chướng đã nhờ Vũ Văn Luân (tức Luân "con", đệ tử của Dung hà) cùng đàn em xử lý ông Sĩ. Ngày 15/9/2009, ông Sĩ bị đàn em của Luân đâm chết khi đang lưu thông trên đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM.
Với hành vi trên, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Vũ Văn Luân mức án tử hình, Ngô Quang Chướng mức án tù chung thân cùng về tội "giết người", các bị cáo còn lại cũng phải lãnh hình phạt.
Tuy nhiên, cho rằng bị cáo Ngô Quang Chướng là kẻ chủ mưu, mức án tù chung thân là chưa tương xứng nên VKSND TP.HCM đã kháng nghị một phần bản án theo hướng đề nghị tăng hình phạt đối với Chướng lên mức tử hình. Gia đình bị hại cũng kháng cáo đề nghị tăng hình phạt.
Sau đó, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao xử phúc thẩm vẫn giữ nguyên phán quyết trên. Gia đình bị hại tiếp tục khiếu nại giám đốc thẩm. Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã tuyên hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại phúc thẩm.
Lời van xin muộn màng
Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo thừa nhận các hành vi mà bản án sơ thẩm nêu. Tuy nhiên, trong nước mắt và hơi thở thều thào, bị cáo Chướng khẩn thiết trình bày kháng cáo xin được giảm nhẹ hình phạt.
"Tôi không cố ý giết anh Sĩ, chỉ có ý định cảnh cáo thôi. Tôi rất ân hận về việc làm của mình. Tôi cầu xin gia đình bị hại tha thứ cho tôi. Trong trại giam, do gia đình gửi thuốc vào điều trị tôi mới sống được đến ngày hôm nay, nếu không tôi đã chết lâu rồi...", cả phòng xử im bặt chỉ có những câu nói đứt quãng, thều thào khó nhọc của bị cáo được thốt ra.
Tuy nhiên, trình bày tại tòa, đại diện hợp pháp của người bị hại giữ nguyên yêu cầu tăng hình phạt, vị đại diện VKSND Tối cao giữ nguyên kháng nghị.
Theo đại diện VKS, vụ án sát hại ông Đặng Xuân Sĩ là vụ án giết người có tổ chức. Bị cáo Chướng giữ vai trò chủ mưu, chính bị cáo là người đã chỉ điểm, cung cấp hình ảnh, địa chỉ nhà ông Sĩ để Vũ Văn Luân cùng các bị cáo liên quan theo dõi, lên kế hoạch thực hiện. Mức án tử hình mà cấp sơ thẩm đã tuyên phạt với Vũ Văn Luân là thỏa đáng. Tuy nhiên, với vai trò chủ mưu, bị cáo Chướng cũng phải chịu trách nhiệm chính, cần xử lý thật nghiê.
Từ đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND TP.HCM cũng như kháng cáo của bị hại, tăng hình phạt đối với Ngô Quang Chướng từ tù chung thân lên án tử hình.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Trong vụ án, bị cáo Ngô Quang Chướng là kẻ chủ mưu, giữ vai trò chính trong vụ án giết người có tổ chức, mức án tù chung thân mà cấp sơ thẩm đã tuyên là chưa tương xứng với hành vi phạm tội.
Từ đó, HĐXX đã chấp nhận kháng nghị của VKS, kháng cáo của phía bị hại, tăng hình phạt từ tù chung thân lên thành án tử hình.
M.Phượng
Theo_VietNamNet
Gay cấn phiên tòa xử vụ trộm dê Hôm nay 11.9, TAND H.Bắc Bình tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Kim Nguyệt "tội trộm dê" (ảnh). Chủ tọa phiên tòa và HĐXX tập trung làm rõ trong đàn dê 54 con có bao nhiêu con dê thuộc sở hữu của bị cáo Nguyệt và có hay không một phần đàn dê là của ông Trần...