3 kiểu sốt cảnh báo nguy hiểm ở trẻ
Sốt là biểu hiện thường gặp ở trẻ em, nhưng nếu nhiệt độ quá cao, kéo dài hơn 5 ngày hoặc kèm theo cứng cổ, cha mẹ nên đưa con đến viện.
Sốt ở trẻ là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể gây nguy hiểm với nhiều triệu chứng bất thường. Ảnh minh họa: Parents.
Sốt là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ và cha mẹ không nên hoảng sợ, nhưng vẫn phải thận trọng và kiên nhẫn khi xử trí.
Bất cứ nhiệt độ nào trên 37,5 độ C đều được coi là sốt. Một số biểu hiện khi sốt ở trẻ cha mẹ cần chú ý và nên đưa con đi viện ngay.
Sốt được xem là quá cao khi nhiệt độ từ 38 độ C trở lên ở trẻ dưới 3 tháng tuổi; cao hơn 38,3 độ C ở trẻ 3-6 tháng; hoặc cao hơn 39,4 ở trẻ 6 tháng đến 2 tuổi.
Chia sẻ trên tạp chí Parents, tiến sĩ Anita Chandra-Puri, Học viện Nhi khoa Mỹ, cho biết khi cơn sốt xuất hiện, con số trên nhiệt kế không quan trọng bằng tình trạng của con bạn.
Nhiệt độ của trẻ khi bị sốt có thể thay đổi từ 38 độ C đến hơn 41 độ C. Nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn sốt tại nhà, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để đánh giá nguyên nhân có thể gây sốt.
Nói chung, nhiệt độ có thể tăng giảm, lên tới 39 độ C và cao hơn. Nếu nhiệt độ vượt quá 40 độ C, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ và nếu vượt quá 41 độ C, con bạn thậm chí có thể phải đến bệnh viện.
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, bất kỳ cơn sốt nào, thậm chí trên 38 độ C, đều cần đến bệnh viện để được kiểm tra xem có bị nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng nước tiểu hoặc nhiễm trùng màng não hay không.
Sốt kéo dài xảy ra khi tình trạng bệnh không giảm hoặc kéo dài hơn 5 ngày.
Video đang HOT
Nếu bạn cho con uống thuốc hạ sốt như Acetaminophen hoặc Ibuprofen và con số trên nhiệt kế không thay đổi trong vòng 4-6 giờ, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa. Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng có thể quá mạnh khiến cơ thể không thể chống chọi được và cần kiểm tra kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân.
Cơn sốt do một loại virus thông thường như cảm lạnh hoặc cúm gây ra thường hết trong vòng 5 ngày. Bệnh tồn tại lâu hơn – ngay cả khi ở mức độ thấp – có thể do nhiễm trùng như viêm phổi do vi khuẩn, cần điều trị bằng kháng sinh.
Sốt kèm theo đau đầu, cứng cổ
Sốt kèm theo cứng cổ, đau đầu hoặc phát ban như vết bầm tím hoặc trông giống những chấm đỏ nhỏ.
Tiến sĩ Alanna Levine, bác sĩ nhi khoa tại Orangetown Pediatrics, ở Tappan, New York (Mỹ), khuyến cáo cha mẹ hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não, cần được chăm sóc y tế.
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa
Nữ bệnh nhân 20 tuổi, sốt kéo dài, đau bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, đi khám phát hiện lao màng bụng với hơn 2 lít dịch trong bụng.
Bệnh nhân có địa chỉ tại Lâm Đồng, đến bệnh viện thăm khám trong tình trạng sốt, cơ thể lạnh run kéo dài suốt một tuần, đau vùng bụng hố chậu, buồn nôn, chán ăn nhưng lại tăng cân nhẹ. Theo lời kể của bệnh nhân, trước đó chị đã nhập viện gần nhà, bác sỹ chẩn đoán viêm ruột, nghi ngờ lao ruột nhưng chỉ định tiếp tục theo dõi.
Ảnh minh họa.
Kết quả thăm khám, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) cho thấy bệnh nhân có tình trạng dịch trong ổ bụng. Người bệnh được chỉ định hút dịch để làm xét nghiệm chẩn đoán. Dịch hút ra khoảng 2 lít, có màu vàng nhạt. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh tăng cân dù có biểu hiện chán ăn, buồn nôn. Sau khi hút hết dịch, bước đầu các triệu chứng ở người bệnh thuyên giảm.
Theo các bác sỹ, quá trình chẩn đoán bệnh khó khăn vì tràn dịch màng bụng do nhiều nguyên nhân. Kết quả xét nghiệm dịch màng bụng bước đầu nghi ngờ lao màng bụng.
Kết quả xét nghiệm PCR tìm vi khuẩn lao (Polymerase Chain Reaction) cho âm tính. Chỉ số CA125 (chất chỉ điểm ung thư hiện diện với nồng độ cao trong máu khi có các tế bào u) tăng gấp 10 lần so với người bình thường (khoảng 35 U/ml).
Chỉ số này tăng cả trong dịch màng bụng do lao lẫn ung thư nên không loại trừ khả năng do ung thư gây ra. Phác đồ điều trị của 2 tình trạng này rất khác nhau. Do vậy, bác sỹ chỉ định người bệnh sinh thiết màng bụng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Bác sỹ đã thực hiện cuộc mổ nội soi thám sát, lấy mô màng bụng làm giải phẫu bệnh, bệnh nhân có tình trạng tổn thương viêm hạt hoại tử do lao (lao màng bụng).
Đây là 1 trong những thể nặng của bệnh lao. Sau khi xác định chính xác nguyên gây ra tình trạng đau bụng, báng bụng là do lao màng bụng, bệnh nhân được tiến hành điều trị bệnh lao tại bệnh viện có chuyên khoa Lao.
Theo bác sỹ chuyên khoa 1 Hoàng Mạnh Chinh, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, lao màng bụng là tình trạng tổn thương viêm của màng bụng do vi khuẩn lao gây nên, thường xuất hiện thứ phát sau lao phổi.
Tùy theo độc tố, số lượng vi khuẩn lao và tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau, có thể rầm rộ hoặc mờ nhạt. Các triệu chứng thường gặp là sốt về chiều; đau bụng, bụng trướng và to dần do có dịch trong ổ bụng; ở giai đoạn muộn có thể gây tắc ruột hoặc bán tắc ruột.
Những triệu chứng này dễ gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác như viêm ruột thừa, tắc ruột, viêm phúc mạc do nguyên nhân ngoài lao, ung thư màng bụng nguyên phát hoặc thứ phát sau ung thư đại tràng, buồng trứng...
Do vậy, bác sỹ Phát khuyến cáo, khi thấy bụng tăng kích thước nhanh chóng, đau bụng, buồn nôn, nhanh no sau ăn và nghi ngờ có tràn dịch ổ bụng, người bệnh cần phải tới ngay các cơ sở y tế để được xem xét có tình trạng tràn dịch ổ bụng hay không.
Nếu có tràn dịch ổ bụng, người bệnh cần làm các xét nghiệm chuyên sâu để xác định nguyên nhân chính xác gây xuất hiện dịch trong ổ bụng.
Trường hợp do lao, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc theo phác đồ điều trị bệnh lao của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, các biến chứng xuất hiện thì người bệnh cần phải can thiệp ngoại khoa.
Thống kê của ngành Y tế cho hay, Việt Nam là một trong những nước có số người bệnh lao và kháng thuốc bệnh lao cao trên thế giới. Hằng năm, nước ta có trên 10 nghìn người tử vong do bệnh lao gây ra.
Về ứng dụng khoa học công nghệ trong chuẩn đoán và điều trị các bệnh lý lao phổi, theo PGS-TS.Nguyễn Bình Hòa, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, hiện nay tại Việt Nam đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phát hiện bệnh lao.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo được gắn vào các máy X-quang, theo các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, máy sẽ có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang.
AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm ra những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương, từ đó bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn.
Chương trình Chống lao quốc gia đã triển khai AI trong phát hiện ca bệnh tại nhiều tỉnh, thành phố từ năm 2021. Nhờ có AI, hiệu quả phát hiện bệnh lao đã tăng gấp đôi.
Theo thống kê, tỷ lệ phát hiện bệnh lao giữa những cơ sở y tế có triển khai AI với các cơ sở y tế không triển khai AI tăng gấp đôi. Kể cả so sánh thời điểm trước và sau triển khai AI ở một cơ sở y tế, số ca phát hiện bệnh lao cũng tăng lên rõ rệt.
Ở các cơ sở y tế tuyến huyện, vùng sâu vùng xa, nơi còn thiếu các bác sĩ chuyên khoa lao, hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ phát huy hiệu quả trong phát hiện sớm bệnh lao tại cộng đồng.
Hiện nay, nhu cầu có hệ thống trí tuệ nhân tạo trong phát hiện bệnh lao rất lớn, tuy nhiên nguồn kinh phí cho lắp đặt hệ thống này còn hạn chế.
Nếu Việt Nam triển khai trên diện rộng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong phát hiện sớm bệnh lao sẽ góp phần nâng chấm dứt bệnh lao và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên toàn cầu trong năm 2022, bệnh lao đã gây ra khoảng 1,3 triệu ca tử vong. Con số này đã giảm so với ước tính trước đó của chương trình chống lao quốc gia là 1,4 triệu trong năm 2020 và 2021, và gần như quay trở lại mức số ca tử vong của năm 2019.
Uớc tính có khoảng 10,6 triệu người mắc lao vào năm 2022, con số này đã tăng so với ước tính trước đó của Chương trình chống lao quốc gia là 10,3 triệu vào năm 2021 và 10,0 triệu vào năm 2020.
Công cuộc thanh toán bệnh lao toàn cầu vẫn còn rất nhiều trở ngại và cần nhiều hơn nỗ lực từ các quốc gia, đặc biệt là phải biến các cam kết được đưa ra tại cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc về bệnh lao năm 2023 thành hành động cụ thể.
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới (báo cáo WHO Global TB Report 2023).
Năm 2023, Chương trình Chống lao Quốc gia ước tính mỗi năm Việt Nam có thêm 172.000 người mới mắc lao và khoảng 13.000 người tử vong do Lao, cao hơn số người tử vong vì tai nạn giao thông.
Mỗi năm, nước ta có khoảng 9.200 ca bệnh nhân lao đa kháng thuốc mới mắc, chiếm 4,5% trong nhóm bệnh nhân lao mới và 15% trong nhóm đã từng điều trị.
So với miền Bắc và miền Trung thì dịch tễ lao tại miền Nam còn nặng nề hơn rất nhiều, đặc biệt tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ với khoảng 400 đến 500 ca Lao trên 100.000 dân.
Mặc dù tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam còn rất nặng nề như vậy, số bệnh nhân lao được phát hiện, đưa vào điều trị và được báo cáo hàng năm tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao ước tính (năm 2023 phát hiện 106.086 bệnh nhân lao các thể). Như vậy, có gần 40% bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị hoặc chưa báo cáo.
4 triệu chứng buổi sáng cảnh báo ung thư phổi Thường xuyên thức dậy với cơn sốt, người đẫm mồ hôi, ho khan hay có máu trong đờm là những 'cảnh báo đỏ' của bệnh ung thư phổi. Nhiều triệu chứng xuất hiện khi thức dậy buổi sáng có thể cảnh báo phổi có vấn đề nguy hiểm. Ảnh minh họa: Shutterstock. Ung thư phổi, một trong 10 loại ung thư phổ biến...