3 kiểu mẹ làm khổ con cái mà chẳng hay biết: Cuộc sống lạnh nhạt, đứa trẻ dễ rơi vào tâm lý sợ sệt
Nhiều người mẹ rất cực đoan, không tôn trọng cuộc sống riêng tư, không gian riêng tư của con. Khi trẻ cố gắng ngăn sự xâm phạm quá sâu từ mẹ thì sẽ bị buộc tội là không tin tưởng mẹ.
Giúp đỡ con cái nhưng lúc nào cũng ca thán
Nhiều người mẹ thường xuyên buộc con cái phải chấp nhận sự giúp đỡ từ mình. Trẻ con sẽ nghĩ mẹ giúp đỡ mình vô điều kiện, muốn mang lại những điều tốt đẹp cho mình. Vì thế trẻ chấp nhận sự giúp đỡ và luôn biết ơn. Nhưng kết quả không như đứa con nghĩ. Lúc nào người mẹ cũng nhắc nhở về những ân huệ.
Con cái của những người mẹ như vậy thì thường cảm thấy tù túng, bực bội. Tuy nhiên nếu không nhận sự giúp đỡ thì mẹ cũng trách móc đứa con không hiểu tấm lòng của mẹ. Còn nếu như chấp nhận, trẻ thường xuyên bị mẹ nhắc nhở về “ân huệ”, về sự báo đáp trong tương lai. Điều này vô tình khiến trẻ cảm thấy áp lực, mệt mỏi.
Nói tin tưởng con nhưng lại xò xét mọi nơi
Nhiều người mẹ cực đoan, không tôn trọng cuộc sống riêng tư, không gian riêng tư của con. Khi trẻ cố gắng ngăn sự xâm phạm quá sâu từ mẹ thì sẽ bị buộc tội là không tin tưởng mẹ.
Video đang HOT
Những người mẹ như vậy sẽ chẳng tôn trọng quyết định của con cũng như tin tưởng con. Họ luôn thích áp đặt suy nghĩ của mình lên cách sống của con, muốn cuộc sống của con phải nằm trong tầm kiểm soát.
Ép con nhận trách nhiệm nhưng không cho quyền bày tỏ ý kiến
Nhiều gia đình, người mẹ có xu hướng ép con gánh trách nhiệm như một người trưởng thành. Ví dụ như “Vì con không hay trò chuyện với cha nên cha tìm đến rượu giải sầu”, “Vì con học chưa tốt nên cha con mới trở thành người thô lỗ, hay bực dọc”. Thậm chí nhiều người mẹ còn lôi con cái vào những mâu thuẫn của cha mẹ, buộc con phải nghe lời phàn nàn, than thở.
Một khi đứa con bị ép phải chịu trách nhiệm như thế thì chúng sẽ cảm thấy mệt mỏi, bởi những chuyện vô nghĩa.
Vừa muốn con yêu thương, vừa muốn con phải sợ hãi
Kiểu người mẹ này thì tình cảm giữa mẹ và con sẽ trở nên căng thẳng. Bởi vì ngoài sự yêu thường, đứa con còn phải chú ý đến tâm trạng của mẹ để có thể suy xét. Sống trong gia đình như thế vô cùng mệt mỏi. Những người mẹ kiểu này thường hay phản ứng dữ dội trước những việc không hài lòng. Họ luôn cảm thấy con cái không hiểu chuyện và hay phàn nàn.
Đón mẹ chồng lên để phụng dưỡng, sau vài tháng con dâu nhận ra đó là một hành động dại dột
Đang tận hưởng cuộc sống tự do, tôi lại đi đón mẹ chồng lên sống cùng. Ở một thời gian tôi mới nhận ra đó là một hành động dại dột.
Đang tự do, tôi lại chịu cảnh làm dâu hàng ngày nơm nớp sợ mẹ chồng. (Ảnh minh họa)
Lấy chồng được 8 năm, tưởng chừng như vợ chồng tôi có mọi thứ, đến lúc an nhàn khi đã có hai con, nhà cửa đàng hoàng ở quận trung tâm thành phố... Tôi cứ ngỡ như mơ khi mình được sống cùng người mình yêu, sau hôn nhân, tôi được sự giúp sức của hai bên để mua nhà ra ở riêng.
Căn nhà vợ chồng tôi có được thực sự là một nơi đáng tự hào của vợ chồng tôi, mặc dù số tiền để mua căn nhà này là tiền riêng của vợ chồng tôi và bố mẹ đẻ tôi cho. Tôi ở riêng trên thành phố, nhưng vẫn nhận được sự quan tâm của mẹ chồng ở quê, mẹ chồng hay gọi điện hỏi thăm tôi... Nhiều lúc tôi chỉ muốn mẹ chồng tôi lên ở hẳn với vợ chồng tôi, vì bố chồng đã mất, mẹ chồng ở với vợ chồng chú út, điều kiện kinh tế còn khó khăn.
Nhưng thật buồn, mong muốn đón mẹ chồng lên ở lâu dài thì cũng là lúc mẹ chồng tôi bắt đầu có nhiều thay đổi. Thấy vợ chồng chúng tôi có tiền, mẹ chồng lên chủ yếu với mục đích kiểm soát kinh tế và bòn gót tiền của vợ chồng tôi. Đang tự do, tôi lại chịu cảnh làm dâu hàng ngày nơm nớp sợ mẹ chồng.
Hàng ngày, mẹ chồng tôi đòi phụ trách mua bán mọi thứ trong nhà, kể cả thanh toán các khoản điện, nước, internet... mẹ chồng tôi cũng muốn tự tay chi trả. Để thực hiện việc chi trả này, mẹ chồng tôi bắt vợ chồng tôi phải khai báo các khoản thu nhập, nộp về cho mẹ chồng tôi để chi tiêu trong tháng. Mẹ chồng tôi chỉ cho giữ lại một chút gọi là tiền tiêu vặt.
Mẹ chồng tôi đưa ra các loại yêu sách để tôi phải đưa tiền cho bà, chủ yếu để gửi về quê. Biếu người này, thăm hỏi người kia, cho nhà nọ vay... đủ thứ tiền mà mẹ chồng bắt tôi phải chi. Đã thế, bà còn liên tục ép con trai đưa tiền "chui" cho bà, để làm tiền đề phòng rủi ro nếu ly hôn còn có tiền mà lấy vợ khác.
Nhiều lần tôi góp ý, song mẹ chồng không nghe, còn giận dỗi, lu loa khắp nơi nói xấu con dâu: "Chúng nó mời tôi lên ở cùng, mà mua cái này, sắm cái kia, tiêu pha gì chúng nó cũng không cho. Con dâu lương cao, thưởng lớn mà chi li với mẹ chồng từng đồng, từng hào".
Tôi cũng đành đưa tiền nhiều cho mẹ chồng, nhưng có tiền rồi mẹ chồng tôi cho ăn uống đạm bạc loanh quanh thịt luộc, rau luộc, đậu phụ... Góp ý thì mẹ chồng tôi lại mắng: "Ăn thế cho nó lành, nó mát. Ăn lắm món nhiều đạm, mỡ thì chỉ tổ bệnh tật chứ báu gì".
Buồn nhất là mẹ chồng tôi can thiệp vào chuyện của vợ chồng tôi, hễ giận nhau là mẹ chồng tôi nhảy bổ lên mắng tôi ghê gớm bắt nạt chồng. Mẹ chồng tôi còn chiều các cháu quá đáng, cho ăn bánh kẹo, xem tivi thoải mái. Mỗi lần rèn con thì bà lại bênh, làm các con tôi không còn biết lễ phép gì nữa.
Từ chỗ muốn tỏ lòng hiếu thảo với mẹ chồng, sau vài tháng tôi lại thấy mình dại trước sự quá đáng của mẹ chồng. Tôi phải làm gì để mẹ chồng không can thiệp quá đáng vào chi tiêu, cuộc sống riêng tư của vợ chồng tôi? Tôi có nên "mời khéo" mẹ chồng về quê để tận hưởng cuộc sống tự do như trước đây?.
Hớn hở khoe với chồng về mảnh đất bạc tỷ mà bố mới cho, không ngờ anh giận dữ đập mạnh cái ly xuống nền nhà Tôi choáng váng trước thái độ giận dữ của chồng. Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu - hôn nhân, mà còn có thể nói về những ước mơ, hoài bão; bày tỏ quan...