3 kịch bản triển vọng kinh tế của Việt Nam
Trong ‘Dự báo tình hình kinh tế – xã hội phục vụ lập kế hoạch trung hạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế’ được đưa ra ngày 7/12, các chuyên gia của Bộ KH&ĐT nhận định, sang năm 2016, nền kinh tế Việt Nam sẽ thoát khỏi giai đoạn suy giảm và bắt đầu bước vào chu kỳ phục hồi mới.
Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng hồi phục mạnh trong giai đoạn 2016 – 2020 với mức tăng dao động từ 6 – 6,67%.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (Bộ KH&ĐT) nhận định, mặc dù mức độ phục hồi chưa bền vững nhưng dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ tiếp tục xu hướng hồi phục sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo đó, FDI sẽ tăng từ 1,4 nghìn tỷ USD năm 2015 lên 1,5 nghìn tỷ USD trong năm 2016 và khoảng 1,7 tỷ USD trong năm 2017. Riêng tại Việt Nam, dòng vốn FDI gián tiếp được đẩy mạnh hơn khi Việt Nam tham gia ngày càng tích cực vào các hiệp định thương mại tự do ( FTA) song phương và đặc biệt là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương ( TPP)… Cùng với đó, trong giai đoạn tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ thoát khỏi giai đoạn suy giảm và bắt đầu vào chu kỳ phục hồi mới nhờ vào hàng loạt yếu tố như: Hỗ trợ giá hàng hóa, nhu cầu bên ngoài đi cùng với những cải cách về thể chế của nền kinh tế sẽ phát huy hiệu quả…
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia cũng đã đưa ra 3 kịch bản cho triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, ở kịch bản trung bình, cũng là kịch bản chủ đạo, với nhiều khả năng xảy ra nhất, giai đoạn 2016 – 2020, tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục ổn định ở mức trung bình 4%; tốc độ tăng đầu tư trung bình 7% và hệ thống tài chính khá ổn định, điều hành chính sách và tiền tệ linh hoạt. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt mức 6,67%/năm và lạm phát khoảng 5%.
Ở kịch bản cao, ít khả năng xảy ra hơn tuy nhiên cũng có thể đạt được những kỳ vọng như kịch bản trung bình nhưng tiến trình cải cách cũng như chuyển đổi nền kinh tế được diễn ra mạnh mẽ hơn. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát trung bình tương ứng là 7,04% và 6,1%.
Video đang HOT
Ở kịch bản thấp, tuy không nhiều khả năng nhưng vẫn có thể xảy ra nếu nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển như mô hình kinh tế cũ, những rủi ro nợ công và hệ thống tài chính ngày một lớn và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng dựa vào tăng quy mô vốn và không khống chế được nhập siêu, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể chỉ ở mức 6% và lạm phát có thể tăng cao trở lại 7%.
Theo TS Nguyễn Quốc Việt – Trưởng khoa Kinh tế phát triển, ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), để triển vọng kinh tế Việt Nam tránh xa kịch bản thấp, điều sống còn là phải nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Trong đó, tái cơ cấu về công nghiệp là vấn đề cốt lõi để tăng trưởng trong thời gian sắp tới.
Theo Kinh Tế Đô Thị
Thị trường bất động sản 'đón sóng' từ TPP
Đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc vào tháng 10/2015. Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, TPP sẽ có những tác động tích cực lên thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam do nhu cầu về BĐS khu công nghiệp và văn phòng được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh cùng với sự gia tăng về nhu cầu nhà ở, căn hộ cho các chuyên gia nước ngoài.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Đón đầu xu thế
TPP được kỳ vọng sẽ mở cửa lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Theo đó, các công ty nước ngoài ở nhiều lĩnh vực khác nhau có thể sẽ đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam. Công ty nghiên cứu thị trường CBRE cho biết, việc các công ty nước ngoài thành lập hoặc đặt chi nhánh tại Việt Nam sẽ làm gia tăng nhu cầu về mặt bằng văn phòng tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, nguồn cung văn phòng chất lượng cao tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chưa nhiều, đây là cơ hội cho các chủ đầu tư văn phòng có thể điều chỉnh kế hoạch phát triển của mình nhằm hướng đến phân khúc khách hàng này.
Bên cạnh đó, các công ty, các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam làm tăng nhu cầu về căn hộ cho thuê và căn hộ để bán. Cùng với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, lao động sẽ được tự do dịch chuyển trong khu vực thì nhu cầu về nhà ở sẽ còn tăng thêm. Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS quy định nới rộng quyền mua nhà cho người nước ngoài và Việt kiều tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, đặc biệt khi giá nhà tại Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực.
Mặt khác, các chuyên gia nước ngoài được kỳ vọng sẽ lưu trú và làm việc tại Việt Nam nhiều hơn khi TPP và các FTA của Việt Nam với các nước chính thức có hiệu lực.Để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đã tăng cường mở rộng quy mô. Theo đó, Hiệp hội BĐS cho biết, trong 10 tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014: Số doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực BĐS tăng 78,7%; doanh nghiệp giải thể giảm 30%; doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động giảm khoảng 7,2%.
Theo bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Việt Nam, trong thời gian tới, khi TPP được thực thi sẽ tác động tích cực rất nhiều đến các phân khúc của thị trường BĐS. Điển hình như phân khúc BĐS khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Cơ hội phát triển cho thị trường BĐS
Sự dịch chuyển của làn sóng đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam, đã tạo điều kiện cho Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới sau năm 2015 nhờ chi phí nhân công thấp và nằm trong khu vực lưu thông hàng hải huyết mạch giữa châu Âu và châu Mỹ. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do với EU, Hàn Quốc, Nga và TPP... sẽ giúp gỡ bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan xuất nhập khẩu, là lợi ích vô cùng quan trọng của các nhà sản xuất quốc tế. Với làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam, thị trường đất khu công nghiệp sẽ khởi sắc trong thời gian tới. Việt Nam đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư, nên trong phân khúc BĐS, đối với các khu công nghiệp, đất đai và nhà xưởng cho thuê có nhu cầu khá cao.
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc đầu tư Công ty Savills Việt Nam cho rằng, TPP với mục tiêu xóa bỏ thuế suất các mặt hàng giữa những nước thành viên là nhân tố quan trọng giúp thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, thu hút các tập đoàn chuyển hướng từ các nước sở tại sang đặt nhà máy, văn phòng và cơ sở kinh doanh ở Việt Nam. Qua đó, nhu cầu về BĐS khu công nghiệp và văn phòng được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ cùng với sự gia tăng nhu cầu nhà ở, căn hộ cho các chuyên gia nước ngoài.
Theo chuyên gia Công ty CBRE Việt Nam, tác động của TPP lên thị trường BĐS địa phương không lớn như các ngành công nghiệp nhưng nhu cầu của các ngành liên quan đến BĐS như khu công nghiệp, nhà kho, ngành hậu cần sẽ tăng lên.Mặt khác, nhu cầu về văn phòng và nhà ở dự kiến cũng sẽ tăng lên để đáp ứng yêu cầu thuê mặt bằng, chỗ ở của các công ty và người nước ngoài.
Đối với phân khúc văn phòng và nhà ở, CBRE nhận định, việc tăng cường đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển cho các công ty nước ngoài thành lập tại Việt Nam sẽ làm gia tăng nhu cầu về mặt bằng văn phòng tiêu chuẩn quốc tế, nhất là khi nguồn cung văn phòng chất lượng cao tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang khan hiếm, cũng như tăng nhu cầu đối với căn hộ dịch vụ, căn hộ cho thuê, thậm chí căn hộ để bán.
Theo Tổng Giám đốc Công ty TNHH Jones Lang LaSale Việt Nam, Stephen Wyatt đánh giá, với lợi thế năng suất lao động cao và chi phí nhân công thấp TPP sẽ tạo động lực thúc đẩy Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới trong tương lai.
Đại diện Công ty TNHH Jones Lang LaSalle Việt Nam cho rằng, trong 1 năm qua, hoạt động M&A tại Việt Nam diễn ra khá sôi động và đang tiếp tục xu hướng tăng. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh có thể kể đến tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) đầu tư vào dự án Celadon City (quận Tân Phú), quỹ Creed Group (Nhật Bản) đầu tư vào An Gia để phát triển dự án tại quận 7, quận Tân Bình.
Nâng cao khả năng cạnh tranh
Bên cạnh những tác động tích cực mà TPP đem lại cho thị trường BĐS, nhiều chuyên gia cũng lo ngại TPP sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh quyết liệt, đồng nghĩa với xu hướng tất yếu là mua bán, sáp nhập (M&A). Đồng thời, thị trường BĐS Việt Nam cũng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các nhà đầu tư nước ngoài. Khi TPP và các hiệp định FTA có hiệu lực thì dòng vốn nước ngoài sẽ đầu tư nhiều hơn vào thị trường, kèm theo đó là nhiều quy chuẩn quốc tế về kinh doanh từ Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN... Vì vậy, để khắc phục sự yếu thế về vốn, các doanh nghiệp BĐS trong nước không có sự lựa chọn nào khác là phải nỗ lực hơn nữa để cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài.
Các chuyên gia cho rằng, những tác động mạnh mẽ của TPP đến nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS Việt Nam nói riêng sẽ xuất hiện rõ nét hơn trong vòng 5 năm tới. Vì vậy, những tác động tích cực từ hiệp định này tới thị trường BĐS Việt Nam chưa thể phát huy hiệu quả ngay. Nguồn cầu các phân khúc BĐS từ khách nước ngoài vào thị trường trong thời gian tới cũng chưa nhiều. Bởi vậy, các doanh nghiệp BĐS trong nước cũng nên cân nhắc khi đầu tư để tránh dư thừa nguồn cung.
Theo Tạp Chí Tài Chính
TPP tác động đến ngành ngân hàng: Rủi ro đến từ dòng vốn ngoại Sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt được thỏa thuận bước đầu, nhiều doanh nghiệp Việt đang đứng trước cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh. Nhưng đằng sau cơ hội này cũng tồn tại không ít rủi ro. "Hiệp định của thế kỷ 21" đã kết thúc giai...