3 kịch bản hàng không trước dịch Covid-19: Trường hợp xấu nhất tháng 8 mới hết dịch, thị trường sẽ giảm sâu 17,2%
Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra 3 kịch bản cho thị trường hàng không năm 2020, lạc quan là dịch hết trong tháng 4, trung bình là dịch hết trong tháng 6 còn trường hợp xấu nhất là tháng 8 mới hết dịch.
Theo Cục Hàng không Việt Nam ( Bộ GTVT), tính đến tháng 2/2020, cả nước có 235 máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam, tăng 3 tàu so với tháng 1 và tăng 48 tàu so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, Vietnam Airlines có 106 tàu (trong đó có 28 tàu thân rộng), Vietjet 75 tàu, Bamboo Airways 22 tàu (gồm 3 tàu thân rộng), Jetstar Pacific 18 tàu. Số còn lại là những tàu thuộc sở hữu của Công ty Bay dịch vụ hàng không, CTCP Hàng không Hải Âu, Công ty TNHH Công nghệ Hành Tinh Xanh, CTCP Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt và CTCP Dịch vụ Kỹ thuật hàng không.
Số lượng trực thăng đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến thời điểm này là 32 chiếc, tăng 3 chiếc so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù số lượng tàu bay tăng mạnh nhưng lượng khách qua cảng hàng không cũng như lượng khách vận chuyển của các hãng hàng không, đặc biệt là khách quốc tế lại giảm ở mức 2 con số. Đây là mức giảm đáng kể sau nhiều năm liên tục tăng trưởng của thị trường hàng không Việt Nam.
Cụ thể, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trong tháng 2/2020 đạt gần 8,1 triệu khách, giảm 11,6% so với cùng kỳ 2019. Trong số này, khách quốc tế đạt 2,4 triệu, giảm 29,8%, khách nội địa đạt 5,7 triệu, giảm 0,7%.
Cũng trong tháng 2, các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 3,7 triệu khách, giảm 13,7% so với tháng 2/2019. Trong đó, lượng khách quốc tế giảm tới 39,5%, chỉ còn 870.000 khách. Khách nội địa giảm nhẹ 0,7%, đạt 2,8 triệu khách.
Video đang HOT
Tổ chức hàng không thế giới IATA ước tính dịch Covid-19 sẽ khiến các hãng hàng không thiệt hại 29 tỷ USD, chủ yếu ở thị trường châu Á – Thái Bình Dương. Riêng các hãng bay Trung Quốc tổn thất khoảng 12,8 tỷ USD.
TS. Cấn Văn Lực cùng nhóm tác giả tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng ngành hàng không (doanh thu khoảng 200 nghìn tỷ VND, đóng góp trực tiếp vào GDP khoảng 0,1%) sẽ là ngành chịu tác động tiêu cực trực tiếp và rõ nét nhất của coronavirus. Dự báo sẽ khiến doanh thu và lợi nhuận của ngành giảm mạnh trong quý 1, quý 2 và cả năm 2020 – tùy theo diễn biến của dịch bệnh.
Trước tình trạng nêu trên, Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra 3 kịch bản cho thị trường hàng không năm 2020. Theo đó, nếu dịch hết trong tháng 4 (kịch bản lạc quan nhất), tổng thị trường năm 2020 vẫn đạt 80 triệu khách, tăng 1,1%. Lượng khách qua cảng đạt 119 triệu khách.
Ở kịch bản trung bình (tháng 6/2020 hết dịch), tổng thị trường sẽ chỉ đạt 74,6 triệu khách, giảm 5,7%, lượng khách qua cảng đạt 111,6 triệu khách, giảm 4,2%.
Trường hợp xấu nhất, nếu tháng 8 mới hết dịch, tổng thị trường sẽ giảm sâu 17,2%, chỉ còn 65,5 triệu khách. Lượng khách qua cảng giảm 15,5%, còn 98,5 triệu khách.
Lãnh đạo Vietnam Airlines thông tin: cứ mỗi tuần kéo dài thêm dịch bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Vietnam Airlines khoảng 200-250 tỷ VND. Riêng các đường bay đến Trung Quốc, một tuần Vietnam Airlines hủy khoảng hơn 300 chuyến. Doanh thu của hãng sụt giảm rất nhanh ở cả mảng hành khách và hàng hóa, ước khoảng 20-25% trong nửa đầu tháng 2.
Được biết, hiện tại, có tới chục tàu bay của các hãng hàng không trong nước đang phải “nằm không” chờ được xếp lịch bay.
Hoàng An
Theo Trí thức trẻ/VGP
Thay đổi trong "miếng bánh" thị phần hàng không Việt hiện nay
Trong khi 3 hãng hàng không thuộc Vietnam Airlines Group sụt giảm thị phần tải cung ứng thì "tân binh" Bamboo Airways trong tháng 12-2019 đã chiếm tới hơn 12,3% thị phần, tăng gấp 6 lần so với đầu năm 2019.
Số liệu mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy bức tranh thị phần hàng không trong tháng cuối năm 2019 có nhiều biến động đáng chú ý.
Thị phần hàng không Việt chuyển dịch trong năm 2019
Theo đó, trong tháng 12-2019, Vietjet nắm 42,2% thị phần tải cung ứng so với mức 41,2% trong tháng 1-2019.
Vietnam Airlines chiếm 33,3% thị phần, so với xấp xỉ 34,5% hồi đầu năm.
Jestar Pacific và VASCO chiếm lần lượt 10,6% và 1,9%, giảm một bậc trên bảng xếp hạng thị phần tải cung ứng.
Trong khi đó, ngược với sự sụt giảm thị phần tải cung ứng của 3 hãng hàng không thuộc Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VASCO), "tân binh" Bamboo Airways vừa chính thức cất cánh từ tháng 1-2019 đang có bước tiến đáng kể. Trong tháng 12-2019, Bamboo Airways chiếm tới hơn 12,3% thị phần, gấp 6 lần so với mức 2% trong tháng 1-2019.
Theo thống kê, sự tăng trưởng lượt khách trung bình trên toàn thị trường trong năm 2019 đạt 13%, cho thấy có sự mở rộng về dung lượng thị trường.
Bamboo Airways từng tuyên bố hồi đầu thành lập sẽ tự tạo mới nguồn khách thay vì giành khách của các hãng đang hoạt động khác. Mặc dù vậy, biến động về thị phần hàng không qua 12 tháng kể trên cho thấy dường như đang có sự chuyển dịch trong thói quen lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ của khách hàng.
Tăng chuyến bay trong cao điểm Tết
Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam ngày 11-1 cho biết Cục vừa có văn bản số 129/CHK-VTHK về việc tăng chuyến bay phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Thông qua việc đánh giá nhu cầu đi lại của nhân dân và tình hình đặt giữ chỗ của các hãng hàng không Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam bổ sung nguồn lực, khai thác tăng thêm các chuyến bay trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, đặc biệt từ ngày 20-1-2020 đến ngày 31-1-2020 (từ 26-12-2019 đến 7-1-2020 Âm lịch) trên các đường bay từ TP HCM đi Hà Nội/Vinh/Thanh Hóa/Đà Nẵng...(giai đoạn trước Tết) và ngược lại từ Hà Nội/Vinh/Thanh Hóa/Hải Phòng...đi TP HCM (giai đoạn sau Tết)".
Theo D.Ngọc
Người lao động
Chứng khoán ngày 10/2: VN-Index lại "đắm tàu" Thị trường chứng khoán 10/2/2020: Cổ phiếu ngân hàng, họ "Vin", hàng không... đồng loạt giảm mạnh đã gây áp lực lớn lên VN-Index phiên đầu tuần. Chỉ số VN-Index giảm hơn 10 điểm sau phiên giao dịch ngày 10/2/2020. Phiên giao dịch đầu tuần ngày 10/2 chứng kiến mức giảm mạnh của các chỉ số. Cụ thể, VN-Index đóng cửa giảm 10,02...