3 hành trình du lịch tâm linh ở miền Nam
Tìm hiểu Phật giáo Thiền Tông, khám phá chùa cổ Long An và hòa mình cùng thiên nhiên, nghe thuyết pháp Đồng Nai là gợi ý cho du khách.
Đầu năm mới là thời điểm nhiều người hành hương tại các đền, chùa, để cầu mong những điều tốt đẹp, hanh thông đến với bản thân và gia đình. Ngoài ra, các chuyến hành hương giúp du khách tìm hiểu những giá trị văn hóa, công trình kiến trúc cổ kính… Ba hành trình “thân tâm an lạc” dưới đây sẽ là gợi ý cho bạn.
T ìm hiểu Phật giáo Thiền Tông, lắng nghe thuyết pháp ở Vũng Tàu
Trên hành trình du xuân, du khách sẽ được khám phá Vạn Phật Quang với nhiều kỷ lục quốc gia; tìm hiểu về Thiền phái Trúc Lâm tại Thiền viện Thường Chiếu do Thiền sư Thích Thanh Từ khởi xướng vào những năm 1973 – 1974. Hành trình còn đưa du khách đến với Phổ Đà Sơn, tìm hiểu về những đại nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra là tìm hiểu lịch sử truyền thừa và phát triển của Pháp Hoa Kinh.
Chùa Vạn Phật Quang từng nhận 6 kỷ lục bởi Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam.
Du khách sẽ viếng thăm một số ngôi chùa nổi tiếng như: Thích Ca Phật Đài, Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát Tự, Niết Bàn Tịnh Xá, Chùa Vạn Thông, Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự,Thiền viện Thường Chiếu.
Khám phá chùa cổ Long An – Tiền Giang
Video đang HOT
Trong hành trình “Tìm về chánh niệm”, du khách được khám phá những nét kiến trúc độc đáo, tìm hiểu triết lý sâu sắc của Đức Phật thông qua bài thuyết pháp từ các vị chư Tăng – Ni đang tu tập ở cổ tự. Long An – Tiền Giang là mảnh đất của lịch sử, văn hóa Nam Bộ. Trong đó chùa Vĩnh Tràng, ngôi chùa thờ Phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang, mang dáng vẻ kiến trúc châu Á pha lẫn châu Âu.
Chùa Vĩnh Tràng được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1984.
Trong hành trình, bạn sẽ viếng thăm nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Pháp Bảo với chánh điện có thờ 5 viên xá lợi Phật; chùa Phổ Đức mang phong cách hiện đại nhưng vẫn toát lên vẻ trang nghiêm; chùa Phật Ân – Trường trung cấp phật học đào tạo thế hệ tăng trẻ, kế thừa sự nghiệp hoằng pháp ở Tiền Giang. Ngoài ra là Bửu Lâm Cổ Tự – ngôi chùa cổ nhất nhì của Tiền Giang, được xem là một trong bốn tổ đình dòng Lâm tế Chánh tông; chùa Linh Phong – một ngôi chùa ni cổ theo hệ phái Bắc Tông xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX. Cuối cùng là chùa Phước Bảo – một trong 6 điểm An Cư Kiết Hạ (khóa tu 3 tháng hàng năm), nhằm giúp chư Tăng trau dồi Tam Vô Lậu Học.
Hòa cùng thiên nhiên, nghe thuyếtpháp Đồng Nai
Tại Đồng Nai, quần thể kiến trúc chùa chủ yếu dựa vào hang động tự nhiên. Trong chuyến hành hương, bạn sẽ chinh phục Núi Chứa Chan, thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên, rừng cây bạt ngàn xanh từ độ cao khoảng 800 mét. Sau đó hành hương, cúng Phật tại Chùa Bửu Quang (Chùa Gia Lào), Chùa Quảng Đạo, Chùa Bửu Pháp, Chùa Nghĩa Phương và Chùa Long Thọ. Đây là một quần thể thắng cảnh núi Chứa Chan độc đáo ở Đông Nam Bộ. Ngoài ra, du khách sẽ thăm viếng cây đa “ba gốc một ngọn” linh thiêng, được nhiều người đến hành lễ cầu mong may mắn, bình an.
Các tour hành hương của Vietravel được bán với giá từ 699.000 đồng. Bên cạnh tham quan các ngôi chùa, du khách sẽ được thưởng thức những bữa cơm thuần chay.
Thiền viện Trí Đức hiện ra sau những hàng cây cao su xanh ngút ngàn có thể giúp du khách gạt bỏ những phiền muộn. Ở đây, du khách sẽ chiêm ngưỡng quyển thư pháp Bát Nhã Tâm kinh dài 110cm, rộng 80cm, dày 6cm đặt trong hộp gỗ xoan đào. Ngoài ra là được nghe các sư thầy chia sẻ về con đường tu thiền học Phật, phương pháp tọa thiền đúng cách, giúp tâm thân trở nên an lạc và lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống.
Ngôi chùa nạm 4.500 viên kim cương trên mái
Không chỉ nạm kim cương trên mái, chùa Shwedagon còn nổi tiếng khi được dát 90 tấn vàng.
Shwedagon là ngôi chùa được nhắc đến nhiều nhất Yangon, nằm trên một đỉnh đồi nhỏ ở trung tâm Yangon. Do đó, du khách có thể nhìn thấy chùa từ hầu hết các vị trí trong thành phố. Khi trời tối, cả ngôi chùa được thắp sáng rực rỡ.
Bảo tháp trong chùa Shwedagon cao tới 99 m, ước tính dát đến 90 tấn vàng, đỉnh gắn hơn 4.500 viên kim cương và hồng ngọc. Trên cùng là viên kim cương to nhất, nặng 76 carat. Bên trong bảo tháp lưu giữ xá lợi thiêng liêng của bốn vị Phật và không mở cửa cho công chúng. Bao quanh bảo tháp là nhiều bảo tháp nhỏ.
Theo ước tính, ngôi chùa được dát tổng khối lượng vàng tới 90 tấn. Do đó, Shwedagon có tên gọi khác là chùa Vàng.
Tương truyền, ngôi chùa cổ nhất Myanmar này có niên đại hơn 2.500 năm, từ thời Đức Phật còn tại thế. Các bằng chứng lịch sử cho thấy chùa được xây dựng vào thể kỷ thứ sáu. Kể từ đó, chùa được mở rộng và tu bổ nhiều lần, nhiều tháp nhỏ và các công trình kiến trúc khác được thêm vào.
Truyền thuyết địa phương kể lại rằng cách đây 2.500 năm, hai anh em thương nhân đến từ Okkalapa (ngày nay là Yangon) đã gặp Đức Phật ở Ấn Độ. Ngài đã trao cho họ tám sợi tóc của mình và bảo họ cất giữ cùng một chỗ trên một ngọn đồi ở Okkalapa, nơi chôn cất xá lợi của ba lần tái sinh trước đây của Ngài.
Hai anh em trở về Okkalapa và trình xá lợi Phật cho đức vua của mình cũng như tìm kiếm địa điểm mà Đức Phật dặn dò. Sau nhiều năm tìm kiếm trong vô vọng, một linh hồn tên là Sularata quyết định giúp đỡ nhà vua. Linh hồn nat hàng triệu tuổi này đã chứng kiến những chuyến thăm của Đức Phật và nhớ nơi chôn cất xá lợi của ngài trên đồi Singuttara. Đó chính là nơi xây chùa Vàng ngày này.
Bao quanh bảo tháp chính có 64 bảo tháp nhỏ. Ảnh: Amazing Places
Chùa có bốn lối vào và mỗi cổng đều được Chinthes (sư tử trong thần thoại Myanmar, thân trắng đầu vàng) trấn giữ. Phía trên các bức tường ở lối vào được trang trí bằng các bức tranh kể về những câu chuyện tiền kiếp của Đức Phật.
Shwedagon từng có chiếc chuông lớn nhất thế giới được đúc dưới thời vua Dhammazedi của Vương quốc Pegu vào cuối thế kỷ 15. Nó được cho là quả chuông lớn nhất từng được đúc, nặng gần 300 tấn. Năm 1608, Philip de Brito e Nicote, người cai trị thị trấn Syriam (ngày nay là Thanlyin) - thuộc địa của Bồ Đào Nha, đã đánh cắp chiếc chuông để nấu chảy nó, sản xuất đại bác. Tuy nhiên, bè chở chuông bị chìm ở sông Yangon và chiếc chuông còn nằm ở đáy sông đến ngày nay.
Trước đại dịch, chùa luôn tấp nập các Phật tử và du khách tới hành hương. Họ đi quanh bảo tháp và cúng dường Đức Phật. Trong chùa có các điện thờ tượng Phật, mỗi bức tượng tương ứng với một ngày trong tuần, riêng ngày thứ tư có hai tượng. Mỗi điện thờ đại diện cho một hành tinh và một con vật. Người dân sẽ đến điện thờ trùng với ngày sinh của mình, đốt nến, dâng hương và đổ nước lên tượng.
Chùa mở cửa đón khách thập phương, miễn phí vé vào cửa cho người dân dịa phương trước dịch. Khách quốc tế là 8 USD một người. Chùa nằm ngay phía tây của hồ Kandawgyi. Đi taxi từ trung tâm thành phố đến chùa tốn khoảng 5 USD và bạn cần trả giá trước.
Khác biệt mâm cỗ Tết 3 miền Hà Nội có thịt đông, Huế có thịt luộc tôm chua và các tỉnh miền Nam không thể thiếu thịt kho hột vịt trong ngày Tết. Mâm cỗ ngày Tết tại các tỉnh thành Việt Nam mỗi nơi một nét, tùy văn hóa, địa lý hay ẩm thực của mỗi vùng miền. Khi đi du lịch vào dịp đầu năm, bạn có thể...