3 hacker LulzSec đã chính thức nhận tội
Sau hàng loạt các phiên tòa kéo dài suốt hơn 1 năm qua, cuối cùng 3 thành viên của LulzSec đã cúi đầu nhận tội về việc tấn công mạng vào các tập đoàn lớn như NHS, Sony và NI. Bên cạnh đó, những thành viên này cũng đã thừa nhận có âm mưu tiến hành cuộc tấn công mạng vào các các trang web của các tổ chức thi hành luật của Anh và Mỹ. Được biết buổi xét xử diễn ra tại tại Tòa án hoàng gia Southwark ở London vào ngày hôm qua tức mồng 9 tháng 4.
Sau khi nhận tội các hacker trên sẽ bị kết án sau năm ngày nữa.
Ryan Ackroyd, 26 tuổi đến từ Mexborough (một thị trấn nhỏ ở phía nam Yorkshire, vương quốc Anh) đã thừa nhận âm mưu tấn công vào một loạt các trang web, bao gồm cả hãng phim 20th Century Fox và cảnh sát tiểu bang Arizona ở Hoa Kỳ. Ngoài Rayan ra còn có Jake Davis (20 tuổi), và Mustafa al-Bassam (18 tuổi) cũng bị những cáo buộc liên quan. Hiện hai người này cũng đã thừa nhận họ rằng đã có âm mưu đánh sập website của của các cơ quan thực thi pháp luật ở Anh và Mỹ, bao gồm cả Cục tình báo trung ương Mỹ CIA và Cơ quan phòng chống tội phạm nghiêm trọng có tổ chức của Vương quốc Anh ( SOCA) từ tháng hai đến tháng chín năm 2011. Bộ đôi này cũng thừa nhận tội đột nhập vào các máy tính được vận hành bởi NHS, tập đoàn Sony, hãng phim 20th Century Fox và News International.
Bộ ba này sẽ bị kết án vào ngày 14 tháng 5 cùng với một hacker nữa là Ryan Clear (21 tuổi), một thanh niên đến từ từ Wickford ở Essex, người trước đó đã nhận tội .Tòa án hoàng gia Southwark cũng cho biết rằng Ackroyd nhận nhiệm vụ các cuộc tấn công trên thông qua một cô gái có tên là “Kayla”, trong nhóm LulzSec.
Sony từng được LulzSec viếng thăm và cuỗm đi thông tin hơn 1 triệu tài khoản.
LulzSec là một nhóm hacker được thành lập vào năm 2011. Nổi tiếng với việc tấn công vào website của thượng viện Hoa Kì và để lại thông điệp : “Đây chỉ là đợt công bố quy mô nhỏ, chỉ phát tán một số dữ liệu nội bộ của Senate.gov. Liệu đây có phải là hành vi chiến tranh không thưa các ngài?”. Nhằm phản đối các cuộc chiến do cường quốc này đứng đầu.
Cho đến nay, LulzSec đã đột nhập vào và đánh sập nhiều website của các tập đoàn kinh tế cũng như của các quốc gia. Có thể kể đế vụ tấn công vào PlayStation Network của Sony và lấy đi 1 triệu tài khoản người dùng. Trong vụ tấn công đó, LulzSec cho biết mục tiêu của họ là phản đối Sony đã tiến hành vụ kiện chống lại George Hotz, một trong những hacker nổi tiếng nhất thế giới. Trong các vụ tấn công khác như vụ tấn công vào InfraGard – đối tác của FBI. Ngoài ra, tổ chức này cũng nhận trách nhiệm về các vụ tấn công vào Bethesda Softworks, Nintendo và Fox News.
Video đang HOT
Có rất nhiều website lớn từng là nạn nhân của LulzSec.
LulzSec bị “sờ gáy” bắt đầu từ tháng 8 năm 2011. Khi nhóm hacker này mở một cuộc tấn công có quy mô lớn vào các mục tiêu là các website của các tập đoàn nổi tiếng và một số cơ quan hành pháp trên toàn thế giới. Bộ ba trên đã bị cảnh sát Anh bắt giữ sau khi nhà lãnh đạo của LulzSec là Hector Monsegur (hay còn được gọi là sabu) – bị tóm bởi FBI trên đất Mỹ và được cho là kẻ đã bán đứng đồng đội mìnhTại Anh, đã có một vài tin tặc bị kết án mà phần lớn trong số họ đều là thành viên của của các tổ chức hacker nổi tiếng nhu LuisSec và Anonymous. Cách đây không lâu bốn hacker Anonymous, trong đó có một sinh viên và một tình nguyện viên làm việc cho nhà thờ, đã bị kết án vào tháng Giêng vì tội gây ra những cuộc tấn công vào trang chủ các công ty thanh toán trực tuyết như PayPal, Visa, Master Card và một số trang web khác.
Ngoài Lulzsec ra các thành viên của Anoymous cũng đang bị truy bắt.
Còn tại Mỹ thì các công tố viên nước này đã truy tố một số cá nhân có liên quan đến các nhóm hacker nổi tiểng trên. Trong đó có Matthew Key, Một nhà báo hiện đang làm cho hãng tin Reuters. Vào tháng trước, Key đã bị truy tố về những cáo buộc cho rằng anh này bắt tay với Anonymous để đột nhập trái phép vào trang mạng của nhà xuất bản Tribune.
Theo GenK
Hacker khét tiếng đối mặt bản án chung thân
Hiện tại, Jeremy Hammond đã bị bắt và bị cấm nộp tiền bảo lãnh để tại ngoại. Nếu bị kết tội, thì hắn sẽ phải đối mặt với mức án 30 năm tù đến chung thân.
Sơ lược về Jeremy Hammond. Hắn ta là một trong những thành viên của nhóm hacker LulzSec, một trong những nhóm hacker khét tiếng bậc nhất, gây đau đầu cho không ít những chuyên viên an ninh mạng cũng như những doanh nghiệp lớn trên internet thời gian vừa qua. Hammond không ai khác chính là người bị buộc tội đã hack vào hệ thống của Strategic Forecasting, một tổ chức tư nhân chuyên nghiên cứu và phân tích vấn đề địa chính trị trên thế giới. Sau vụ đột nhập, hắn đã lấy được hàng ngàn tài khoản email, thẻ tín dụng và không ít những thông tin nhạy cảm mà quyền sở hữu thuộc về các khách hàng của tổ chức nghiên cứu StratFor.
Jeremy Hammond
Hiện tại thì những người ủng hộ Jeremy Hammond đang tỏ ra cực kỳ tức giận vì nhiều lý do liên quan tới vụ việc này. Hacker sinh năm 1985 đến từ Chicago này đã bị giam giữ liên tục trong 8 tháng liền, và phiên tòa xét xử vụ án tấn công vào cơ sở dữ liệu của StratFor chắc chắn sẽ không diễn ra cho đến năm 2013. Không chỉ có vậy, một làn sóng phản đối đã nổi lên và hướng về phía ngài thẩm phán đã được nhà chức trách cử ra để tiến hành phiên tòa, thẩm phán Loretta Preska.
Đọc đến đây hẳn các bạn sẽ nghĩ rằng, bà thẩm phán của chúng ta thì liên quan gì đến tên hacker mà dư luận lại chĩa mũi nhọn về phía bà? Xin thưa, đó là do chồng của bà thẩm phán Preska, ông Thomas Kavaler. Ông này chính là một trong những khách hàng của Strategic Forecasters và doanh nghiệp của ông Kavaler cũng bị Hammond đánh cắp không ít thông tin nhạy cảm. Chính điều này đã làm dấy lên mối lo ngại việc bà Preska để việc tư ảnh hưởng tới chuyện công.
Tính đến thời điểm hiện tại, StratFor đã phải trả cho các khách hàng của họ tổng cộng gần 2 triệu USD vì những thiệt hại xảy đến sau vụ tấn công của Hammond.
Anonymous, nhóm hacker khét tiếng đã tung ra một thông cáo nêu quan điểm ủng hộ Hammond và yêu cầu bà Preska tự nguyện rời khỏi vị trí thẩm phán phiên tòa xét xử tay hacker nguy hiểm:
"Thẩm phán Preska đã được bổ nhiệm vào vị trí... nạn nhân của chính tội ác mà bà chuẩn bị kết án cho Jeremy Hammond. Bà đã thất bại trong việc giấu đi sự thật, rằng chồng bà chính là một trong những khách hàng của Strategic Forecasters. Vì thế, việc bà tiếp tục theo đuổi vụ án này đã vi phạm nhiều khoản trong điều thứ 28 của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Thẩm phán Loretta Preska.
Việc chồng bà Preska có quan hệ làm ăn với Stratfor chính là thứ cản trở việc đưa ra một quyết định công bằng cho Hammond. Công lý bị bẻ cong chính là thứ đe dọa tới chính bản thân chúng ta, cũng như những quyền lợi và tài sản khác."
Nói thêm một chút, việc Hammond bị bắt vào hồi tháng 3 vừa qua chính là kết quả của những thông tin mà FBI thu thập được từ Hector Xavier Monsegur, hacker với biệt danh Sabu, "kẻ phản bội" đã quay lưng với chính nhóm hacker của mình, LulzSec để mua lấy tự do cho bản thân. Việc Sabu bắt tay với nhà chức trách đã dẫn tới việc không ít các hacker của LulzSec và Anonymous đã sa lưới pháp luật.
Các nhà chức trách cũng từ chối cho Hammond được quyền đóng tiền bảo lãnh với lý do hắn là "mối đe dọa đến cộng đồng". Bản thân Hammond cũng không được cấp hộ chiếu, và mới đây nhất hacker này còn bị liệt vào danh sách "Những tên khủng bố cần được theo dõi nghiêm ngặt".
Julian Assange.
Khi sự việc còn chưa ngã ngũ, thì câu chuyện giữa Hammond, cũng như những người ủng hộ hacker này, và những người thi hành luật pháp sẽ còn dai dẳng trong một thời gian tương đối dài nữa, tương tự như câu chuyện chúng ta đã được chứng kiến với Julian Assange, nhà báo người Úc với khát vọng tạo ra một thế giới minh bạch hơn thông qua việc tung những tài liệu mật của nhiều quốc gia lên mạng internet qua trang web của ông, WikiLeaks.
Theo Genk
Hacker tấn công China Telecom và Warner Bros. Sau Anonymous và LulzSec, đến lượt tổ chức hacker quốc tế SwaggSec vừa tấn công và lấy đi 900 thông tin đăng nhập từ Công ty China Telecom, một nạn nhân khác trong vụ này là Tập đoàn giải trí Warner Bros. Ngày càng xuất hiện nhiều tổ chức hacker quy mô quốc tế, đe dọa hệ thống điện tử của các cá...