3 giai đoạn phục hồi vóc dáng sau sinh đánh tan nỗi lo của chị em phụ nữ
3 giai đoạn phục hồi vóc dáng sau sinh đánh tan nỗi lo của các chị em phụ nữ mà bacuti.vn giới thiệu sau đây phần nào sẽ giúp quý chị em phần nào hồi phục vóc dáng nhanh chóng, trở về trạng thái như xưa theo 3 giai đoạn. sau khi trải qua giai đoạn đầy khó khăn để thực hiện thiên chức làm mẹ. Sau sinh, vóc dáng chị em hoàn toàn thay đổi, các số đo ba vòng trở nên xa lạ. Tham khảo bài viết sau đây để lấy lại số đo 3 vòng vốn có mẹ nhé!
Giai đoạn thứ nhất:
Giai đoạn này kéo dài trong 4 tuần lễ đầu tiên sau khi sinh gọi là giai đoạn ở cữ. Trong thời gian này cơ quan sinh dục của người mẹ thay đổi nhiều, phục hồi cũng nhanh nhất. Chị em phụ nữ cần chú ý đến những vấn đề sau:- Giữ cho cơ thể sạch sẽ, nhất là vệ sinh âm hộ sạch sẽ bằng cách dùng các dung dịch vệ sinh phụ nữ như Lactacyd FH, Gynoformin… pha loãng trong nước đun sôi để nguội dùng để rửa vùng âm hộ và tầng sinh môn ở bên ngoài, luôn giữ khô thoáng, đề phòng viêm nhiễm sau khi sinh. Nên tắm vào buổi sáng hay buổi chiều, tránh tắm tối và đêm, không nên ngâm mình trong nước, tắm nước ấm, tránh tắm nước lạnh.
- Nhiệt độ trong phòng phải thích hợp, vì có em bé nên nhiệt độ phòng trung bình 26 – 28oC, tốt nhất nên dùng khí trời nên mở rộng các cửa sổ để thoáng khí.
- Chăm sóc tốt bầu vú, mỗi khi cho bé bú cần lau sạch bầu vú và nặn bỏ giọt sữa đầu, cố gắng cho bé bú hết bầu vú bên này rồi sang bầu vú bên đối diện, không nên cho bé bú lưng chừng g vì tuyến vú sẽ không tiết ra sữa nhiều mà còn làm tăng nguy cơ cương sữa, dễ dưa đến tắc tuyến sữa. Vệ sinh bầu vú sau mỗi lần cho bé bú bằng nước ấm, luôn giữ sạch và khô bầu vú.
- Nghỉ ngơi hoàn toàn không làm việc để phục hồi cơ thể.
- Ăn uống: trải qua quá trình vượt cạn thành công, sức lực cơ thể có phần bị hao hụt do mất máu trong lúc sinh, do mệt và mất sức trong lúc chuyển dạ, việc bồi bổ sức khỏe là rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn này. Cần cung cấp nhiều chất đạm như thịt nạc heo, thịt bò, trứng sữa, thức ăn nấu chín và ăn nhiều thức ăn có rau xanh và trái cây chín. Không ăn thức ăn sống, lạnh và tanh.
- Tinh thần vui vẻ, tránh kích thích thần kinh. Ở giai đoạn này rất cần sự hỗ trợ của người chồng và gia đình, cần quan tâm và chăm sóc ân cần.
- Đối với chị em sinh thường hay sinh mổ có thể giữ dáng, tránh xệ bụng bằng cách nịt bụng bằng vải thun hay cotton vào tuần lễ thứ 2 sau sinh. Băng nịt bụng có chiều ngang khoảng 15 – 20cm, chú ý khi nịt bụng không nên quá chặt vì gây tức bụng và khó thở, băng vừa phải cảm giác dễ chịu thoải mái.
- Giải trí: nghe nhạc, xem phim hài rất tốt, tránh xem phim hành động hay những bộ phim tình cảm nhiều tâp vì nó khiến chị em phụ nữ những lo lắng ở mỗi bộ phim, điều này không tốt cho bà mẹ đang cho con bú.
Video đang HOT
- Tập luyện cơ thể: có thể đi bộ nhẹ nhàng vào tuần lễ thứ 2 trở đi, tránh nằm nhiều vì có thể gây bế sản dịch, tập thể dục với những động tác nhẹ nhàng vào buổi sáng khi mặt trời mọc, nên kết hợp tắm nắng cho bé, khoảng thời gian 30 phút.
Giai đoạn này không nên quan hệ tình dục .Vì con sản dịch, tử cung còn lớn, cổ tử cung còn hé mở, tầng sinh môn chỗ vết may chưa lành hẳn.
Giai đoạn thứ hai:
Giai đoạn này kéo dài khoảng 4 – 6 tuần sau khi sinh. Những thay đổi về mặt giải phẫu và sinh lý trong thời kỳ mang thai và sinh nở cũng như sự thay đổi toàn bộ các bộ phận trong cơ thể cơ bản sẽ phục hồi trở lại bình thường trong giai đoạn này. Vì vậy, ở giai đoạn này chị em phụ nữ cần chú ý vấn đề sau:
- Vệ sinh toàn thân và bộ phận sinh dục luôn sạch sẽ, băng khô ráo.
- Duy trì cho con bú ngày đêm, giai đoạn này bé bú nhiều hơn so với giai đoạn đầu, trung bình mỗi 2 giờ bé bú một lần, lượng sữa 80 – 100ml. Để có đủ sữa mẹ cho bé bú, mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngoài ba bữa chính là sáng, trưa và chiều, cần ăn xen kẽ giữa cách bữa chính, như ăn phở, hủ tíu, bánh canh hay uống 1 ly sữa, trái cây chín…
- Ở giai đoạn này cần được nghỉ ngơi, làm việc nhẹ. Cần ngủ đủ giấc trung bình mỗi ngày 8 – 10 tiếng, buổi trưa khoảng 2 tiếng, đêm 8 tiếng, để cơ thể lấy lại sức khỏe cũng như thay đổi giải phẫu và sinh lý được trở lại ban đầu.
- Hoạt động rèn luyện thân thể, có thể đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 phút. Cần tạm ngưng chơi các môn bơi, cầu lông, môn chạy, thể dục nhịp điệu… vì cơ thể đang trở về trạng thái ban đầu, nếu hoạt động quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Vẫn duy trì băng nịt bụng hàng ngày, ban đêm nên tháo nịt để cho cơ thể điều hòa nhịp thở cũng như nằm nghỉ được thoải mái.
- Sau 4 tuần lễ, chị em phụ nữ cần đi tái khám về sản phụ khoa, đánh giá vết may tầng sinh môn hay vết mổ sinh cũng như siêu âm tổng quát. Để có kế hoạch ngừa thai sau sinh theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời bé cũng được đi khám để đánh giá sức khỏe về cân nặng và chiều dài, chuẩn bị tiêm ngừa theo lịch quy định.
Giai đoạn thứ ba:
Giai đoạn từ 6 tuần trở đi đến 1 năm sau khi sinh. Sau khi sinh 8 tuần cơ thể người phụ nữ đã hoàn toàn phục hồi, người phụ nữ có thể lao động sinh hoạt, làm việc bình thường, vợ chồng có thể quan hệ tình dục trở lại. Tuy nhiên, đây vẫn là thời kỳ người mẹ cho con bú nên trong mọi hoạt động, ăn uống người mẹ cần giữ gìn sức khỏe và bảo vệ nguồn sữa và một số điểm cần lưu ý.
- Duy trì chế độ nghỉ ngơi, thời gian làm việc trung bình 6 – 8 tiếng. Tránh thức khuya và làm việc trong môi trường độc hại, công việc nặng nhọc, đòi hỏi phải gắng sức.
- Giai đoạn này bắt đầu có kinh trở lại, việc ngừa thai là điều cần thiết vì để có thời gian chăm sóc cho bé và phuc hôi sưc khoẻ . Tuỳ theo điêu kiên kinh tế, thời gian và sự phù hợp của cơ thể mà chị em lựa chọn phương pháp ngừa thai như đặt vòng tránh thai, uống thuốc ngừa thai…
- Vẫn duy trì băng nịt bụng trong thời gian trung bình 3 tháng, giúp cho cơ thể phần bụng được vững chắc, không bị xệ. Chỉ nên duy trì vào ban ngaỳ khi hoạt động làm việc , ban đêm nên tháo ra giúp cho hô hấp và tuần hoàn được lưu thông tốt.
- Tập luyện và thể dục thể thao: giai đoạn này trở đi, cơ thể đã hoàn toàn hồi phục, vóc dáng thân hình đã trở về như xưa. Chị em phụ nữ có thể tham gia các môn thể dục, thể thao mà mình yêu thích. Chú ý tránh các môn thể thao mạọ hiêm, môn thể thao gắng sức vì nó có ảnh hưởng đến sức khỏe và việc cho bé bú mẹ.
- Cần tiêm ngừa cho bé đầy đủ đúng theo lịch đã quy định trong sổ sức khỏe của bé.
Chú ý quan tâm 3 giai đoạn hồi phục vóc dáng sau sinh này để có thêm thật nhiều thông tin cũng như kiến thức bổ ích cho việc trở lại cuộc sống bình thường với 1 cân nặng ổn định và 1 vóc dáng hoàn hảo nhé! Chúc mẹ thật nhiều sức khỏe, nhớ ghé thăm bacuti.vn thường xuyên để có thêm thật nhiều thông tin bổ ích!
Theo Bacuti
Làm sao tránh béo phì ở phụ nữ mang thai và sau sinh hiệu quả
Làm sao tránh béo phì ở phụ nữ mang thai và sau sinh là câu hỏi nan giải được rất nhiều phụ nữ quan tâm. Khi đời sống được cải thiện, lúc mang thai và nuôi con bú người phụ nữ được chăm sóc nhiều hơn, dẫn nhiều người đến hậu quả không mong muốn: béo phì. Để giảm cân, nhiều người tìm đến thuốc giảm béo, phẫu thuật cắt bỏ mỡ bụng hoặc đến các salon thẩm mỹ đánh tan mỡ bằng biện pháp quấn nóng, xoa bóp... với hy vọng số đo 3 vòng giảm đi, nhưng vẫn còn đó nhiều vấn đề cho căn bệnh này. Bài viết sau đây sẽ giúp các chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về căn bệnh béo phì này.
Ăn uống quá mức và ít luyện tập làm phụ nữ mang thai và sau sinh ngày một béo phì
Hiện nay rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai và cho con bú mắc phải chứng tăng cân quá mức, gây nhiều hậu quả không tốt cho sức khỏe. Với thể trạng của phụ nữ Việt Nam hiện nay hầu hết dưới 1m60cm, cân nặng cần thiết trong quá trình mang thai tăng trong vòng từ 10-15kg là bảo đảm. Tuy nhiên một hiện thực cho thấy là khi đời sống kinh tế được cải thiện, người ta chăm sóc nhiều hơn đến dinh dưỡng và các bà bầu đã ăn uống vô tội vạ, như một kiểu "ăn lấy được". Hậu quả là trọng lượng cơ thể không tương xứng với cân nặng, thai quá to khiến họ không thể sinh theo đường tự nhiên mà phải phẫu thuật lấy thai, nguy cơ tai biến sản khoa cũng nhiều hơn. Những người tăng cân quá mức nếu khi chuyển dạ không được chuyển đến bệnh viện kịp thời có thể gặp những tai biến nguy hiểm cho cả mẹ và con. Những trẻ sinh ra trên 4kg sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ như người mẹ có thể mắc phải đái tháo đường, trẻ lớn lên cũng dễ mắc chứng béo phì và hội chứng rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, đái tháo nhạt...) hoặc bệnh tim mạch. Điều kiện ăn uống không hợp lý cộng với thói quen lười vận động khiến các sản phụ vẫn tiếp tục tăng cân sau sinh. Những phụ nữ thời con gái cân nặng khoảng 45- 50kg thì sau khi sinh con có cân nặng 70- 80 kg không phải là hiếm, thậm chí còn nặng hơn thế.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và giảm khả năng tình dục
Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, nguy hiểm hơn là gây ra nhiều chứng bệnh, làm giảm tuổi thọ và mất nhiều chi phí điều trị. Theo thống kê, người béo phì có tỷ lệ mắc bệnh tim và tắc nghẽn mạch máu não cao gấp 2 lần người có cân nặng bình thường, những căn bệnh như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp... đều rất phổ biến. Như vậy tuổi thọ của những đối tượng này giảm khoảng 4-8 năm so với người bình thường, chưa kể đến những trường hợp đột tử. Người béo phì còn giảm khả năng lao động và nhất là sức bền trong vận động, chức năng hô hấp, sinh sản cũng bị hạn chế, hay mắc phải các bệnh gan mật nhất là sỏi mật, gan nhiễm mỡ, gút... và điều đặc biệt phổ biến là dễ mắc các bệnh nội tiết, trong đó đái tháo đường là biến chứng hay gặp nhất.
Riêng đối với phụ nữ khi bị béo phì rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, kinh nguyệt bị rối loạn làm giảm khả năng sinh sản và hoạt động tình dục. Tình trạng viêm nhiễm nếu không được điều trị tốt dễ dẫn đến viêm dính tử cung, vòi trứng, thậm chí ung thư tử cung, viêm bàng quang, đường tiết niệu, thận.
Các biện pháp phòng ngừa
Chỉ nên ăn đủ: Cho dù khi mang thai người phụ nữ không chỉ ăn cho mình mà còn phải nuôi thai nhi, thức ăn bảo đảm cân đối chất đạm, đường, xơ... nhưng không nên ăn quá nhiều bánh, kẹo, nhất là đồ ăn sẵn. Không bao giờ để cho cơ thể quá đói nhưng cũng không nên trong tình trạng ăn no quá mức. Để kiểm soát tốt cân nặng, nên đi khám thai thường xuyên và kiểm tra cân nặng của mẹ và em bé, các bác sĩ sẽ cho lời khuyên điều tiết ăn uống hợp lý. Cần chú ý, các bà mẹ trong thời kỳ nuôi con bú không nên nhịn ăn hay dùng thuốc giảm béo. Người ta cũng nhận thấy rằng những phụ nữ sinh con sau tuổi 25 thì nguy cơ béo sẽ ngày càng tăng lên.
Cần duy trì vận động hằng ngày: Nhiều người đặt ra câu hỏi là khi có thai nên tập luyện thế nào cho tốt, có cần thiết phải tập luyện ngay từ khi mới bắt đầu có thai hay không? Tập luyện cần được duy trì ngay cả trước và sau sinh, tuy nhiên đối với những người có tiền sử sảy thai thì 3 tháng đầu cần vận động hạn chế, còn người khỏe mạnh thì vẫn tiến hành những biện pháp như đi bộ hay tập yoga. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tập luyện thời kỳ mang thai không chỉ giúp cơ thể dẻo dai hơn khi đẻ mà còn làm cho quá trình trao đổi chất giữa mẹ và con được tốt hơn, tăng sức đề kháng của cơ thể mẹ, giảm được nhiễm độc thai nghén, có thể duy trì nguồn sữa dài hơn và chất lượng hơn.
Tập thể dục
Cần đi khám nếu sau sinh vẫn tiếp tục béo phì: Đây là điều các sản phụ thường chủ quan, nhất là khi kinh nguyệt thất thường, có biểu hiện viêm ngứa cơ quan sinh dục. Quan trọng hơn những người này cần kiểm tra đường huyết, mỡ máu để điều trị sớm các bệnh mạn tính khác.
Căn bệnh béo phì ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như tình trạng sức khỏe gây nên nhiều căn bệnh không mong muốn. Chị em phụ nữ hãy tham khảo bài viết trên đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như có cách phòng ngừa hợp lý nhé! Chúc mẹ có sức khỏe thật tốt để chăm sóc con yêu phát triển toàn diện.
Theo Bacuti
Những bí quyết lấy lại vẻ tự tin cho bà mẹ sau sinh Sau khi sinh, nhiều bà mẹ thường hay lo lắng và mặc cảm về vóc dáng của mình, vì sau khi sinh họ cảm thấy tự ti khi không còn sắc vóc như xưa. Nhưng các bà mẹ lại không biết chúng ta càng lo âu thì tình trạng càng trở nên tệ hơn. Thế thì sau phải như thế hỡi các bà...