3 đứa trẻ béo phì từng khiến bố định bán thận để chạy chữa giờ ra sao?
Ông bố nghèo từng có ý định bán một quả thận để có tiền chữa trị cho ba đứa con bị bệnh béo phì.
Ảnh minh họa
Năm 2015, cộng đồng mạng thế giới xôn xao trước câu chuyện một gia đình ở Gurjarat, Ấn Độ có tới 3 đứa con cùng bị mắc bệnh béo phì.
Khi đó Yogita Rameshbhai Nandwana (5 tuổi), Anisha (3 tuổi) và cậu em trai út Harsh (18 tháng tuổi) lần lượt sở hữu trọng lượng cơ thể bất thường là 45kg, 34kg, 15kg. Cả 3 chị em đều có tên trong danh sách những em bé béo nhất thế giới.
Những đứa trẻ luôn cảm thấy đói và có thể ăn suốt cả ngày.
Các bé luôn có cảm giác đói và đòi ăn liên tục trong ngày. Yogita và Amisha thường ăn bữa sáng với khẩu phần gồm 6 quả chuối, 8 bánh chapatis; sau đó là nửa kg gạo và 3 bát cà ri cho bữa trưa. Bữa tối, hai chị em ăn 6 gói khoai tây chiên giòn, 5 gói bánh quy, 12 quả chuối. Ngoài ra, cả 2 còn tiêu thụ hết 1 lít sữa và 1 lít Coca mỗi ngày.
Cha của 3 đứa trẻ là anh Rameshbhai Nandwana (39 tuổi) dù rất muốn chạy chữa cho các con nhưng hoàn cảnh kinh tế không cho phép. Nhiều lần anh đã nghĩ đến việc bán một quả thận để có tiền đưa các con lên thành phố chữa bệnh.
Video đang HOT
Người cha nghèo từng nghĩ đến chuyện bán thận để chữa trị cho 3 con.
Anh Rameshbhai Nandwana chỉ kiếm được khoảng 35 bảng Anh (1,1 triệu đồng) một tháng từ công việc lao động chân tay vất vả. Căn bệnh của các con càng khiến gia đình nghèo thêm túng quẫn. Anh luôn phải chi hết số tiền kiếm được để thỏa mãn cơn thèm ăn của các con mình.
“Có thời điểm tôi chỉ được trả 1 bảng Anh cho 1 ngày công, có lúc còn không có việc để làm. Tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì có thể để kiếm tiền. Tôi luôn lo lắng về việc cho những đứa con của mình ăn. Khi không có tiền, tôi đã vay mượn của anh em, bạn bè”, anh Rameshbhai cho biết.
Thu nhập ít ỏi của hai vợ chồng chỉ đủ cho các con ăn đã là may mắn chứ đừng nói đến tiền chạy chữa. Với thân hình quá khổ, ba đứa trẻ cũng không thể di chuyển nhiều, phần lớn thời gian chúng ở nhà chơi với nhau.
Câu chuyện sau khi được đăng tải đã khiến nhiều người thương cảm. Không chỉ bởi tình trạng sức khỏe đáng lo ngại của 3 em mà họ còn thương cho dáng hình gầy guộc, chất chứa biết bao nỗi lo lắng của người cha.
Sau đó, nhiều nhà hảo tâm đã ngỏ ý giúp đỡ, trong đó có cả một bệnh viện công lập ở địa phương. Tuy nhiên, ngay cả khi thực hiện cắt giảm khẩu phần ăn, tình trạng của các em vẫn không có nhiều biến chuyển. Không ai có thể giúp những đứa trẻ giảm cân lâu dài và giữ được sức khỏe ổn định.
Các bé đã được làm phẫu thuật thu nhỏ dạ dày vào năm 2018.
Thời điểm năm 2018, khi cân nặng 2 con gái lớn đạt ngưỡng 82kg và 59kg kèm theo chứng bệnh gan nhiễm mỡ và khó thở khi ngủ, gia đình anh Rameshbhai bất ngờ nhận được lời mời từ bác sĩ Mahendra Narwaria. Bác sĩ Mahendra là bác sĩ phẫu thuật bệnh lý hàng đầu châu Á, đến từ Phòng khám bệnh lý châu Á ở Ahmedabad, miền Tây Ấn Độ. Ngay lập tức, cả gia đình họ đã lên chuyến tàu lửa kéo dài 9 tiếng đồng hồ đến gặp vị này mong tìm lấy hi vọng sống cho các con.
Bác sĩ Narwaria hứa giúp đỡ các con anh Rameshbhai hoàn toàn miễn phí, đồng thời đề nghị gia đình cho các em phẫu thuật thu nhỏ dạ dày.
“Tôi đã đọc được câu chuyện của họ trên mặt báo. Nếu cứ tiếp tục để tình trạng ấy kéo dài, những đứa trẻ sẽ không được sống đến tuổi trưởng thành. Chúng cần sự giúp đỡ để giảm cân, sau đó lên kế hoạch lâu dài để ổn định sức khỏe”, bác sĩ Narwaria nói.
Trọng lượng của 2 bé gái đã dần giảm xuống và khả năng hô hấp của các em cũng tốt hơn.
Một tháng sau ca phẫu thuật thành công, cân nặng của Yogita và Amisha đều có dấu hiệu giảm xuống đáng kể. Cụ thể, Yogita đã giảm được 9kg và Amisha giảm được 10kg, sức khỏe và khả năng hô hấp của các em cũng được cải thiện. Vì còn quá nhỏ nên cậu con trai út chưa thể sử dụng phương pháp phẫu thuật.
Trong khoảng 2 năm, các bé sẽ giảm được khoảng 80 đến 90% trọng lượng dư thừa, dạ dày sẽ trở lại bình thường trong khoảng 5 năm nữa. Tuy nhiên, để không tăng cân trở lại các em phải tăng cường vận động và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Hai con của anh Rameshbhai sẽ phải theo dõi bệnh lý suốt đời dù đã trải qua ca phẫu thuật thành công tốt đẹp.
Dù vậy với gia đình anh Rameshbhai đây thực sự đã là một phép màu.”Đã có lúc tôi tự hỏi liệu có ai thực sự giúp được mình hay không. Có nhiều người liên hệ và đã để lại cho tôi cảm giác tràn đầy hy vọng, nhưng họ chỉ muốn nhìn thấy các con của tôi, họ không có ý định giúp đỡ. Nhờ bác sĩ Narwaria, các con của tôi có cơ hội sống trong một tương lai tốt đẹp hơn”, anh nói.
Những nguyên nhân bất thường khiến nước tiểu nặng mùi
Có nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi nồng bất thường, từ những nguyên nhân vô hại đến những vấn đề sức khỏe đáng lưu ý.
Thực phẩm mà bạn ăn: Thủ phạm gây ra tình trạng nước tiểu nặng mùi có thể là những thực phẩm như măng tây, hành, tỏi, cá hồi, cà ri, cải brussels, hay một số loại cà phê.
Không uống đủ nước: Uống ít nước là nguyên nhân hàng đầu khiến nước tiểu nặng mùi và sậm màu. Bạn cần chú ý uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để cấp đủ nước cho cơ thể.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường: Đi tiểu thường xuyên và nước tiểu nặng mùi là những dấu hiệu đầu tiên của tiền tiểu đường và tiểu đường loại II. Đỏ là bởi lượng đường thừa được bài tiết qua nước tiểu; khi đường huyết tăng cao, lượng đường thải ra sẽ khiến nước tiểu nặng mùi.
Tác dụng phụ của thụt rửa: Thụt rửa âm đạo là một cách vệ sinh vùng kín sai lầm, bởi cách này có thể làm rối loạn cân bằng pH và cân bằng vi khuẩn âm đạo, gây ra nhiều vấn đề về phụ khoa và bài tiết, trong đó có tình trạng nước tiểu nặng mùi.
Viêm đường tiết niệu: Viêm đường tiết niệu là một nguyên nhân phổ biến khiến nước tiểu khai nồng, đục và có máu. Khi tình trạng viêm trở nặng, bạn có thể cảm thấy đau buốt khi đi tiểu.
Rối loạn di truyền: Một số bệnh di truyền có thể là nguyên nhân gây tình trạng nước tiểu nặng mùi, như hội chứng mùi cá - một căn bệnh trao đổi chất khiến cơ thể người bệnh bốc mùi dù vệ sinh sạch sẽ. Nước tiểu, mồ hôi và hơi thở của người mắc bệnh này có thể có mùi chua hoặc khai nồng.
Nhiễm trùng nấm men: Khi vi khuẩn trong âm đạo trở nên mất cân bằng, phụ nữ có thể bị nhiễm trùng nấm men. Một trong những triệu chứng của nhiễm trùng nấm men là nước tiểu nặng mùi.
Dấu hiệu mang thai: Khi mang thai, trong cơ thể người phụ nữ xảy ra rất nhiều những thay đổi về nội tiết, và một số thai phụ sẽ gặp tình trạng nước tiểu nặng mùi. Đây là một triệu chứng bình thường và rất phổ biến ở phụ nữ mang thai.
Rụng trứng: Tương tự như khi mang thai, khi rụng trứng, cơ thể người phụ nữ cũng trải qua những thay đổi về hormone, khiến nước tiểu nặng mùi amoniac hơn.
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs): Một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs) có thể khiến nước tiểu khai nồng hơn. Bệnh chlamydia là bệnh STDs thường gây ra tình trạng này nhất./.
7 thực phẩm khiến cơ thể có mùi khó chịu Thức ăn nhanh, cà phê, tỏi... là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hơi thở có mùi. 1. Măng tây: Lauren Harris-Pincus - chuyên gia về thực phẩm - cho biết: "Măng tây chứa các hợp chất lưu huỳnh, có thể tạo mùi hôi cho cơ thể. Tuy nhiên, tờ Eat This cũng bổ sung thêm rằng một số người may mắn...