3 điều phụ nữ nên giữ bí mật nếu muốn sống hạnh phúc
Không công khai 3 điều này chính là bước đơn giản nhất để bắt đầu cuộc sống thảnh thơi, không nhiều chuyện rắc rối.
Không thể phủ nhận một sự thật rằng mạng xã hội giúp mọi người kết nối và chia sẻ về cuộc sống với nhau dễ dàng, nhanh chóng hơn. Những cái thả tim hoặc những lời bình luận an ủi dường như ngay lập tức có thể khiến bạn cảm thấy tâm trạng tốt lên.
Tuy nhiên, những cảm xúc này sẽ tan biến rất nhanh. Các chuyên gia tâm lý ước tính cảm xúc tích cực đến từ việc tương tác trên mạng xã hội chỉ duy trì được tối đa trong vòng 3 tiếng. Trong khi đó, những cảm xúc tiêu cực như bị miệt thị, công kích, tấn công trên mạng xã hội lại có thể kéo dài ít nhất 30 giờ đồng hồ.
Chia sẻ về những tác động của mạng xã hội lên đời sống tinh thần của một người, Stephanie Reeds – Chuyên gia Tâm lý về các mối quan hệ xã hội cho biết: ” Bạn càng ít chia sẻ những vấn đề riêng tư trên mạng xã hội, cuộc sống của bạn càng ít bị làm phiền bởi những điều không đáng để bạn phải bận tâm”.
Ảnh minh họa
Cụ thể, dưới đây là 3 điều mà bạn tuyệt đối không nên công khai trên mạng xã hội, theo quan điểm của Stephanie Reeds:
1. Tình trạng mối quan hệ
Phụ nữ có xu hướng chia sẻ nhiều hơn về tình yêu của họ trên mạng xã hội: Một bức ảnh tình tứ với nửa kia, một vài dòng nhung nhớ bâng quơ, hoặc cũng có thể là sự hờn giận, bực tức.
Tất cả những điều này có thể khiến bạn ngay lập tức cảm thấy niềm vui nhân lên gấp đôi hoặc nỗi bực dọc giảm đi một nửa. Nhưng về lâu dài, thói quen này sẽ làm việc giải tỏa cảm xúc của bạn bị phụ thuộc vào mạng xã hội.
” Nếu bạn gặp rắc rối với nửa kia, hãy trao đổi trực tiếp với họ. Vấn đề chỉ thực sự được giải quyết từ chính nơi nó bắt đầu. Bạn cũng có thể chia sẻ với một vài người bạn thân thiết nhưng không phải là tống hết chúng lên mạng xã hội. Điều đó hoàn toàn không có tác dụng với vấn đề bạn đang gặp phải” – Stephanie Reeds đưa ra lời khuyên.
Video đang HOT
2. Những khó khăn chưa được giải quyết
Tương tự như khi gặp rắc rối với tình yêu, cảm giác muốn được giải tỏa sự bực tức, bế tắc đôi khi sẽ thôi thúc bạn phải chia sẻ ngay những bức bối trong lòng với người khác. Và chẳng có phương thức nào nhanh hơn là biên một vài dòng rồi đăng lên mạng xã hội.
Ảnh minh họa
” Mọi người không thực sự quan tâm đến vấn đề của bạn như bạn vẫn nghĩ. Bởi cuộc sống của ai cũng có những rắc rối, những mệt mỏi và khúc mắc chưa được giải quyết.
Chúng ta đều ưu tiên quan tâm những vấn đề của cá nhân mình trước” – Stephanie Reeds chia sẻ.
Chính vì thế, hãy hạn chế tối đa việc chia sẻ, than thở về những khó khăn của bản thân trên mạng xã hội.
Tiền nong luôn là chuyện nhạy cảm dù dưới bất kỳ hình thức nào. Khoe khoang về thu nhập cá nhân hay than nghèo kể khổ trên mạng xã hội cũng không phải là một ngoại lệ.
Bạn có thể nghĩ rằng việc chụp màn hình tin nhắn báo tiền lương vài chục, hoặc vài trăm triệu sẽ khiến nhiều người phải trầm trồ, ngưỡng mộ mình vì đó hoàn toàn không phải là một con số nhỏ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nếu bạn giàu, sẽ luôn có người giàu hơn bạn.
Bạn không cần phải cố gắng tỏ ra khiêm tốn hoặc tự đánh giá thấp năng lực của bản thân. Vấn đề ở đây chỉ là đừng công khai khoản thu nhập hoặc số dư tài khoản. Theo Stephanie Reeds, hành động này sẽ khiến người khác có ác cảm với bạn hơn là thiện cảm.
” Hầu hết chúng ta đều sử dụng ít nhất một trang mạng xã hội nào đó. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc biết tiết chế và dùng nó một cách tích cực với cuộc sống của mình” - Stephanie khẳng định.
Trước khi nghỉ hưu, bằng mọi giá phải ép mình làm 3 điều kẻo về già ân hận
Trong những năm tháng tuổi còn trẻ, sức khỏe còn dồi dào, ta cần làm xong 3 việc quan trọng.
Mỗi chúng ta lại có những mục tiêu khác nhau trong cuộc sống. Người trẻ luôn nỗ lực hết mình trong công việc với hy vọng sẽ gặt hái nhiều thành công trước khi già đi. Trong những năm tháng tuổi trẻ, ta cần hoàn thành đủ 3 việc để khi về già không phải sống trong nuối tiếc, khổ sở.
Nếu có được 3 điều này, chúng ta sẽ không phải lo lắng khi già đi sống thiếu thốn, khổ sở.
Muốn sống an nhàn khi về già, ta cần làm 3 việc khi còn trẻ. (Ảnh minh họa: Internet)
1. Lập kế hoạch tài chính để tuổi già không chật vật
Khi già đi, sức khỏe con người suy giảm nên khó có thể lao động. Lúc này, nhiều người phải sống dựa dẫm vào con cái, thậm chí còn bị con cái hắt hủi vì không có tiền trong tay. Nếu muốn có 1 tuổi già thật bình yên và an nhàn, hãy chuẩn bị cho mình 1 nền tảng tài chính ổn định, vững chắc, đủ để có thể tự lo cho bản thân mà không cần nhờ vả ai.
Trước lúc nghỉ hưu, cần chú ý về vấn đề tài chính. (Ảnh minh họa: Internet)
Khi về già, con người thường xuyên đau ốm, việc lui tới bệnh viện chữa trị diễn ra thường xuyên hơn. Điều này khiến chúng ta mất đi 1 khoản tiền không nhỏ. Vì thế, khi còn trẻ hãy cố gắng tích cóp tiền, gửi tiết kiệm 1 khoản để chủ động chi tiêu.
Nếu có 1 khoản tiền trong tay, chúng ta sẽ yên tâm nghỉ hưu và tận hưởng cuộc sống. Lúc về già không nhất thiết phải giàu có nhưng dù sao cũng cần có tiền trong tay để không phụ thuộc vào ai.
2. Quản lý sức khỏe của bản thân
Thứ quý giá nhất trên đời này có lẽ là sức khỏe. Nếu con người không có sức khỏe thì mọi thứ đều trở thành vô nghĩa. Khi con người đã ốm bệnh, dù có nhiều tiền cũng trở thành thứ thừa thãi, không giải quyết được vấn đề gì.
Vì vậy, khi còn trẻ chúng ta cũng cần quản lý sức khỏe của bản thân thật tốt. Dù bận rộn hay áp lực bạn cũng cần giữ tâm lý thoải mái, đảm bảo ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu có điều kiện chúng ta cần đi khám định kỳ để hiểu rõ hơn về sức khỏe của mình.
Nếu cơ thể có dấu hiệu không ổn, hãy thăm khám bác sĩ và chữa trị dứt điểm để tránh những hệ lụy về sau. Bạn cũng cần giữ đời sống tinh thần ổn định, phong phú, biết yêu thương chính mình, tránh để bản thân rơi vào tình trạng tiêu cực.
Sống lạc quan là điều cần thiết để có một sức khỏe tốt, về già không phải lo lắng nhiều. (Ảnh minh họa: Internet)
Nếu như khi còn trẻ chúng ta không biết cách điều dưỡng sức khỏe, về già sẽ khó sống thọ. Hơn nữa, nhiều người còn phải sống trong bệnh tật sau khi về hưu, ảnh hưởng tới con cái, người thân trong gia đình.
3. Có 1 công việc ổn định
Bên cạnh sức khỏe, có một công việc ổn định, lâu dài là điều nhiều người mong muốn. Khi còn trẻ, chúng ta cần xác định rõ đâu là công việc mình ưa thích, liệu nó có tiềm năng phát triển trong tương lai hay không và gắn bó với nó.
Khi mới bước vào đời, chúng ta hãy dành nhiều thời gian để tìm hiểu xem bản thân mình thích ngành nghề gì, có phù hợp với nó hay không. Sau khi đã xác định được, hãy cố gắng để gặt hái những thành tựu mới, đạt mục tiêu mà mình đề ra.
Nếu như đến khi về già, sức khỏe suy yếu bạn vẫn không có được 1 công việc ổn định thì cuộc sống sẽ rất khó khăn. Lúc này những khó khăn về tài chính sẽ đè nặng khiến bạn sống trong sự lo lắng và bất an.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thêm cho mình một vài công việc phụ để làm. Có thể đây là những công việc không đem lại thu nhập đáng kể nhưng sẽ giúp tuổi già trôi qua ý nghĩa và thú vị hơn. Lúc này, việc tìm cho mình một sở thích và lấp đầy khoảng thời gian trống trở thành ưu tiên hàng đầu.
Cách thoát khỏi cảm giác thiếu an toàn để sống hạnh phúc Sadhguru nói: "Thật ra thì cuộc sống này không hề có cái gọi là an toàn tuyệt đối". "Bạn hãy sống thật trọn vẹn, như thể ngày mai là ngày cuối cùng trong đời vậy!". Đây là câu nói tâm đắc của bậc thầy Yoga Ấn Độ Sadhguru trong một buổi tọa đàm khi được hỏi về vấn đề: Làm thế nào để...