3 điều kiêng kỵ trong ngày rằm tháng 7 để xua đuổi vận đen
Rằm tháng 7 âm lịch được dân gian gắn liền với nhiều điều xui xẻo và không may mắn. Vậy chúng ta cần chú ý kiêng kỵ điều gì?
Ngày 15 tháng 7 âm lịch không chỉ là ngày rằm tháng 7 mà còn là ngày lễ Vu Lan và ngày Xá tội vong nhân với lễ cúng cô hồn.
Nhiều người sợ ngày này và cho rằng đó là một ngày xấu. Tuy nhiên đây là một ngày rất ý nghĩa để thờ cúng tổ tiên và báo hiếu. Nếu chú ý 3 điều kiêng kỵ dưới đây, bạn có thể giữ gìn sức khỏe, xua đuổi vận đen và mang lại điềm lành cho suốt nửa năm còn lại!
1. Tránh treo chuông gió cạnh giường
Để thay đổi phong thủy trong gia đình, nhiều người sẽ thay đổi từ trường trong nhà bằng cách treo chuông gió để thu hút vận may.
Ngoài ra những chiếc chuông gió đẹp còn có thể tô điểm thêm màu sắc cho ngôi nhà, đặc biệt là khi gió thổi tiếng chuông kêu leng keng thật dễ chịu.
Chuông gió tuy tốt nhưng lại cấm kỵ treo trong ngày rằm tháng 7 bởi vì chuông gió còn có tác dụng chiêu vong. Theo dân gian truyền lại, khi mở Quỷ môn vào rằm tháng 7, nếu treo chuông gió trong nhà có thể có thể dụ quỷ hồn vào nhà.
Đặc biệt kiêng kỵ treo chuông gió ở đầu giường, vì đầu giường là nơi ngủ của con người. Khi ta ngủ sâu vào ban đêm là lúc sức khỏe yếu nhất, nếu treo chuông gió ở đầu giường vào ngày rằm tháng 7 thì người đang ngủ sẽ dễ bị những thứ không sạch sẽ xâm nhập.
Vì vậy để tránh rước những điều xui xẻo vào mình, bạn không treo chuông gió trên đầu giường khi rằm tháng 7 đến. Giải thích theo khoa học vì tiếng chuông có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm mất giấc ngủ sâu và khiến con người mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau và không tốt về lâu dài.
Video đang HOT
2. Đừng bơi trong nước
Vào mùa hè nóng nực, nhiều người thích bơi trên sông hồ để giải nhiệt, nhưng trước và sau rằm tháng 7 không nên bơi nữa bởi hai lý do.
Lý do thứ nhất, rằm tháng bảy là lúc Quỷ môn mở ra, rất nhiều ma quỷ sẽ được thả ra dương gian. Những nơi có nước trở thành nơi không an toàn nhất do nhiều hồn ma ẩn nấp dưới nước. Nếu bơi trên sông vào thời điểm này sẽ có khả năng trở thành thế thân cho quỷ nước, vì vậy đừng bơi trên sông trước và sau rằm tháng 7.
Nguyên nhân thứ hai được giải thích theo khoa học là do rằm tháng 7 thường diễn ra trước và sau tiết Xử Thử. Xử Thử là tiết khí thứ hai trong mùa thu và là dấu hiệu kết thúc mùa hè nóng nực. Sau tiết Xử Thủ, thời tiết sẽ trở nên mát mẻ hơn, chỉ vào chính giữa buổi trưa chúng ta mới hơi cảm nhận được cái nóng của mùa hè.
Khi thời tiết trở nên mát hơn, nước sông sẽ lạnh hơn, bơi trên sông vào thời điểm này rất dễ bị cảm sốt. Vì vậy để giữ gìn sức khỏe, không nên bơi trên sông hồ trong khoảng thời gian rằm tháng 7.
3. Không thức khuya
Ngày nay, nhiều bạn trẻ có thói quen thức khuya, nhất là vào đêm hè nóng bức khó chịu, tuy nhiên bạn không nên thức khuya vào ngày rằm tháng 7. Nguyên nhân thứ nhất là vì con người yếu ớt nhất vào lúc nửa đêm, nhưng lúc nửa đêm ma quỷ lại hoạt động mạnh nhất. Nếu thức khuya vào thời điểm này rất dễ bị ma quỷ xâm phạm, vì vậy chúng ta nên đi ngủ sớm vào rằm tháng 7.
Nguyên nhân thứ hai được giải thích theo khoa học là do sau tiết Lập Thu thì dương khí suy yếu, âm khí tăng lên. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta chủ yếu nên bổ sung dương khí.
Tuy nhiên rằm tháng 7 thường diễn ra sau tiết Lập Thu, nếu chúng ta tiếp tục thức khuya sẽ khiến năng lượng dương trong cơ thể tiêu hao nhanh hơn. Vì vậy để bổ sung năng lượng dương cho cơ thể, chúng ta không nên thức khuya khi đến rằm tháng 7.
Tại sao nói 'cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng' và 7 điều kiêng kỵ cần tránh trong ngày này
Trong ngày Rằm tháng Giêng, nhiều gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng thịnh soạn để cúng gia tiên, thần linh hoặc đi chùa cầu bình an, may mắn.
Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu ("Nguyên" là thứ nhất, "Tiêu" là đêm), có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới âm lịch. Nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên nhiều người thường đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn... vào ngày này.
Bên cạnh đó, Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Nhiều người quan niệm rằng cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng, ý nói ngày này rất quan trọng.
Tại sao "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng"?
Theo quan niệm của người Việt, phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Trong khi đó, ngày Rằm tháng Giêng rơi vào mùa xuân, mùa tượng trưng cho sự phát triển và sinh sôi, nảy nở. Do đó, ngày này được người dân coi trọng, gửi gắm mong ước về một năm mưa thuận gió hòa, sung túc.
Đối với người Việt, Rằm tháng Giêng còn là Têt muôn, là dịp để những gia đình có điều kiện tiêp tục ăn Têt và chơi mai, đào nở muôn hoặc những người đau yêu, gia đình có tang ma... được ăn Têt bù. Vì vậy, vào ngày rằm tháng Giêng, một số gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng thịnh soạn để cúng gia tiên, thần linh, cầu mong năm mới may mắn, tài lộc.
Một mâm cỗ cúng ngày Rằm tháng Giêng. Ảnh Internet
7 điều kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng
- Sát sinh, không ăn thịt chó, mèo, vịt: Nhiều người tin rằng sát sinh trong ngày Rằm tháng Giêng sẽ khiến tài vận bị suy giảm, gặp phải tai nạn, bệnh tật..., trong khi đó ăn các loại thịt như thịt chó, mèo, vịt... sẽ gặp phải xui rủi.
- Câu cá: Nhiều người cho rằng đi câu cá vào ngàyRằm tháng Giêng sẽ mang đến điều không may mắn.
- Mặc đồ trắng, đen: Theo quan niệm xưa, 2 màu đen và trắngliên quan tới tang tóc, đám hiếu, nên ai mặc trang phục có 2 màu này vào ngày Rằm tháng Giêng thì công việc không thuận lợi, làm gì cũng khó thành công.
- Mặc quần áo rách: Việcmặc quần áo rách, kém chỉn chu vào ngày Rằm tháng Giêng có thể khiến vận rủi đeo bám cả năm.
Không nên mặc quần áo rách hay có màu đen, trắng vào ngày Rằm tháng Giêng.
- Để hết gạo, hết lửa trong nhà : Thùng gạo trống rỗng, hết gạo, lộ đáy chẳng khác gì dấu hiệu cho thấy cả năm đói kém, khổ sở, không có "của ăn của để". Ngoài ra, bạn cũng không nên để trong nhà hết lửa, vì lửa tượng trưng cho sự may mắn, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.
- Làm vỡ đồ, mất tài sản: Trong ngày rằm tháng Giêng, bạn nên tránh làm vỡ (hỏng) đồ đạc trong nhà, vì điều đó đồng nghĩa với việc năm tới tài phúc hao tổn, mọi việc diễn ra khó lòng như ý.
- Cẩn trọng lời ăn tiếng nói: Trong ngày Rằm tháng Giêng, bạn cần lưu ý tới lời nói, tránh đề cập tới chuyện xui xẻo, điềm gở bởi có thể gặp nhiều điều không may.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!
Những điều 3 con giáp này cần đặc biệt chú ý trong dịp lễ Vu Lan Ngày lễ Vu Lan sắp tới nên những con giáp này cần cẩn thận nếu không muốn rước hoạ vào thân, có thể tránh được thì hãy tránh đi. Lễ Vu Lan vào ngày 15 tháng 7 âm lịch là một ngày lễ quan trọng ở nước ta. Vậy các con giáp dưới đây cần lưu ý điều gì? Tại sao họ không...