3 điều đơn giản để sống thoải mái và hạnh phúc mà nhiều người không làm được
Người ta thường nói: Chấp niệm là căn nguyên của mọi đau khổ.
Một vị thiền sư từng nói:
“Dĩ nhiên chúng ta nên từ bi với chúng sinh, nhưng trước tiên chúng ta phải từ bi với chính mình. Chúng ta cũng là chúng sinh, vì vậy phải rộng lượng với bản thân”.
Cuộc đời 10 phần, hết 9 phần không vừa ý, nếu quá khắt khe và nghiêm túc thì tự rước thêm về khó khăn.
Luôn có một số việc không thể như ý muốn, luôn có những người khác biệt với mình, cuộc đời sẽ không vì bạn buồn phiền mà dừng lại, bánh xe thời gian vẫn lăn về phía trước.
Sức mạnh thực sự của một người không phải là có thể đánh bại được ai hay sở hữu thứ gì, mà là lựa chọn chấp nhận và khoan dung với chính mình.
Chấp nhận sự vô thường của thế giới, tình yêu mà bạn không thể có được, sự mất mát, người khác ghét bạn, những cảm xúc tiêu cực của mình, bảo vệ sự yếu đuối của bản thân và dùng thời gian để chữa lành vết thương.
1. Rộng lượng với bản thân, tận lực là đủ
Nhiều khi sự đau khổ đến từ việc suy nghĩ quá nhiều, trong đầu luôn tồn tại những tiếng nói khác nhau, phần nhiều đến từ những đánh giá bên ngoài, từ đó nghi ngờ chính mình.
Thực ra trong đời có nhiều chuyện nan giải, phải thừa nhận mình chỉ là người bình thường, thậm chí tầm thường.
Video đang HOT
Ngẫm nghĩ lại, chúng ta cũng chỉ là một mảnh ghép trong đám đông, có thể sống tốt cuộc đời nhỏ bé của mình đã là điều tuyệt vời đáng trân trọng, làm gì cũng cần tận lực tận sức là đủ, khắt khe và gượng ép chỉ khiến bản thân khổ sở mà thôi.
Nhà triết học và bác học người Hy Lạp cổ điển, Aristotle từng nói: “Không ai có thể giày vò một người, ngoài chính mình”.
Cuộc sống luôn khó khăn, có thể chúng ta đã cố gắng hết sức nhưng cũng chỉ tồn tại trong cuộc đời bình thường, nhưng vậy thì sao?
Không phải ai cũng có khả năng giành được địa vị trong xã hội hay giàu có đủ đầy, dung dị và biết chấp nhận mới giúp chúng ta bớt dằn vặt và so sánh. Đương nhiên bạn vẫn có quyền thay đổi số phận, biện pháp duy nhất chính là nỗ lực hết mình, và cho dù lựa chọn về quê trải qua tháng ngày đơn giản, bạn cũng có thể chiêm ngưỡng phong cảnh khác hẳn, bởi lẽ cách nhìn nhận và nội hàm trong bạn giờ đây đã khác.
Cả đời này đừng quá khắt khe với bản thân, hãy học cách thả lỏng một chút, chỉ cần bạn sống thoải mái, thì bất kể ở đâu, bạn đều có thể tìm được bình thản và an nhiên với một trái tim dung dị.
2. Chấp nhận người đến kẻ đi
Trong cuộc đời này, chúng ta sẽ gặp đủ loại người, có người chỉ lướt qua, có người chỉ có thể cùng bạn đi dạo một lúc, và trở thành bạn bè thật sự thân thiết có lẽ rất ít.
Người ta thường nói: Chấp niệm là căn nguyên của mọi đau khổ.
Bạn đối xử với cuộc sống như thế nào thì cách bạn đối xử với những đoạn tình cảm (tình yêu, tình bạn, tình thương gia đình…) cũng như thế đó.
Trong bất kỳ mối quan hệ nào, chỉ cần xuất hiện “nghĩ không thông, nhìn không thấu, buông không được”, đó chính là khởi đầu của mọi nỗi đau.
Thật sự mà nói, một người phải khiến bạn tốn rất nhiều tâm sức mới khiến đối phương hài lòng, thì đây có lẽ là người không thể đồng hành cùng bạn chặng đường dài.
Sống ở đời, người đến kẻ đi, “không có bữa tiệc nào là không tàn”, người nên quên đi thì cứ việc quên, chấp nhận “tan rồi lại hợp”, thay vì loay hoay không tìm thấy lối ra. chi bằng ngừng làm bản thân tổn thương, dễ dãi với mình một chút, tập trung vào cuộc sống hiện tại.
Cho dù mối quan hệ trước có đẹp đến mấy, thì quá khứ cũng đã qua, không phải đoạn tình cảm nào cũng đi đến cuối cùng. Hãy xem chúng là kỷ niệm để khi nhìn lại, bản thân có thể nở nụ cười, chứ không phải là dằn vặt đớn đau. Chấp nhận người đến kẻ đi, để yêu và ghét được tự do.
3. Biết ơn ngày hôm qua, giữ chặt hôm nay và hướng tới ngày mai
Có câu nói rất hay: “Học càng nhiều càng tốt, làm việc chăm chỉ nhất có thể, đi khám phá thế giới nhiều hơn, thử nhiều mỹ vị nhân gian và cuộc sống sẽ tốt hơn, chỉ đơn giản vậy thôi”.
Tự nhủ với chính mình: Tôi ổn!
Không ai sống lần hai. Do đó chăm chỉ học tập và làm việc, ăn ngon ngủ đủ. Trong cuộc đời hữu hạn này, chúng ta sẽ không vướng bận phiền muộn, biết ơn ngày hôm qua, nắm bắt ngày hôm nay và kỳ vọng vào ngày mai.
Người sống ở đời, mỗi bước đi là một sự lần trưởng thành. Không ai sinh ra đã hoàn hảo, chúng ta đều đang đi tìm phiên bản tốt hơn của bản thân, nhưng lại không biết rằng mình vốn dĩ sở hữu rất nhiều điểm đáng tự hào.
Trong quãng đời còn lại, hãy học cách yêu thương bản thân hơn, và cố gắng giúp mình hạnh phúc dù có trải qua chuyện gì đi nữa.
Khoan dung với bản thân cũng là độ lượng với cuộc sống, chính là sự tỉnh ngộ sâu sắc nhất trong đời người.
Hy vọng chúng ta có thể buông bỏ quá khứ, trưởng thành mà không hề sợ hãi trước sự chảy trôi của thời gian, biết tha thứ và nhẹ lòng trước mỗi giấc ngủ, tỉnh dậy đều là một ngày mới.
Bố mẹ tôi bỏ về quê sống vì giận con rể
Cứ nghĩ sự rộng lượng của bố mẹ tôi sẽ khiến con rể biết ơn. Nào ngờ, bố mẹ tôi phải rời khỏi chính ngôi nhà bản thân bỏ tiền ra mua trong sự giận dữ.
Với thu nhập của vợ chồng tôi, có làm cả đời cũng chẳng thể mua được nhà thành phố. Không muốn con cháu chịu khổ trong căn phòng trọ chật hẹp, bố mẹ tôi đã cho tiền chúng tôi mua nhà.
Tiền nhà bố mẹ bỏ ra nhưng đứng tên sổ đỏ là vợ chồng tôi. Bố bảo coi con rể như con đẻ, chỉ mong muốn chúng tôi sống hạnh phúc cả đời bên nhau. Cảm kích trước lòng tốt của bố mẹ, nhiều lần chồng tôi khuyên ông bà chuyển ra phố sống để chúng tôi được phụng dưỡng.
Vì tôi là đứa con duy nhất của bố mẹ, ông bà cũng muốn ra phố chăm sóc cháu cho chúng tôi yên tâm làm việc. Cuối cùng, bố mẹ quyết định ra phố ở hẳn với vợ chồng tôi.
Những năm đầu, cuộc sống gia đình tôi rất yên ấm hạnh phúc. Nhưng từ khi chồng tôi kết bạn với những người xấu, tính nết thay đổi, sau mỗi buổi làm việc lại la cà quán xá với bạn.
Làm được đồng nào, chồng không đưa cho vợ mà giữ lấy để tiêu xài. Đến khi làm không đủ ăn thì lại xin xỏ tiền của vợ, tôi không cho thì anh vay mượn, ăn uống ký nợ và người ta tính lãi ngày. Khi chủ nợ đến đòi tiền gia đình tôi mới biết chuyện. Vì muốn cắt lãi, bố mẹ tôi buộc phải rút 100 triệu tiền tiết kiệm trả cho con rể.
Không muốn chồng tôi đi sai đường nên bố mẹ tôi ra sức khuyên nhủ. Thế nhưng, anh ấy không thay đổi mà còn tệ hơn. Anh thường xuyên uống say và về quậy phá làm cho cả nhà không ngủ được. Bố tôi chịu không nổi đã gọi thông gia đến nói chuyện và cùng nhau chỉnh đốn chồng tôi.
Anh ấy chẳng sợ bố mẹ đẻ mà lớn tiếng mắng người sinh thành ra anh. Thậm chí còn chỉ thẳng mặt bố vợ đuổi về quê. Anh bảo ngôi nhà này đứng tên sổ đỏ là vợ chồng tôi, ông bà ngoại chỉ là ở nhờ, chẳng có quyền hành gì hết, đừng lên mặt dạy đời anh ấy.
Không khuyên bảo nổi con trai, bố mẹ chồng hậm hực ra về, ngay sau đó, bố mẹ tôi cũng thu dọn đồ đạc về quê. Dù tôi ngăn cản thế nào bố mẹ cũng không chịu ở lại. Trước khi đi, mẹ tôi khuyên: "Nếu chồng con từ bỏ chơi với đám bạn xấu, chịu đưa tiền nuôi cháu thì tiếp tục, không thì bỏ. Đừng phí cả đời với người chồng ham chơi bời phá phách".
Hiện nay, chồng tôi ngày càng tồi tệ hơn, tôi không biết có nên nghe lời khuyên của mẹ căn dặn trước lúc ra về không nữa?
Tuổi trẻ và những nuối tiếc của ngày hôm qua Mỗi người đều có thể lựa chọn cho mình một cách sống riêng, một lối đi riêng. Một chiều cuối tuần, chiếc điện thoại nằm lăn lóc trong một góc căn phòng im ắng, phát ra những bản nhạc da diết da diết lòng người. Ngoài kia thời tiết thật đẹp, dòng người cũng thật đông đúc. Nhưng tôi lại chẳng muốn cất...