3 điều cần làm để có sân thượng ‘chuẩn không cần chỉnh’
Nhiều người tận dụng không gian tầng mái, sân thượng để tăng tiện ích công năng với các ý tưởng phong phú như làm vườn rau, bể bơi, tiểu cảnh cây xanh…
Theo kiến trúc sư (KTS) Phạm Thanh Truyền, Tổng giám đốc Công ty Cát Mộc Group, vấn đề chống thấm nước luôn là ưu tiên hàng đầu đối với sân thượng hay mái bê tông.
Do vậy, muốn thiết kế, tận dụng sân thượng như thế nào đi chăng nữa vẫn luôn phải đầu tư cho hạng mục chống thấm, tiếp đó là việc chống nóng.
Chống thấm cho sàn sân thượng
Trước tiên gia chủ phải cho chống thấm và tạo độ dốc cho sàn mái bê tông, thậm chí có thể làm độ dốc lên tới 5% mà không cần lo lắng về vấn đề mất cân bằng khi đưa vào sử dụng.
Quy trình thi công chống thấm là quét lớp hồ dầu chống thấm INTOC-04 có độ dày khoảng 4 mm lên trên bề mặt bê tông. Ngay sau đó, phủ nhẹ một lớp vữa bảo vệ hơi nhão dày khoảng 50 mm lên trên, dốc về phía phễu thu.
Quét lớp hồ dầu chống thấm Intoc-04 lên bề mặt sàn bê tông.
Thợ xây nên thi công hai lớp hồ dầu chống thấm và vữa bảo vệ liền nhau theo dạng giật lùi, cuốn chiếu để bảo đảm không ảnh hưởng tới lớp hồ dầu. Ngoài ra, chống thấm chân các vách tường cao ít nhất 25 cm trước khi chống thấm sàn.
Chống nóng cho sàn mái
Song song với việc chống thấm, gia chủ phải bảo vệ ngôi nhà khỏi sự tác động của thiên nhiên, tránh sự co giãn đột ngột gây “lão hóa” nhanh lớp bề mặt.
Thứ nhất, có thể dùng Foarm chống nóng (Foam PU (Polyurethane) là hợp chất hữu cơ cao phân tử gồm hai thành phần chủ yếu là Polyols và Isocyanate.
Ưu điểm cách nhiệt của Foarm PU là cách nhiệt vượt trội, độ dẫn nhiệt cực thấp, sản phẩm có tính chống cháy cấp B2 (cấp chống cháy lan), trọng lượng nhẹ, giảm tải trọng lên kết cấu chịu lực…
Thi công Foarm chống nóng cho sàn mái.
Thứ hai dùng gạch rỗngb>có tác dụng giảm được bức xạ nhiệt, tính tiện dụng cao giúp lưu thông không khí trong kẽ hở lỗ gạch làm cho không gian trong nhà mát mẻ.
Gạch rỗng là vật liệu thân thiện với môi trường phù hợp với khí hậu mọi vùng miền nước ta.
Thi công chống nóng sàn mái bằng gạch rỗng.
Thứ ba, việc thi công mái tôn chống nóng khá đơn giản. Thông thường thi công mái tôn sân thượng chỉ mất khoảng hai ngày. Theo KTS, chọn tôn chống nóng sẽ giúp cản được nắng, gió, mưa, đặc biệt vào mùa hè căn phòng bên dưới sân thượng sẽ mát mẻ hơn rất nhiều.
Thứ tư, dùng đan bê tông đục lỗ hoặc bê tông nhẹ. Sau khi chống thấm bằng hỗn hợp hồ dầu Intoc-04 và cán lớp hồ bảo vệ dốc về phễu thu, đợi hỗn hợp ninh kết trong hơn 36 giờ.
Video đang HOT
Thi công các cục kê tấm đan bằng gạch hoặc bê tông đúc sẵn.
Thực hiện việc định vị và rải đều các cục kê tấm đan lên sàn, sau đó để những tấm đan có kích thước 60 x 60 cm có lỗ thoát nước lên trên, tạo ra một lớp sàn chống nóng bảo vệ không gian sinh hoạt phía dưới của ngôi nhà.
Quy trình vận hành và bảo trì
Việc vận hành bảo dưỡng sàn bê tông cũng rất cần sự quan tâm của người sử dụng. Rất nhiều công trình bị thấm, trào ngược chỉ vì do không vệ sinh mái định kỳ, không kiểm tra cầu chặn rác.
Chủ nhà trồng nhiều cây trên sân thượng và tưới nước không đúng kỹ thuật cũng làm phát sinh nhiều chất thải cặn bã, dẫn đến nhanh bị nghẽn đường thoát nước và gây thấm.
Trong quá trình sử dụng sân thượng, điều tiên quyết là phải giữ gìn sạch sẽ, thông thoáng khuôn viên, đường ống thoát nước và đảm bảo bề mặt khô ráo tối đa.
Trồng cây, nuôi gà trên nóc nhà giúp gia đình Sài Gòn sống ung dung những ngày hạn chế đi chợ
Việc biến phần sân thượng thành vườn rau trái đã giúp gia đình nhà anh Huynh có nguồn thực phẩm ngon, sạch trong những ngày nghỉ dịch.
Sinh ra là con nhà nông nên ngay từ nhỏ anh Huynh (SN 1972) đã rất gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ. Từ lâu anh đã mơ ước xây dựng một ngôi nhà đủ rộng, cả nhà chỉ ở 1 tầng còn sân thượng sẽ là không gian xanh, chỗ vui chơi giải trí cho cả gia đình.
Chính vì vậy, năm 2010, sau quá trình lao động ở nước ngoài về Việt Nam, vợ chồng anh Huynh bắt tay vào xây dựng căn nhà trong mơ của mình. Tổ ấm của anh Huynh nằm ở Quận 12, TP.HCM gồm 3 tầng: Tầng 1 làm kinh doanh, tầng 2 là không gian sinh hoạt của cả gia đình.
Còn riêng sân thượng với diện tích khoảng 300m2 được chia làm 3 khu: khu vực tập luyện cho cả nhà (40m2), khu ăn uống, bếp, công trình phụ (60m2), diện tích còn lại thì anh trồng hoa, tiểu cảnh và các loại rau, củ, quả để phục vụ cho nhu cầu của cả gia đình.
Hồ sen đẹp mê li trên sân thượng nhà anh Huynh
Mới đây, khi chia sẻ khu vườn trên nóc nhà của mình, anh Huynh nhận về nhiều lượt trầm trồ của dân mạng. Ai nấy đều "mắt chữ A miệng chữ O" khi chứng kiến hệ sinh thái tươi tốt, màu mỡ trên sân thượng của nhà anh Huynh.
Ông bố đảm chia sẻ: "Toàn bộ ý tưởng thiết kế không gian trên sân thượng này đều là mình nghĩ ra. Vì vợ chồng mình rất bận (2 người đều làm kinh doanh) nên ngay từ khâu thiết kế mình đã chú trọng phương châm phải đơn giản, hiệu quả và đặc biệt phải dễ sử dụng, không tốn nhiều công sức".
Suy nghĩ thì rất đơn giản nhưng khi bắt tay vào thực hiện, ông bố này mới cảm thấy việc làm công việc của 1 bác nông dân không hề dễ chút nào! Vì anh là người gốc Bắc, ban đầu chưa hiểu về thời tiết của miền Nam nên giai đoạn đầu anh thất bại hoàn toàn, trồng cây gì chết cây đó. Để cứu vãn tình hình, anh mua 1 số chậu nhựa để trồng cây nhưng kết quả vẫn không khả quan.
"Sài Gòn nắng quanh năm, trên sân thượng gió to và rất nóng. Sau khi nắm bắt được điều này, mình đã quyết định thiết kế lại để khắc phục những điểm đó. Ngoài ra, mình cũng lên mạng tìm hiểu nhiều phương pháp trồng cây của những người có kinh nghiệm.
Nhìn vườn của mình vậy thôi nhưng tất cả đều được tính toán kỹ càng, rất công phu. Ví dụ vị trí này thì ngày nắng bao nhiêu tiếng, cây nào lớn che được bao nhiêu bóng mát, hướng nào gió nhất, vị trí nào gần chỗ tường, vị trí gần vòi rửa.... Những điều đó đều rất quan trọng, vì mỗi loại cây lại có một đặc tính và sinh trưởng khác nhau. Đến bây giờ thì mình đã khá thành công. Thậm chí những khe tường chỉ 20cm mình vẫn trồng được rau bí phát triển rất tốt.
Khu vực không có gì che chắn, nắng cả ngày thì mình trồng sen. Bởi đây là loại cây ưa nắng. Hoặc mình trồng hoa sứ, cây nha đam... những cây chịu được nắng tốt. Những loại rau củ ngắn ngày thì mình trồng ở giữa vườn để giảm nắng, gió.
Giàn dưa thì mỗi loại lại ưa độ sáng, đất, nước khác nhau, mình phải lựa chọn vị trí trồng và chăm sóc khác nhau. Có cây ngày phải tưới nước đến 2 lần, nhưng cũng có loại tưới nhiều sẽ chết. Chính vì vậy mình không làm giàn tưới tự động mà đều tự tưới bằng tay.
Với bồn, chậu trồng, mình cũng phải nghiên cứu, lựa chọn để phù hợp với giống cây. Ví dụ như mướp, bí cắm rễ rất sâu, mình phải sử dụng bồ phi nhựa về chia làm đôi để tận dụng chậu trồng.
Những loại rau củ ngắn ngày thì phải trồng trong bồn rộng thì mới dễ chăm, trồng được nhiều. Dưa chuột, dưa lưới, dưa gang... thì lại là 1 loại chậu trồng khác.
Tuy nhiên chậu trồng cây nào của mình cũng phải đảm bảo phù hợp, gọn nhẹ, cách mặt sàn để chống thấm và thoát nước dễ dàng".
Rau mồng tơi tươi tốt trên sân thượng qua bàn tay chăm sóc của vợ chồng anh Huynh
Khu vườn mang đến không gian xanh mát cho ngôi nhà
Không những hiểu biết về sinh trưởng và kỹ thuật chăm cây, anh Huynh còn biết cách phòng chống các loại sâu bệnh để cây phát triển tốt và đạt năng suất hơn. Anh chia sẻ rằng ở sân thượng thì ít bị sâu nhưng lại có rất nhiều các loại nấm mốc.
Anh không dùng thuốc bảo vệ thực vật vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của người thân trong gia đình. Anh chỉ sử dụng 1 số phương pháp như rắc vôi bột, chịu khó cắt lá vàng, bắt sâu, chăm cây tươi khỏe để tự chống bệnh.
Cây trồng được anh ươm từ hạt nên cây khỏe hơn và quen với môi trường để phát triển. Dù bận bịu nhưng người đàn ông này vẫn dành hơn 1 tiếng mỗi ngày để chăm sóc cho vườn cây của mình xanh tốt.
Dàn dưa sai trĩu quả
Thu hoạch
Anh Huynh chia sẻ thêm, riêng đầm sen, anh dành 20m2 diện tích sân thượng để trồng. Hiện nay anh trồng rất nhiều giống sen đẹp, quý, cho hoa nở quanh năm. Sen là loại dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc. Xung quanh các lối đi dẫn ra vườn sen, anh trồng các loại hoa hồng. Các giống hồng của anh cũng rất đa dạng từ hồng ta đến hồng ngoại, đều bung nở hoa rất to và đẹp.
"Chi phí ban đầu để đầu tư vào vườn cây trên nóc nhà của mình khoảng 50 triệu. Trông thì hoành tráng vậy thôi nhưng mình toàn tận dụng các vật liệu tái chế để làm bồn trồng cây. Phân bón hữu cơ, chủ yếu là do mình tự ngâm từ vỏ quả, thức ăn thừa... Do được thiết kế hợp lý nên sân thượng lúc nào cũng sạch sẽ, không có nước, không có bùn đất vương vãi lối đi, kể cả những hôm trời mưa.
Vườn nhà mình giờ đây chẳng thiếu loại cây rau gì. Gia đình cứ có nhu cầu trồng loại cây nào đó là mình trồng. Kể cả bưởi, táo, hồng xiêm đến những cây rau thơm, cây riềng, gừng, sả... Ngoài ra mình còn nuôi thêm gà để có thêm nguồn thực phẩm thịt, trứng sạch.
Trong đợt dịch này, nhờ vườn rau, đàn gà mà gia đình mình mấy tháng không cần ra khỏi nhà nhưng vẫn đủ thực phẩm. Không những thế, vợ chồng mình còn tặng bạn bè, hàng xóm" - anh Huynh hào hứng nói.
Gia đình anh Huynh còn nuôi cả gà trên sân thượng
Các con anh Huynh phấn khởi trước trong khu vườn
Khu vườn cũng là nơi giúp cho gia đình anh Huynh xả stress, gắn kết các thành viên lại với nhau.
"4 bé nhà mình đợt này ở nhà cũng có chỗ để vui chơi, cùng bố chăm cây. Đặc biệt, nó giúp cho các con thêm tình yêu thiên nhiên, cây cỏ. Mỗi lần thấy vợ con đùa vui trong vườn lộng gió, đầy hoa, thực sự mình rất hạnh phúc. Áp lực những ngày giãn cách cũng vì thế mà giảm khá nhiều", ông bố đảm bộc bạch.
ẢNh: NVCC
Ông bố trẻ phủ kín sân thượng, ban công bằng muôn sắc hoa xương rồng Để thỏa đam mê, giải tỏa căng thẳng, ông bố 2 con tự tay thụ phấn, gieo hạt rồi phủ kín ban công, sân thượng bằng hàng trăm chậu cây xương rồng rực rỡ sắc hoa. Vườn hoa xương rồng trên sân thượng, ban công của anh Minh. Vườn hoa trên sân thượng 20h, trời TP.HCM dịu mát. Xách chiếc loa di động,...