3 điều bố mẹ cần dạy con để bảo vệ răng miệng mùa dịch
Khoang miệng và họng là “cửa ngõ chính” để virus tấn công vào bên trong, vì vậy việc bảo vệ khoang miệng cho gia đình bằng các biện pháp vệ sinh răng miêng là vô cùng cần thiết.
Khi dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp, tất cả những gì chúng ta có thể làm để bảo vệ gia đình là giữ gìn sức khỏe cho những người thân yêu. Bên cạnh việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc gel rửa tay; che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy; tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng và tăng cường sức đề kháng, việc vệ sinh sức khỏe răng miệng cũng được các bác sĩ đặc biệt chú trọng, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Việc bảo vệ vệ sinh khoang miệng ở trẻ nhỏ tưởng dễ nhưng lại khó, vì nó không yêu cầu những kỹ thuật cao siêu gì, mà bắt nguồn từ chính những thói quan hàng ngày mà bố mẹ có thể dạy con tập ở nhà để bảo vệ sức khoẻ bản thân. Ba thói quen đơn giản mà bố mẹ có thể chỉ bé ngay tại nhà, đó là:
Súc họng bằng nước muối theo chỉ dẫn của bác sĩ:
Trong mùa dịch bệnh, việc mà các chuyên gia y tế liên tục khuyên chũng ta đó là súc miệng nước muối thường xuyên. Không chỉ người lớn mà cả trẻ nhỏ cũng cần được bố mẹ dạy cách súc miệng đúng cách để diệt vi khuẩn trong khoang miệng và cổ họng. Súc miệng đúng cách và hiệu quả là bé cần ngậm nước muối trong khoảng 5 phút, sau đó ngửa cổ ra sau, khi nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn. Bố mẹ cần hướng dẫn trẻ nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 – 4 lần với nước muối mới và tuyệt đối không pha nước muối quá mặn hoặc ngậm muối hạt trực tiếp trong miệng.
Nhớ nhắc bố mẹ thay bàn chải cho con thường xuyên:
Theo nghiên cứu của Bioteca (Hàn Quốc), sau 3 tháng, bàn chải đánh răng trở thành ổ chứa của 4 triệu vi khuẩn, bao gồm cả con E-coli trong phân người. Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA) cũng khuyên bố mẹ cần thay bàn chải mỗi 3 tháng hoặc sau đợt cúm, nhằm đảm bảo sức khoẻ răng miệng cho cả nhà. Việc này bố mẹ cần ghi nhớ, tuy nhiên cũng nên chỉ cho con biết khi khi nào bé thấy bản chải gây khó chịu và cọ xát mạnh vào níu, hoặc bị bám bẩn chuyển màu để nhắc bố mẹ thay cho mình.
Tạo hứng thú và tập con đánh răng 2 lần sáng tối với kem đánh răng clorua:
Video đang HOT
Cần dạy con thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày để ngừa vi khuẩn tấn công khoang miệng trong mùa dịch
Các chuyên gia nha khoa cho rằng việc đánh răng trong ngày chủ yếu giúp loại bỏ các chất còn sót lại dính trên răng. Tuy nhiên, vào buổi tối, mọi người cần dành thời gian để vệ sinh răng miệng cẩn thận hơn vì trong khi ngủ, các mảng bám còn sót lại sẽ dính chặt trên răng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn vào khoang miệng, bố mẹ nên dạy con thói quen đánh răng đủ 2 lần mỗi ngày sáng & tối.
Tuy nhiên, để rèn luyện thói quen này cho trẻ nhỏ không hề dễ, vì đây vốn là một trong những việc trẻ con ghét nhất trước khi đi ngủ, nó thường diễn ra nhàm chán và các bé không mấy hứng thú. Việc mà mỗi bố mẹ cần làm, đó là khiến trẻ thực sự thích việc đánh răng và tự giác làm điều đó mỗi ngày.
Nhằm giúp bố mẹ động viên trẻ, P/S đã có những hành động thiết thực để trẻ hình thành thói quen đánh răng sáng & tối, qua các sản phẩm giáo dục kết hợp giải trí gần gũi như: app đánh răng, chương trình nha học đường, đặc biệt trong năm nay là giỏ quà Vừa Chải Vừa Chơi, trong đó có bộ truyện 21 tập dạy bé đánh răng với bản ebook có thể download dễ dàng TẠI ĐÂY.
Tập truyện từ P/S gồm những thử thách vui nhộn giúp bố mẹ tạo hứng thú cho trẻ đánh răng buổi tối
Qua 21 tập truyện tương ứng với 21 ngày hình thành thói quen, P/S muốn đồng hành cùng bố mẹ trong việc giáo dục và tạo thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ trong mùa dịch này. Bố mẹ đừng quá lo vì những thử thách trong câu chuyện sẽ không khó lắm đâu, mà nó sẽ giúp cả nhà có cơ hội gần nhau hơn và cùng nhau có những trải nghiệm tuyệt vời. Giờ đây, với sự giúp đỡ P/S cũng những sáng tạo thú vị trong việc giáo dục trẻ chăm sóc sức khoẻ răng miệng đúng cách, những ông bố, bà mẹ đã có thể bớt “đau đầu” phần nào rồi!
Dùng dung dịch sát trùng súc họng phòng ngừa COVID-19 đến đâu?
Trước luồng dư luận tranh cãi trên mạng việc sử dùng các dung dịch sát trùng để súc họng sẽ phòng ngừa được COVID -19, Tuổi Trẻ Online giới thiệu đến bạn đọc bài viết của PGS.TS.BS Trần Viết Luân - tổng thư ký Hội Tai mũi họng Việt nam.
Ảnh minh họa
Trong các biện pháp phòng ngừa lây lan COVID-19, rửa tay vẫn là biện pháp hiệu quả hơn cả, bên cạnh các biện pháp khác như tránh chạm tay vào vùng mặt, dùng khuỷu tay che miệng khi ho, đeo khẩu trang khi cần thiết,...
Bài viết này đề cập tới một vấn đề đang được quan tâm nhiều hiện nay là sử dụng thuốc súc miệng-họng sát trùng trong phòng ngừa bệnh.
WHO chưa có khuyến cáo
Cho đến nay Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn chưa khuyến cáo việc súc miệng - họng bằng nước muối hay các thuốc sát trùng tại chỗ như là một biện pháp phòng ngừa COVID-19 cho cộng đồng.
Giảm mầm bệnh nói chung hay giảm hoạt động của virus corona chủng mới?
Nước súc miệng - họng sát trùng tại chỗ được sử dụng với mục đích chính là diệt vi khuẩn dành cho các trường hợp nhiễm trùng răng miệng, hoặc sau các thủ thuật ở vùng răng- miệng- họng.
Tuy nhiên với một số đối tượng có nguy cơ cao như bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt và Tai Mũi Họng vẫn cần thêm các biện pháp phòng ngừa do tiếp xúc gần và thường xuyên với bệnh nhân, trong đó súc miệng - họng có thể là một giải pháp hỗ trợ trong tình hình dịch COVID-19 hiện nay.
Một bài review mới đây đăng trên tạp chí International Journal of Oral Science vào 3-3-2020 nói về việc phòng ngừa COVID-19 trong thực hành nha khoa ở Trung Quốc, nơi dịch bệnh bùng phát và hoành hành trong thời gian vừa qua.
Bên cạnh các trang bị bảo hộ cho bác sĩ như đeo khẩu trang phẫu thuật, kính bảo vệ mắt, găng tay, bệnh nhân được khuyến cáo cho sử dụng thuốc sát trùng vùng miệng trước khi làm thủ thuật để giảm các mầm bệnh nói chung, tránh lây nhiễm cho bác sĩ trong lúc thực hiện thủ thuật.
Tuy nhiên tác giả bài báo cho rằng chlorhexidine vốn được sử dụng rộng rãi trước đây cho mục đích này, có thể kém tác dụng đối với corona virus chủng mới gây bệnh COVID-19 (còn gọi là SARS-CoV-2 hay 2019 nCoV).
Do COVID-19 dễ bị tiêu diệt bởi sự oxy hóa, nên các dung dịch súc miệng chứa chất oxy hóa như hydrogen peroxide 1% hay poviodine 0,2% được khuyến cáo với mục đích làm giảm vi khuẩn trong miệng cũng như COVID-19 tiềm ẩn ở trong vùng miệng - họng của bệnh nhân, tác giả bài báo cho biết.
Dĩ nhiên là các bệnh nhân đang bị nhiễm hay nghi ngờ bị nhiễm COVID-19 sẽ không được làm các thủ thuật răng miệng trong giai đoạn này.
Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Infectious Diseases and Therapy năm 2018 cho thấy dung dịch súc miệng - họng là povidone-iodine với nồng độ pha loãng 0,23% có tác dụng làm bất hoạt nhanh chóng các chủng corona virus gây bệnh SARS và MERS trước đây là SARS-CoV, MERS-CoV sau 15 giây tiếp xúc với thuốc trong môi trường thí nghiệm.
Đây chỉ là hai trong số ít các bài báo liên quan được đăng trên các tạp chí y khoa. Chúng ta cần thêm nhiều chứng cứ và nghiên cứu hơn nữa trước khi đưa ra kết luận về vai trò của các thuốc sát trùng họng - miệng trong việc phòng ngừa COVID-19.
Ai nên sử dụng?
Như vậy, việc sử dụng các thuốc sát trùng họng miệng tại chỗ để phòng ngừa nhiễm bệnh COVID-19, theo chúng tôi, chưa nên khuyến cáo sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, chỉ nên dành cho các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như: nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm bệnh, các đối tượng có nguy cơ trong cộng đồng như tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh, chăm sóc bệnh nhân; hoặc để súc miệng-họng cho bệnh nhân Răng Hàm Mặt hay Tai Mũi Họng trước khi làm các thủ thuật ở những vùng có dịch COVID-19 lưu hành.
Người có sức khỏe bình thường không nhất thiết phải sử dụng.
PGS.TS.BS TRẦN VIẾT LUÂN - TỔNG THƯ KÝ HỘI TAI MŨI HỌNG VIỆT NAM
Theo tuoitre.vn
Súc họng đúng cách để phòng ngừa Covid-19 Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa Covid-19 đã được Bộ Y tế khuyến cáo, bác sĩ chuyên khoa vừa đưa ra thêm một "chốt chặn" sau cùng để phòng bệnh. Đó là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn. Sát khuẩn hầu họng là một biện pháp phòng bệnh Covid-19 - ShutterStock Vi rút xâm nhập vào vùng hầu họng Theo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tình trạng 'chết người' sau những bữa ăn uống quá độ

Nguyên nhân gây rối loạn vị giác và cách khắc phục

Ăn sữa chua buổi tối có tốt?

Gắp con vắt dài 8cm sống trong mũi người đàn ông

Ăn đậu nành có tốt cho trẻ em không?

Loại rau Việt được coi là 'vua thảo mộc', dược tính cực cao, ăn vào bổ đủ đường

Có nên dùng lá trầu không chữa đau mắt đỏ?

Cảnh báo biến chứng của cúm mùa: Ai dễ mắc bệnh?

Thường xuyên buồn ngủ có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Bạn có nhận đủ acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống không?

Vì sao phải uống thuốc đúng thời điểm?

3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư gan
Có thể bạn quan tâm

Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ
Lạ vui
18:16:32 22/02/2025
Hành động của một đứa trẻ khiến người dân cả khu chung cư nửa đêm phải dậy khắc phục: Đi làm về mệt còn ôm "bụng" tức!
Netizen
18:16:11 22/02/2025
Sao nam Vbiz tiết lộ nguyên nhân ô tô rơi xuống vực 40m: "Nếu nước sâu, xe lật thêm 1 vòng nữa thì chết"
Sao việt
17:54:40 22/02/2025
Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng
Trắc nghiệm
17:53:37 22/02/2025
"20 con tôm, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa", không nhầm đâu, đó là một bữa của Ánh Viên
Sao thể thao
17:29:31 22/02/2025
Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương
Pháp luật
17:10:22 22/02/2025
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản
Thế giới
16:28:48 22/02/2025
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc
Sao châu á
16:06:06 22/02/2025
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội
Tin nổi bật
15:57:48 22/02/2025