3 dấu hiệu trong ngày ấy bắt buộc phải đi khám
Đột nhiên đau mạnh hoặc chuột rút là dấu hiệu của hiện tượng lạc nội mạc tử cung, triệu chứng mà các tế bào lẽ ra phải hình thành bên trong dạ con, lại phát triển ngược.
Đột nhiên đau mạnh hoặc chuột rút là dấu hiệu của hiện tượng lạc nội mạc tử cung.
Đột nhiên đau mạnh hoặc chuột rút
Tình trạng này có thể là dấu hiệu của hiện tượng lạc nội mạc tử cung (endometriosis), triệu chứng mà các tế bào lẽ ra phải hình thành bên trong dạ con, lại phát triển ngược ở bên ngoài, dẫn đến cơn đau nghiêm trọng ở xương chậu. Đáng nói là hiện tượng này có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào.
‘Đèn đỏ’ thực sự khiến cuộc sống trở nên khó chịu
Quá nhiều triệu chứng khó chịu do nguyệt san gây ra như chán ăn, tâm trạng thất thường, cảm giác mất kiểm soát. Thông thường chúng xuất hiện trong 1 tuần trước ngày ‘đèn đỏ’, nếu tình trạng kéo dài tới cả tháng thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý.
Nếu phát hiện máu ra giữa chu kỳ, thì nguyên nhân có thể là do u nang tử cung hay vi khuẩn gây viêm nhiễm hoặc dấu hiệu báo trước bệnh ung thư phát triển.
Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi kinh nguyệt rối loạn?
Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát…. Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt..
Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Theo Thanh Lê – Khỏe và Đẹp
Video đang HOT
Bí kíp "vàng" cho nàng kinh nguyệt không đều
Không phải người phụ nữ nào cũng may mắn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Kinh nguyệt của phụ nữ là thời điểm tử cung bong các niêm mạc và hiện tượng chảy máu âm đạo xảy ra. Tùy vào đặc điểm cơ thể của mỗi người, trung bình 1 chu kỳ kinh nguyệt (bắt đầu từ ngày "chảy máu" đầu tiên đến trước ngày "chảy máu" ở chu kỳ tiếp theo) kéo dài từ 21 - 35 ngày.
Kỳ "đèn đỏ" trung bình kéo dài từ 3 - 5 ngày. Nếu kinh nguyệt của bạn không xuất hiện đều đặn hàng tháng như trên được gọi là kinh nguyệt không đều và bạn sẽ cần điều trị để nó không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn.
Kinh nguyệt không đều khiến đa phần phụ nữ lo lắng
Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều
Bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều nếu có các biểu hiện cụ thể như sau:
- Thời gian giữa mỗi kỳ "đèn đỏ" luôn thay đổi và không thể tính toán trước được nó.
- Bạn mất quá nhiều hoặc quá ít máu trong kỳ "đèn đỏ" (trung bình mỗi người chỉ mất khoảng 4 - 12 muỗng cà phê tương đương với 5ml - 25 ml máu).
- Số ngày "đèn đỏ" ở mỗi chu kỳ của bạn hoàn toàn khác nhau, có tháng 3 ngày là "sạch kinh", nhưng có tháng lại "bị" tới 10 ngày...
Tên gọi khác nhau của tình trạng kinh nguyệt không đều
Bạn có thể bị nhầm lẫn về tình trạng của cơ thể vì có rất nhiều thể trạng bệnh khác nhau ở mỗi người. Cụ thể như:
- Kinh nguyệt thưa: đây là tình trạng kinh nguyệt diễn ra không thường xuyên. Thời gian giữa các chu kỳ kéo dài 35 ngày hoặc nhiều hơn. Phụ nữ có kinh nguyệt thưa thường chỉ có 8 thậm chí 6 chu kỳ trong 1 năm.
- Rong kinh: là hiện tượng chảy máu trong kỳ kinh nguyệt ở mức độ nhiều hơn bình thường và kéo dài thời gian "chảy máu" hơn bình thường.
- Vô kinh: là tên gọi của hiện tượng "đèn đỏ" vắng mặt trong 1 thời gian dài, 3 - 6 tháng, thậm chí lâu hơn. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, chị em cần được thăm khám và điều trị sớm.
Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu bệnh lý và nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ
Vì sao kinh nguyệt của bạn lại không đều?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều. Sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone có thể khiến cơ thể bạn phát triển sai so với quy luật bình thường và chu kỳ kinh nguyệt không đều là 1 biểu hiện. Đó là lý do tại sao những cô gái trẻ ở tuổi dậy thì và phụ nữ tuổi tiền mãn kinh thường có kinh nguyệt không đều.
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều, bạn cần lưu ý:
- Đang đặt vòng tránh thai hoặc dụng cụ tử cung (IUD) trong tử cung.
- Do thay đổi loại thuốc tránh thai hoặc tác dụng phụ của 1 số loại thuốc bạn đang điều trị.
- Tập thể dục cường độ cao, bài tập quá nặng cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn thất thường.
- Đó có thể là dấu hiệu của bệnh buồng trứng đa nang (PCOS).
- Thời kỳ mang thai và đang cho con bú cũng khiến kinh nguyệt của bạn thất thường hoặc vô kinh.
- Tình trạng sẹo (dính) lớp niêm mạc tử cung hay còn gọi là hội chứng Asherman cũng khiến kinh nguyệt không đều.
- Quá căng thẳng, stress trầm trọng.
- Các vấn đề liên quan đến bệnh tuyến giáp.
- Bị polyp trong nội mạc tử cung và nó đang lớn.
- U xơ tử cung cũng ảnh hưởng tới kinh nguyệt của bạn.
Điều trị kinh nguyệt không đều
Thông thường, bạn gái đang ở tuổi dậy thì hoặc chị em đã ở tuổi tiền mãn kinh không cần phải điều trị hoặc lo lắng vì việc kinh nguyệt không đều, trừ khi họ cảm thấy quá khó chịu và bất tiện. Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể trong khoảng thời gian này.
Với những phụ nữ không ở 1 trong 2 trường hợp trên có thể điều trị theo các phương pháp như:
Bạn nên đi khám để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả
- Điều trị các bệnh cơ bản khác mà mình đang bị: Bác sỹ có thể cho bạn làm xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra mức độ hormone và chức năng tuyến giáp để biết bệnh của bạn. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và suy giáp là hai nguyên nhân phổ biến của kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
- Thay đổi biện pháp phòng tránh thai: Một số phụ nữ phát triển kinh nguyệt không đều khi sử dụng vòng tránh thai. Vì thế, việc cần làm lúc này là đi khám và làm theo hướng dẫn cụ thể của bác sỹ để chọn biện pháp tránh thai khác phù hợp với cơ thể bạn.
- Thay đổi lối sống: Một số phụ nữ bị kinh nguyệt không đều vì họ tập thể dục quá nhiều. Giảm tần suất và cường độ tập luyện của bạn có thể giúp chu kỳ của bạn trở lại như bình thường. Hoặc thư giãn và yêu đời có thể loại bỏ nguyên nhân stress dẫn đến kinh nguyệt không đều.
-Cân nhắc sử dụng liệu pháp hormone thay thế:Một chu kỳ kinh nguyệt không đều thường là do thiếu hoặc mất cân bằng hormone trong cơ thể. Vì thế, các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể để bạn cân nhắc về liệu pháp này.
- Phẫu thuật nếu được bác sĩ chỉ định: Các bất thường trong hình dáng tử cung, cấu trúc bên trong tử cung hoặc ống dẫn trứng cũng có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Lúc này, phẫu thuật là biện phấp hiệu quả nhất cho bạn. Đặc biệt là nếu bạn đang mong có con.
Theo Hương Giang - Khám phá
Dấu hiệu "đèn đỏ" cảnh báo vấn đề sức khỏe Ngoài cảm giác ẩm ướt khó chịu và những cơn đau bụng kéo dài, ngày "đèn đỏ" còn chỉ ra các vấn đề sức khỏe đáng quan tâm nữa đấy. Lượng máu Lượng máu ra quá nhiều trong những ngày kinh nguyệt là một nguyên nhân dẫn tới thiếu máu. Tác động trực tiếp của thiếu máu là việc cơ thể bị thiếu...