3 dấu hiệu sau khi ăn khiến bạn phải đi khám đại trực tràng ngay đề phòng ung thư
Nếu sau khi ăn thấy có những dấu hiệu này thì bạn cần đi khám ngay để đề phòng căn bệnh ung thư đại trực tràng, khối u ác tính phổ biến nhất trong hệ thống tiêu hóa.
Cấn chú ý những dấu hiệu bất thường sau khi ăn để đề phòng ung thư.
Cách tốt nhất để chữa trị căn bệnh ung thư đại trực tràng là phát hiện sớm bằng phương pháp nội soi. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân khi bị chẩn đoán mắc ung thư đều đã ở giai đoạn muộn, gây khó khăn cho việc điều trị và tỷ lệ tử vong rất cao.
Chuyên gia y tế Trung Quốc khuyên bạn quan sát những dấu hiệu sau khi ăn như sau để kịp thời đi khám xem mình có mắc phải đã căn bệnh quái ác này hay không.
1. Đau từ rốn đổ xuống và bụng quặn bất thường sau khi ăn
Video đang HOT
2. Sau khi ăn, bị đi ngoài nhiều hơn mà không phải do tiêu chảy
3. Thay đổi thói quen đi ngoài sau khi ăn
Nếu có 3 dấu hiệu này lặp đi lặp lại, bạn cần đi kiểm tra đại trực tràng bằng phương pháp nội soi ngay. Các dấu hiệu trên càng thường xuyên, càng nghiêm trọng thì chứng tỏ bệnh tình đang phát triển nặng hơn.
Nội soi là phương pháp tốt nhất để phát hiện ung thư đại trực tràng sớm.
Có ba quan niệm sai lầm phổ biến về nội soi khiến nhiều người ngại ngần làm kiểm tra định kì đó là: Nội soi đại tràng có rủi ro bị thủng ruột, nội soi có thể khiến bị nhiễm trùng và rất phức tạp rắc rối.
Trên thực tế, ba hiểu lầm này hoàn toàn không có căn cứ. Nội soi đại tràng nói chung là an toàn và nguy cơ thủng ruột rất thấp. Khi nội soi đại tràng, bác sĩ phải khử trùng dụng cụ theo quy tắc rất nghiêm ngặt nên không lo bị nhiễm trùng. Tiến hành nội soi cũng không phức tạp, bạn chỉ cần nhịn ăn từ tối hôm trước và đến sáng hôm sau uống thuốc nhuận tràng là được.
Với những người ăn nhiều chất béo, thực phẩm ngâm muối hay hun khói, người có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng hoặc hút thuốc lá, người đã từng làm phẫu thuật cắt túi mật hoặc cắt ruột thừa… thì đều nên làm nội soi đại tràng định kỳ.
Minh Minh
Theo Sohu/ĐSPL
Bệnh nhân bị ung thư dạ dày tái phát dù đã phẫu thuật 40 năm trước
Ung thư dạ dày là bệnh lý ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta. Bệnh đứng trong TOP 5 trong các căn bệnh bệnh ung thư nhiều người mắc.
Bệnh nhân Hồ Năng T. đang điều trị tại BV K. Ảnh BVCC
Ông Hồ Năng T. (88 tuổi, quê tại Hà Tĩnh) có dấu hiệu ợ chua, tức ngực, đau thượng vị nhưng chủ quan không đi khám bệnh. Khi các dấu hiệu này ngày càng thường xuyên hơn, đau thắt vùng bụng thì ông mới đến bệnh viện K kiểm tra.
Tiền sử ung thư dạ dày đã phẫu thuật cắt dạ dày cách đây 40 năm, các bác sĩ đã chỉ định chụp chiếu và làm các xét nghiệm, kết quả cho thấy bệnh nhân T. bị ung thư dạ dày, giai đoạn tiến triển.
TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng 1, bệnh viện K cho biết:"Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư miệng nối dạ dày, bệnh nhân đã từng phẫu thuật cắt bán phần dạ dày, tổn thương ở miệng nối tiến triển viêm và ung thư hóa. Mặc dù bệnh nhân tuổi đã cao nhưng sau khi đánh giá tổn thương tại chỗ, chưa di căn, thể trạng đảm bảo và sự quyết tâm của bệnh nhân cũng như đội ngũ bác sĩ, chúng tôi cho rằng hoàn toàn có thể phẫu thuật thành công cắt bỏ dạ dày, tạo hình dạ dày mới cho bệnh nhân".
"Với bệnh nhân tuổi cao trên 80, nhiều thách thức được đặt ra trong quá trình phẫu thuật như kỹ thuật ngoại khoa, gây mê trong suốt quá trình mổ 3-4h, mất máu ...Sau 4 giờ đấu trí, kíp phẫu thuật đã thực hiện cắt toàn bộ dạ dày, loại bỏ tổn thương kích thước 2x3cm và tạo hình dạ dày mới cho bệnh nhân. Ca mổ diễn ra thành công, bệnh nhân hồi phục tốt, ra viện sau 7 ngày điều trị." BS. Bình chia sẻ.
Theo infonet
Một số dấu hiệu ung thư máu bạn nên biết Ung thư máu là một loại ung thư hình thành trong các tế bào máu. Dạng ung thư máu phổ biến nhất là bệnh máu trắng. Đau bụng: Đau bụng là một dấu hiệu của máu trắng, gây ra bởi các tế bào máu trắng tích tụ ở thận, gan và lá lách, làm các bộ phận này sưng lên. Đau bụng thường...