3 dấu hiệu cho thấy các cô gái đã ngừng phát triển, 80% chiều cao sẽ không thay đổi
Các cô gái đều mong muốn có một chiều cao lý tưởng nhưng sự phát triển thể chất của mỗi người là khác nhau. Nếu có 3 dấu hiệu này, xin chia buồn, bạn đã ngừng phát triển, 80% chiều cao sẽ không thay đổi nữa.
Ngày nay, ngoài việc “nhìn mặt mà bắt hình rong”, nhiều người còn rất chú ý đến chiều cao của các cô gái, bởi vậy, ai cũng muốn mình sở hữu một chiều cao lý tưởng với ngoại hình đẹp. Tuy nhiên, sự phát triển thể chất của mỗi người là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Nếu có 3 dấu hiệu này, xin chia buồn, bạn đã ngừng phát triển, 80% chiều cao sẽ không thay đổi nữa.
1. Đặc điểm sinh lý ổn định
Tuổi dậy thì là giai đoạn tất cả các khía cạnh của cơ thể bắt đầu phát triển với tốc độ cao và tại thời điểm này, các cô gái cũng sẽ có các đặc điểm sinh lý, tức là bắt đầu có các chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể đang phát triển nhanh chóng, thời gian chu kỳ giữa các kỳ kinh nguyệt sẽ không ổn định giữa các tháng, nó có thể đến vào mỗi tháng nhưng có tháng bạn lại không có kỳ kinh nguyệt.
Hiện tượng này là kết quả của sự mất ổn định gây ra bởi sự phát triển nhanh chóng của cơ thể, và đây cũng là một tín hiệu cho thấy chiều cao đang tăng vọt. Nhưng nếu bạn thấy rằng các kỳ kinh nguyệt của mình đến thường xuyên hàng tháng và thời gian giữa các chu kỳ cứ đều đều nhau thì hầu hết các cô gái đã ngừng phát triển, đặc biệt là chiều cao.
Video đang HOT
2. Không thay đổi cỡ giày
Chiều cao của một người tỷ lệ thuận với kích cỡ của bàn chân và sự phát triển xương của cơ thể các cô gái cũng sẽ tuân theo một số quy tắc. Do đó, bàn chân và chiều cao có liên quan đến nhau. Trước đây, người ta đã có một công thức tính như thế này: Chiều cao = chiều dài lòng bàn chân nhân 7.
Điều này là do bàn chân là bộ phận chính đóng vai trò nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể con người, vì vậy trọng lượng và chiều cao càng tăng thì đồng nghĩa với đó là bàn chân cũng phải to ra để đủ nâng đỡ cơ thể. Chiều cao của các cô gái tăng vọt thì cỡ giày cũng sẽ thay đổi liên tục theo thời gian. Nếu bạn thấy rằng kích cỡ giày không thay đổi trong một thời gian dài, điều đó chứng tỏ rằng chiều cao của bạn cũng dần ngừng phát triển.
3. Chất lượng giấc ngủ kém
Có một phần trong não người gọi là tuyến yên, tiết ra nhiều loại hormone, một trong số đó được gọi là “ hormone tăng trưởng”, quản lý sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, có thể thúc đẩy sự tổng hợp protein của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của xương để tăng chiều cao.
Tuy nhiên, tuyến yên không tiết ra hormone tăng trưởng suốt cả ngày mà nó cũng cần có thời gian nghỉ ngơi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tiết hormone tăng trưởng của cơ thể là mạnh nhất trong khi ngủ.
Ngoài ra, khi ngủ, các xương liên quan đến chiều cao, chẳng hạn như cột sống và các khớp khác nhau của chi dưới được giảm bớt áp lực của trọng lượng cơ thể và giảm căng thẳng, do đó các khớp có cơ hội phát triển thông qua sự tăng sinh của các tế bào sụn giữa các khớp.
Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, chiều cao của bạn cao hơn ít nhất 0.5-1 cm so với trước khi đi ngủ vào ban đêm. Vì vậy, một khi bạn có triệu chứng khó ngủ hoặc thức dậy sớm, hầu hết chiều cao của bạn đã bắt đầu ngừng phát triển.
3 dấu hiệu báo trẻ sắp ốm, mẹ cần chuẩn bị tinh thần chăm sóc
Khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ càng cần quan tâm con hơn bởi đó là sự báo hiệu trẻ có thể bị ốm.
Khóc vô cớ
Ảnh minh họa
Khi trẻ chưa biết nói chỉ có thể dùng tiếng khóc để biểu lộ cảm xúc, tâm trạng. Nếu loại trừ các lý do khóc mà mẹ đã biết như bẩn bỉm, nóng lạnh quá... mà em bé vẫn khóc thì mẹ nên xem con có phải đang khó chịu trong người hay không. Em bé cảm thấy mệt mỏi cũng sẽ khóc lóc.
Chán ăn và không có hứng thú với thực phẩm vẫn hay ăn
Khi em bé không thoải mái sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống. Tại thời điểm này, mẹ sẽ thấy trẻ không hứng thú với các bữa ăn hay món ăn mà mọi khi trẻ vẫn thích. Một số em bé có dấu hiệu khó chịu hơn khi ăn vào là nôn trớ. Khi có dấu hiệu này mẹ cần theo dõi và đưa con đi khám.
Chất lượng giấc ngủ giảm
Ảnh minh họa
Chất lượng giấc ngủ cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ đang không khỏe trong người. Trẻ sẽ ngủ không ngon, bồn chồn, hay thức giấc hoặc khóc giữa đêm vì khó chịu thể chất. Trẻ cũng có thể đổ mồ hôi nhiều khi ngủ trong khi trước đó không xảy ra hiện tượng này. Đó có thể là tiền thân căn bệnh nào đó trẻ mắc phải.
Ngủ kém dễ bị xơ vữa động mạch Thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Plos Biology. Thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Các nhà khoa học thuộc Đại học California tại Berkeley (Mỹ)...