3 đại kỵ khi đi tạ mộ cuối năm 2023 Quý Mão không phải ai cũng biết đến
Tạ mộ cuối năm là phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt. Theo chuyên gia phong thủy, 3 đại kỵ khi đi tạ mộ cuối năm mọi người cần lưu ý dưới đây.
Những đại kỵ khi đi tạ mộ cuối năm
Người xưa cũng quan niệm, năm mới đến, mọi thứ đều cần sửa sang mới mẻ, ngay cả với khu phần mộ của người đã khuất. Bởi vậy, tạ mộ cuối năm là phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt nhằm bày tỏ lòng tôn kính, sự hiếu thuận, đạo lý uống nước nhớ nguồn với người thân đã khuất.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho rằng, tùy theo phong tục từng nơi mà việc tạ mộ tiến hành theo gia đình, dòng họ, dòng tộc…Trước khi tiến hành, gia chủ cần chọn ngày giờ phù hợp để dâng hương kỉnh cáo tại ban gia tiên trước.
Khi đi tạ mộ cuối năm ta sẽ phải dọn dẹp sạch sẽ mộ phần cũng như xung quanh cho thoáng đãng. Nếu như mộ đất, ta có thể đắp thêm cho đầy đặn và cắt hết cỏ dại xung quanh ngôi mộ. Chúng ta chú ý có một số hạt giống rơi vào mộ của chúng ta, nếu không nhổ đi thì sau khoảng một thời gian mọc sâu xuống có thể phá hỏng mộ, nhất là với cây có dễ chùm.
Tiếp đó là cúng khấn tạ mộ cuối năm ở miếu thần linh và mộ phần của người thân. Nếu nghĩa trang không có miếu thần linh, ta làm lễ cúng thần linh ở khoảng đất trống ở bên cạnh mộ. Sau khi làm lễ cúng thỉnh cầu vong linh tiền tổ về đón năm mới cùng gia đình, chủ nhân nên đi thắp hương cho các ngôi mộ ở trong dòng họ của mình cũng như các ngôi mộ xung quanh thêm ấm cúng, thể hiện lòng thành kính. Nghĩa trang có những nấm mồ vô chủ, người đi tạ mộ cũng nên thắp nén nhang với tâm chân thành.
Ảnh minh họa
Các chuyên gia phong thủy đã nhấn mạnh về đại kỵ khi đi tạ mộ cuối năm mà nhiều gia đình có thể không biết đến:
Tránh đi tạ mộ quá sớm hoặc quá muộn là thời điểm dễ bị nhiễm lạnh.
Không nên tùy tiện, giẫm đạp lên các phần mộ xung quanh. Nếu phần mộ xung quanh của mộ nhà chúng ta là trẻ nhỏ thì chỉ nên thắp hương, không nên để bánh kẹo, quà, đồ chơi… với người không quen biết vì theo tâm linh không tốt.
Khi đã đến nghĩa trang, trường hợp có miếu thờ thần linh thổ địa của nghĩa trang, cần dâng hương tại đây trước. Điều này thể hiện lòng thành kính của gia chủ hướng tới chư vị thần linh cai quản cả toàn bộ khu vực. Sau đó chúng ta mới tiến hành với khu tiểu mộ của chúng ta. Khi sắp lễ, dâng hương xong mới xin phép chỉnh chang, sửa lại mộ phần và chú ý khi thực hiện tránh giẫm lên những phần mộ xung quanh. Đồng thời dọn dẹp sạch sẽ để tránh ảnh hưởng tới các phần mộ khác.
Lễ vật cần có khi đi tạ mộ ngày cuối năm
Lễ tạ mộ cuối năm thường được tiến hành sau khoảng thời gian rước ông Công ông Táo về trời. Tùy theo điều kiện, thời tiết thuận lợi, các gia đình có thể chọn thời điểm đi tảo mộ, tạ mộ. Còn nếu chọn ngày giờ đẹp, theo chuyên gia phong thủy, trong tháng Chạp có 3 ngày phù hợp để chúng ta đi tạ mộ:
Ngày 3/2 (24 tháng Chạp). Tiến hành vào khung giờ Thìn 7 – 9h và giờ Mùi 13 – 15h.
Video đang HOT
Ngày 6/2 (tức 27 tháng Chạp). Tiến hành vào khung giờ Thìn 7 – 9h và giờ Thân 15 – 17h
Ngày 8/2 Dương lịch (29 tháng Chạp). Tiến hành vào giờ Thìn 7 – 9h hoặc giờ Mùi 13 – 15h.
Mọi người cần lưu ý, lễ vật khi đi tạ mộ cốt thành tâm, không nên làm quá linh đình tốn kém, lạm dụng đốt vàng mã. Một số lễ vật cơ bản cần có khi đi tạ mộ là hương, nến, rượu, tiền vàng, trà… Việc chuẩn bị mâm lễ chay hay mặn sẽ tùy theo điều kiện của từng gia đình. Tuy nhiên, theo quan niệm, ngày này nhiều nhà tạ mộ cúng lễ chay để hạn chế sát sinh, nhằm giúp các vong linh dễ siêu thoát hơn.
Có 6 điều cần lưu ý trong lễ cúng ông Công ông Táo 2024 nhất định phải biết
Theo quan niệm dân gian, trong ngày thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, có những điều phải lưu ý, kiêng kỵ cần nhớ để các vị thần Bếp, thần Đất chứng tâm và mang lại may mắn cho cả nhà.
Cúng ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trước khi đến Tết Nguyên đán. Người ta cho rằng, một năm được bắt đầu bằng mùng 1 Tết Nguyên đán và kết thúc bằng ngày cúng ông Công ông Táo.
Bởi vậy, trong ngày cúng ông Công ông Táo 2024 có những điều nên tránh và lưu ý về quá trình thực hiện lễ cúng và những điều cầu xin để không thất lễ với thần linh.
Dưới đây là những lưu ý khi thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp năm 2024 mọi người có thể tham khảo.
Lễ cúng ông Công ông Táo là một nét truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam.
Những lưu ý quan trọng khi cúng ông Công ông Táo 2024
Theo chuyên gia phong thủy Phùng Phương, có 6 điều thuộc về nghi lễ và kiêng kỵ trong ngày 23 tháng Chạp năm nay người dân cần lưu ý:
Chọn giờ cúng ông Công ông Táo
Theo phong thủy, việc cúng ông Công ông Táo quá muộn đều là không nên. Theo quan niệm dân gian, mỗi năm chỉ có một ngày, Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu. Nếu Táo quân nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và vị nào lên muộn thì không tham gia được.
Lễ cúng ông Công ông Táo có thể thực hiện vào nhiều thời điểm khác nhau, có thể cúng trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp khoảng 1 - 2 ngày, tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình.
Master Phùng Phương khẳng định: "Gia đình chỉ cần thành tâm, chọn một giờ Hoàng đạo phù hợp với quỹ thời gian của gia đình để làm lễ cúng là được".
Sử dụng cá chép trong lễ cúng
Yếu tố không thể thiếu trong lễ cúng này là cá chép. Cá chép không chỉ là biểu tượng cho việc Ông Táo lên chầu trời mà còn thể hiện tinh thần từ bi và hy vọng về sự phát đạt của gia đình. Việc thả cá cần được thực hiện một cách cẩn thận, tránh ảnh hưởng đến môi trường và đảm bảo sự sống cho cá.
Vị trí đặt mâm cúng ông Công ông Táo
Không có quy định cụ thể về vị trí đặt mâm cúng, nhưng sự trang nghiêm và tôn kính là yếu tố quan trọng. Master Phùng Phương khuyến nghị việc thực hiện lễ cúng tại ban thờ gia đình để duy trì sự tôn nghiêm.
Lựa chọn mâm cỗ cúng
Dù là cỗ chay hay mặn, việc lựa chọn thức ăn cho mâm cỗ cần tránh những loại thực phẩm như vịt, chim, ngỗng, trâu, dê, chó, mực... Nếu có thể, người dân nên chuẩn bị mâm cỗ chay để tránh sát sinh.
Nội dung lời khấn trong lễ cúng
Quan niệm dân gian khuyên rằng việc khấn xin tài lộc hay may mắn trong ngày này không nên được thực hiện. Gia đình nên tập trung vào việc báo cáo và phản ánh về năm qua, cũng như định hướng cho năm mới.
Không sử dụng tiền âm phủ trong lễ cúng
Cúng và đốt tiền âm phủ cũng là một trong những điều không nên khi cúng ông Công ông Táo năm 2024.
Chuyên gia phong thủy Phùng Phương cảnh báo, việc sử dụng tiền âm phủ không chỉ không phù hợp với nghi thức tâm linh mà còn có thể gây hại cho môi trường và tạo nguy cơ hỏa hoạn. Ông khuyến cáo, nên tránh hành động này để bảo vệ môi trường và duy trì tính thiêng liêng của nghi lễ.
Theo ông Trịnh Sinh, nhà nghiên cứu văn hóa, khi cúng ông Công ông Táo cho biết thêm, gia chủ tuyệt đối không đốt tiền âm phủ. Vì Táo quân là thần tiên, không phải là vong hồn người âm.
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo không chỉ là một phần không thể tách rời của văn hóa tâm linh Việt Nam mà còn mang đầy ý nghĩa và giá trị truyền thống. Qua việc tuân theo những điều kiêng kỵ, mỗi gia đình có thể thực hiện nghi lễ một cách trang nghiêm và đúng đắn, góp phần vào việc duy trì và phát huy văn hóa dân tộc.
Bài văn khấn ông Công ông Táo 2024 đầy đủ nhất
Dưới đây là bài văn khấn ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Tín chủ (chúng) con là: ...............
Ngụ tại: ............
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương, tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
(*) Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm.
Những điều kiêng kỵ, nên làm trong ngày Lập Xuân để có may mắn, tài lộc Lập xuân là ngày tốt để bắt đầu cho một năm mới. Tuy vậy, chúng ta cũng cần lưu ý những điều kiêng kỵ và nên làm trong ngày này để có được may mắn, tài lộc cả năm. Lập Xuân là ngày đầu tiên củ tiết Lập Xuân, là thời điểm chuyển giao giữa các tiết Đại Hàn và Vũ Thủy. Vì...