3 công nhân tử vong khi thi công dự án thủy điện ở Kon Tum
Ít nhất có 3 công nhân tử vong và một số người khác bị thương khi đang thi công thủy điện Plei Kần ở huyện Ngọc Hồi ( Kon Tum).
Công an huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đang phối hợp với cơ quan chức năng vào hiện trường điều tra nguyên nhân vụ tai nạn xảy ra tại dự án thủy điện Plei Kần khiến 3 công nhân tử vong.
Thông tin bước đầu, vụ tai nạn xảy ra vào chiều nay và có ít nhất 3 công nhân tử vong, 3 người khác bị thương. Danh tính các nạn nhân vẫn chưa được tiết lộ.
Thủy điện Plei Kần ở Kon Tum đang thi công thì xảy ra tai nạn khiến 3 công nhân tử vong
Theo tìm hiểu, dự án thủy điện Plei Kần do Công ty CP Tấn Phát làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Kon Tum chấp thuận chủ trương vào tháng 10/2016.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 576 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu gần 173 tỷ đồng, vốn vay ngân hàng hơn 403 tỷ đồng.
Video đang HOT
Dự án được thi công trên sông Pô Kô thuộc thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum).
Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Báo động tình trạng học sinh đuối nước trong đợt nghỉ học vì dịch Covid-19
Trong thời gian học sinh nghỉ học do dịch Covid-19, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra nhiều vụ đuối nước. Nạn nhân chủ yếu là các em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum, từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, trên địa bàn tỉnh có 6 em học sinh bị đuối nước. Cụ thể, vụ gần đây nhất xảy ra vào ngày 13/3, em A Thao Thường (9 tuổi, học sinh lớp 3, trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thị trấn Plei Kần) ra sông Pô Kô tắm không may bị nước cuốn trôi.
Ngày 10/3, em A Trung (13 tuổi, ở xã Đăk Blà), trong lúc đi tắm ở sông Đăk Bla đoạn thôn Kon Mơ Nay Kơ Tu 1 đã bị đuối nước tử vong.
Trước đó, vào trưa 7/3, tại khu vực một hồ nước sạch tại tổ dân phố 5, thị trấn Plei Kần, em A Na Hải Nguyên (10 tuổi, học sinh lớp 4A, trường Tiểu học số 2, thị trấn Plei Kần) xuống tắm và không may bị đuối nước tử vong.
Do thời gian nghỉ dịch dài nên học sinh thường ra các khu vực ao, hồ, sông, suối chơi dẫn đến đuối nước (ảnh minh họa)
Trước đó, chiều 21/2, em A Huỳnh (9 tuổi, học sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu) cũng bị đuối nước khi trong lúc đi giặt quần áo tại khu vực cầu số 1 đang thi công qua sông Đăk Bla thuộc địa bàn phường Thống Nhất.
Trong số này, thương tâm nhất là vụ việc hai anh em ruột là em Nguyễn Đình Đỗ (8 tuổi, học sinh lớp 2A Trường tiểu học Phan Đình Giót, xã Đăk Hring) và Nguyễn Đình Hoàn (5 tuổi, đang học Trường mầm non Đăk Hring) đến nhà bà ngoại chơi trong dịp nghỉ học vì dịch Covid-19. Trong lúc chơi đùa do bất cẩn nên hai cháu bị ngã xuống ao nước sau nhà khiến cả hai tử vong.
Bà Lê Thị Thanh Tùng - Phó Phòng Thương binh và Xã hội TP. Kon Tum cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị đuối nước là thời gian này, học sinh được nghỉ học ở nhà do dịch Covid-19 bùng phát. Trong khi đó, bố mẹ các em phải đi làm rẫy, làm ruộng, không có thời gian quản lý, theo dõi con em. Hơn nữa đây đang là thời điểm mùa khô, thời tiết nắng nóng, trong khi đó, các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số thường có thói quen đi tắm sông suối, do bất cẩn nên xảy ra đuối nước...
Các em bị tử vong do đuối nước thường là học sinh đồng bào thiểu số ở vùng khó khăn (ảnh minh họa)
Theo Sở GD&ĐT Kon Tum, trong thời gian nghỉ tránh dịch Covid-19, trên địa bàn toàn tỉnh có 6 em học sinh bị đuối nước. Số nạn nhân chủ yếu là các em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số.
Sau khi những vụ tai nạn đuối nước xảy ra liên quan đến trẻ em trong mùa dịch Covid-19, Sở đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, phòng trực thuộc vận động phụ huynh học sinh thường xuyên quan tâm chăm, giám sát học sinh. Đồng thời Sở cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị kiểm tra rà soát các khu vực thường xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa.
Tương tự, theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai cho biết, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh có 2 em học sinh tử vong do đuối nước, 1 em tử vong do tai nạn giao thông. Theo ghi nhận của phóng viên, học sinh Tiểu học và THCS tại các huyện có điều kiện kinh tế khó khăn thuộc các huyện Đông Nam như: Phú Thiện, Ayun Pa, Krông Pa... cha mẹ thường đi làm xa nên các em thường ra khu vực ao, hồ, sông suối... để tắm nên dễ dẫn đến nguy cơ đuối nước và các tai nạn khác.
Cụ thể, mỗi trưa tại xã Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, Gia Lai) có khoảng chục em nhỏ thường đến tắm tại con kênh dẫn nước có độ sâu từ 2-4m, gần UBND xã. Tại đây, các em đã thực hiện nhiều hành động nhào lộn, bơi lội nguy hiểm, mặc dù biển cấm tắm đã đặt sát bên cạnh. Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo xã Ayun Hạ (huyện Phú Thiện) cho biết: "Đa số các em ra tắm trên con kênh đều là người đồng bào dân tộc thiểu số và biết bơi thuần thục. Tuy nhiên, vì an toàn nên xã tuyên truyền đến bà con không cho học sinh ra đây tắm. Đồng thời, đặt bảng cấm tắm tại con kênh nhưng các em vẫn ra tắm thường xuyên".
Phạm Hoàng
Cách ly 53 người nhập cảnh về Việt Nam qua cửa khẩu Bờ Y Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y tiếp nhận 53 người Việt làm việc tại Lào nhập cảnh qua tỉnh Kon Tum. Cơ quan chức năng đã đưa những người này cách ly tại khu cách ly huyện Ngọc Hồi. Cơ quan chức năng phát khẩu trang miễn phí tại cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Ảnh: Đức Nhật Ngày 19.3, UBND H.Ngọc...