3 cô gái chui vào chuông chùa để “giác ngộ”, dân tình tranh cãi tác dụng thật sự
Dưới đoạn clip, một số người từng trải nghiệm việc “rúc chuông” chia sẻ ý kiến trái chiều.
Phong tục đi lễ, đi chùa đầu năm mới là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Đặc biệt trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, số lượng du khách tới các ngôi chùa đều đã chật kín người. Không chỉ tới du xuân, nhiều người cũng thành tâm thắp nén hương, cầu mong một năm an lành, hạnh phúc.
Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh 3 cô gái chui hết vào chuông chùa ngồi để “giác ngộ… Phật Pháp” khiến nhiều người không khỏi thắc mắc. Trong clip, 3 cô gái mặc trang phục đỏ rực rỡ, chuẩn bị chui vào chiếc chuông ngồi.
Vài phút sau, một sư thầy đứng gần đó đã gõ boong boong 4 – 5 hồi, cả ba ngồi yên phía trong lắng nghe tiếng chuông vang vọng.
3 cô gái chui vào chuông chùa để “giác ngộ”, dân tình tranh cãi nảy lửa dưới đoạn clip
Đoạn clip sau khi được đăng tải đã khiến dân tình tranh cãi nảy lửa. Người chỉ trích 3 cô gái có cách “giác ngộ” khó hiểu, bởi “thiện lương ở trong tâm”, việc chui vào chuông như vậy vừa mê tín, vừa gây nguy hiểm khi phải chịu âm lượng ở tần số lớn.
3 cô gái chui vào chuông, ngồi đợi sư thầy gõ
Song cũng có người cho rằng, việc chui vào chuông như vậy tùy vào quy định ngôi chùa ở các địa phương khác nhau. Một số du khách từng trải nghiệm bày tỏ, việc “rúc chuông” thậm chí còn có tác dụng ngược. Tiếng chuông ở chùa khá lớn, ngồi vào phía trong sẽ giúp tránh bị ù tai, choáng váng từ tiếng vang. Hơn nữa, để được chui vào chuông phải cần có sự đồng ý của sư thầy.
- Nhìn nguy hiểm quá, dây chuông mà đứt, đổ ụp xuống người thì chạy sao kịp đây?
- Ở chỗ mình được rúc chuông mà các bạn ơi. Trong Đà Lạt có chùa Quan Âm, và các sư thầy cũng để du khách hoặc Phật tử đứng vào bên trong chuông, rồi đánh chuông. Thực tế, khi đánh chuông chỉ có bên ngoài nghe tiếng, còn bên trong tiếng không to, nghe xong thấy rất thoải mái nhé!
- Tùy vùng miền thôi, chắc phải có ý nghĩa gì đó người ta mới rúc chuông. Người đánh hồi chuông cũng là sư thầy, phải được họ cho phép mới dám chui vào chứ.
Đại học ở Canada phát lì xì chứa tiền âm phủ cho sinh viên
Lì xì chứa tiền âm phủ được phân phát tại một khu ký túc xá ở Đại học Toronto, Canada trong dịp Tết Nhâm dần khiến nhiều sinh viên châu Á cảm thấy bị xúc phạm.
Đại học Toronto đã thu hồi các phong bao lì xì ngay khi nhận được khiếu nại và đăng lời xin lỗi chính thức bằng tiếng Trung Quốc trên tài khoản WeChat vào sáng 4/2, cho biết họ "rất hối tiếc về sai lầm này", South China Morning Post đưa tin.
"Đại học Toronto đã nhận được thông tin từ sinh viên về sự cố phong bao lì xì. Chúng tôi ngay lập tức liên hệ với các bộ phận và nhóm liên quan để tìm hiểu sự việc và thu hồi tất cả các phong bao lì xì", thông báo cho biết.
Hình ảnh phong bao lì xì chứa tiền âm phủ mà các sinh viên nhận được trong khu ký túc xá ở Đại học Toronto, Canada. Ảnh: SCMP/Xiaohongshu.
Trước đó, sinh viên trong khu ký túc xá ở Đại học Toronto đã nhìn thấy chiếc bát đựng phong bao lì xì đặt trên bàn phục vụ. Họ hi vọng nhận được tiền mặt hoặc phiếu giảm giá như truyền thống ở các nước châu Á.
Nhưng thay vào đó, những phong bao lì xì này chứa tiền âm phủ, theo chia sẻ của sinh viên trên các trang mạng xã hội Trung Quốc ngày 4/2.
Một tài khoản tự nhận mình là sinh viên thạc sĩ chuyên ngành công tác xã hội cho biết cô đã viết thư khiếu nại gửi đến ký túc xá, thay mặt cho "một vài sinh viên châu Á" - những người cảm thấy khó chịu vì hành động được coi là "hành vi chiếm đoạt văn hóa" này.
Theo thông tin chia sẻ trên mạng xã hội, tiến sĩ David Kim, người phụ trách khu nội trú và đời sống sinh viên, đã trực tiếp phản hồi sinh viên khiếu nại, đưa ra "lời xin lỗi chân thành" và cam kết sẽ có "những hành động thích hợp".
Các nhân viên ở khu ký túc xá giải thích mục đích của những phong bao lì xì là tạo ra "không khí lễ hội" và không có ác ý.
"Trong dịp Tết Nguyên đán, chúng tôi đã vô tình đặt những món đồ không phù hợp ở bàn phục vụ. Chúng tôi ban đầu đều không biết ý nghĩa đằng sau loại tiền này", một nhân viên ở khu ký túc xá cho biết.
"Chúng tôi hiểu được ý nghĩa của nó quá muộn. Không có ác ý nào đằng sau hành động này. Chúng tôi rất xin lỗi vì sơ suất", nhân viên này nói thêm.
Trong một tuyên bố sau đó bằng tiếng Anh, Đại học Toronto khẳng định "sẽ tiếp tục nỗ lực giáo dục để hiểu rõ hơn về sự đa dạng giữa các cộng đồng và thúc đẩy sự hòa nhập".
Clip nhân viên y tế nhảy múa trong thang máy bệnh viện ngày trực Tết khiến dân mạng thích thú Trong những ngày người dân cả nước đang hưởng thụ kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán, vẫn có những con người thầm lặng cống hiến cho công việc, cho đất nước. Mới đây, một đoạn clip ghi lại hình ảnh dễ thương của một nhân viên y tế trong những ngày trực Tết Nhâm Dần đang lan truyền trên mạng xã hội thu...