3 căn bệnh quái ác “đè nặng” bé trai 3 tuổi
Mới hơn 3 tuổi nhưng cùng một lúc cơ thể em mang trong mình 3 căn bệnh quái ác: câm điếc bẩm sinh, tim bẩm sinh và lõm lồng ngực. Đồng lương ít ỏi mà người bố gửi về không đủ để trang trải tiền thuốc men cho em…
Đó là trường hợp éo le của em Nguyễn Đình Quốc Đại (sinh năm 2010) tại thôn 3, xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Tiếp đón chúng tôi trong căn nhà cấp bốn đã cũ kỹ, chị Nguyễn Thị Thảo (SN 1990) – mẹ của Đạt gạt nước mắt kể về hoàn cảnh không may mắn của gia đình mình. Vốn là cô gái sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, do hoàn cảnh khó khăn nên chị phải sớm đi làm ăn xa nhà.
Những ngày trái gió, trở trời, bé Quốc Đại luôn bị 3 căn bệnh dằn vặt càng dữ dội hơn.
Cuộc sống khốn khó nơi đất khách quê người tại Sài Gòn, Thảo quen và đem lòng yêu thương anh Nguyễn Đình Minh – người gần làng (chồng chị sau này). Kết quả của mối tình ấy là một đám cưới vào năm 2009 được tổ chức ở quê nhà và niềm vui ấy được nhân lên gấp bội khi cuối năm 2010, anh chị chào đón đứa con trai đầu lòng.
Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với ngôi nhà nhỏ của chị thế nhưng, đứa con trai ngày một lớn càng xanh xao và không nói năng được câu gì. “Lúc đầu thấy cháu không nói được từ nào, chúng tôi cứ nghĩ là cháu chậm nói, thế nhưng mãi đến khi gần hai tuổi vẫn không thấy cháu nói gì cả, gia đình đã thử cháu bằng việc tạo ra những tiếng động mạnh nhưng cháu cũng không có bất kỳ phản ứng nào cả. Thấy vậy, gia đình tôi vội đưa con đi bệnh viện nhi Nghệ An khám. Tôi như chết lặng khi các bác sĩ kết luận cháu bị câm điếc bẩm sinh cấp độ nặng nhất, bệnh tim bẩm sinh và lõm lồng ngực…”, chị Thảo ngậm ngùi.
Cháu Quốc Đại bị căn bệnh lõm lồng ngực kèm tim bẩm sinh, điếc tai mức độ nặng nên mất luôn cả khả năng nói.
Từ khi sinh con, chị Thảo ở hẳn quê nhà chăm con, còn anh Minh thì vẫn vào miền Nam làm ăn với mong ước tích cóp thêm chút tiền gửi về quê để chữa bệnh cho con. “Công việc bấp bênh, số tiền hai triệu anh gửi về cho gia đình mỗi tháng không đủ mua thuốc, trong khi đó gia đình còn phải trang trải thêm nhiều thứ khác nữa, giờ không biết phải mần răng cả”, chị Thảo thổn thức.
Năm 2011, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cho gia đình hộ nghèo, chị Thảo mạnh dạn vay mượn 28 triệu đồng để chạy chữa cho con, số còn lại dựng một quán tạp hóa nhỏ kề nhà để vừa có thể trông con, vừa kiếm thêm vài đồng thu nhập những ước mơ chữa bệnh cho con sẽ thành hiện thức. Thế nhưng, số tiền bán hàng chẳng thấm là bao so với chi phí mỗi lần đưa con đi bệnh viện. Trong đợt đưa Đạt đi khám ở bệnh viện Nhi trung ương hồi cuối năm 2011, các bác sĩ đã khuyên gia đình chị nên mua một máy trợ thính để hỗ trợ việc nghe cho cháu.
Video đang HOT
Nợ nần và nước mắt nhìn con đau đớn vì bệnh tật
Chị Thảo nói trong nước mắt: “Số tiền 40 triệu đồng để mua máy trợ thính cho con là một khoản khổng lồ đối với gia đình. Nhưng vì thương con, chúng tôi đành phải nhờ ông bà nội cầm cố sổ đỏ vay vốn ngân hàng với tia hi vọng tìm lại tiếng nói cho con và giúp cháu hòa nhập với xã hội. Nhưng thật không may mắn, tiền mất nhưng tật của cháu vẫn không cải thiện được gì khi máy trợ thính cũng không giúp con nói được vì cháu bị quá nặng. Các bác sĩ cho biết, để cháu nghe được, giờ chỉ có một cách là lắp cho cháu một thiết bị ốc tai điện tử, nhưng nghe nói đắt lắm”. Nói đoạn, chị Thảo nước mắt lại tuôn trào như thác đổ khi nghĩ về gia cảnh bấn túng của mình.
Mới hơn ba tuổi nhưng Đạt đã mang trong mình ba căn bệnh: câm điếc bẩm sinh, tim bẩm sinh và lõm lồng ngực và chẳng thể nghe được một tiếng gì…
Người mẹ trẻ và đứa con mang 3 căn bệnh trong ngôi nhà đang ngày một rách nát, chẳng đáng đồng tiền.
Nỗi bất hạnh dường như chỉ để dành cho đứa con của chị khi căn bệnh này chưa xong, căn bệnh kia ngày một nặng hơn. Càng lớn, lồng ngực của cháu Đạt lại có dấu hiệu lõm sâu hơn và ngày càng khó thở, phải vất vả lắm, em mới chịu cho mọi người vén áo xem lồng ngực của mình. “Các bác sĩ khuyên gia đình, đến năm cháu được 6-7 tuổi thì cần đưa đi phẫu thuật nâng lồng ngực để cháu không bị di chứng nặng hơn. Chi phí lên đến cả trăm triệu đồng, tiền đâu để cứu cháu bây giờ”- bà nội của cháu Đạt kêu than.
Hiện tại, chị Thảo mới sinh thêm một cháu trai chưa đầy một tuổi, cháu phát triển bình thường nhưng cùng một lúc chị phải trông nuôi hai đứa con thơ nên hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trong khi đó, thu nhập quanh năm chỉ trông chờ vào “đồng lương” làm thuê bấp bênh của người chồng ở Sài Gòn và hai sào ruộng nên để kiếm tiền tích cóp chữa bệnh cho con với gia đình chị Thảo là một bài toán chưa có lời giải.
Căn nhà chị Thảo ngày càng xuống cấp trầm trọng, đang rách tươm và cũng chẳng thể cầm cố được để mà vay ngân hàng.
Anh Nguyễn Duy Minh – Bí thư Đảng ủy xã Thanh Chi cho biết: “Trường hợp gia đình chị Thảo hết sức khó khăn vì chi phí chạy chữa cho đứa con đầu quá tốn kém. Gia đình chị Thảo nằm trong diện hộ nghèo của địa phương 3 năm nay nhưng số tiền hỗ trợ của Nhà nước chả thấm vào đâu cả, chính quyền xã đang cố gắng kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nhà hảo tâm”.
Trong lá đơn cầu cứu mà chị Thảo viết gửi báo tới VP báo điện tử Dân trí tại Nghệ An có đoạn viết: “Hàng ngày nhìn con người ta kêu bố, gọi mẹ mà tôi thấy đắng lòng, tôi tủi thân lắm, ước gì tôi được nghe tiếng gọi mẹ từ miệng cháu dù chỉ một lần thôi…”- một tâm nguyện tưởng chừng như thật đơn giản nhưng với chị, điều đó thật quá đỗi khó khăn.
Đôi khi ôm con, cháu Quốc Đại cứ gục xuống trong vô thức mà người mẹ lòng càng quặn đau hơn.
Được biết, hiện tại con số nợ mà chị Thảo đã vay ngân hàng cũng ngót trăm triệu nhưng cũng không biết đến bao giờ mới trả được. Vừa rồi nghe được thông tin Nhà nước có chương trình “Ốc tai điện tử cho em” kéo dài đến hết cuối năm 2014 với sự hỗ trợ 1/2 chi phí nhưng gia đình cũng đành chịu vì chả dám vay và cũng chả có cái gì để thế chấp nữa.
Nhưng trong sâu thẳm đôi mắt chị, chúng tôi biết chị đang hi vọng vào một điều kỳ diệu, một phép màu sẽ đến với đứa con trai bé bỏng của mình. Hi vọng rằng, sẽ có những nhà hảo tâm có thể giúp Đạt, giúp cho mơ ước “con được hòa nhập với gia đình và cộng đồng” của người mẹ thành hiện thực.
Theo DT
Vì sao chưa công bố dịch sởi - thưa thứ trưởng?
Chưa bao giờ, trong 40 năm qua, bệnh lại nặng đến như đợt dịch này. Chưa bao giờ bệnh nhi lại chết nhiều đến thế vì căn bệnh "theo mùa" này. Chưa bao giờ Bệnh viện Nhi lại quá tải đến thế này. Chưa bao giờ các bà mẹ lại hoang mang đến như thế này. Chúng ta đang nói đến bệnh sởi - một căn bệnh từng hoành hành khắp nơi trên thế giới, nhưng là vào thời trung cổ. Còn hiện tại, hầu như đã được "thanh toán", nếu còn sót ở đâu đó thì nó được coi là bệnh "lành tính".
ảnh minh họa
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long "lắc đầu" với việc công bố dịch. Với lý do, rằng: "Chưa ghi nhận biến đổi về hoạt lực ở virus gây sởi", rằng "týp virus gây sởi vẫn là H1 ở miền Bắc và D8 ở miền Nam, chưa thay đổi về khả năng lây truyền". Và rằng: "Đến năm 2017 Việt Nam mới cam kết với cộng đồng quốc tế về loại trừ bệnh sởi".
Nhìn nhận số ca nhiễm bệnh, nhìn nhận tốc độ lây lan, nhìn nhận cái chết đến rất nhanh của 25 đứa trẻ, có lẽ không một bậc làm cha làm mẹ nào có thể ngồi yên.
Thưa Thứ trưởng Long, xin ông trả lời giúp nỗi lòng của các bậc cha mẹ. Rằng vì sao căn bệnh lành tính với những cái týp mà ông đã thuộc làu làu đó vẫn gây ra 25 cái chết?
Vì sao Bộ Y tế phải đối phó bằng đợt "tiêm vét" vaccine sởi, một hình thức mà ngay cả cái tên của nó cũng đã là một sự mỉa mai?
Vì sao lại có nghi vấn 4,4% số trẻ đã tiêm chủng vẫn mắc bệnh?
Và phải chăng là vì cái "cam kết 2017" đó mà tới giờ, Bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch.
Nhớ trong cuộc họp báo ít hôm trước, Bộ Y tế cho biết đã giao cho Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia một chiến dịch lớn để tiêm vaccine sởi và rubella cho tổng số 23 triệu trẻ em từ 1 - 14 tuổi.
Và chiến dịch này sẽ được bắt đầu vào tháng 8.
Câu chuyện "Chiến dịch lớn" của ngành y tế giống y như cách thức mà Nha Trang đang tiến hành "tổng rà soát các điểm trông giữ trẻ không phép" sau vụ cháu bé 20 tháng tuổi chết ngay trong ngày đầu tiên đi trẻ.
Cứ ở đâu có vụ việc, ở đó có "chiến dịch", có "tổng rà soát", cho đến khi... có thêm những đứa bé phải chết.
Ngày hôm nay, mạng xã hội tràn ngập chuyện cây mùi, loại cây theo dân gian là có thể phòng, chống được bệnh sởi. Và thứ duy nhất để có thể lạc quan, ấy là dự báo của các chuyên gia dịch tễ: Dịch sẽ giảm mạnh vào tháng 5, khi... thời tiết bắt đầu nóng lên.
Theo LĐO
Nghẹn lòng người mẹ nhìn con 5 tháng tuổi cận kề cái chết Nhìn đứa con trai 5 tháng tuổi nằm thiếp đi vì chứng bệnh tim bẩm sinh quái ác, chị Soa cứ ghé sát má con với những nụ hôn thật dài. Chị sợ cái điều đau đớn nhất có thể xẩy ra, đó là trái tim của con trai bé bỏng sẽ ngừng đập. Đấy là tình cảnh thương tâm của chị Nguyễn...