3 căn bệnh lây qua đường tình dục đang tăng mạnh, cần được phổ biến rộng để mọi người chú ý
Thường thì khi nhắc đến bệnh lây truyền qua đường tình dục, chúng ta sẽ nghĩ đến những bệnh như giang mai, lậu, chlamydia…
Tuy nhiên, danh sách các bệnh lây truyền qua đường tình dục đang ngày càng gia tăng, điển hình là 3 bệnh sau đây.
Có hơn 30 loại bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) đã được biết đến. Trong đó, có 3 bệnh STIs đang dần trở nên phổ biến và gia tăng với tốc độ chóng mặt. Các chuyên gia cũng nhận định rằng, quan hệ tình dục đồng giới nam – nam thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
Theo bà Charlotte Gaydos (người tiên phong trong khoa học về STIs) đã chia sẻ trên trang Discover Magazine về 3 căn bệnh lây truyền qua đường tình dục mới đang gia tăng nhanh cần được phổ biến rộng cho mọi người cùng biết.
Từ năm 1981, các nhà khoa học đã tìm ra vi khuẩn Mycoplasma Genitalium (Mgen), nhưng CDC lần đầu tiên thừa nhận nó là bệnh STIs vào năm 2015. Mgen là loại vi khuẩn thích xâm nhập vào niệu đạo và đường sinh dục, không gây ra nhiều triệu chứng nhất định. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm phải loại vi khuẩn này sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo, tương tự như bệnh lậu, chlamydia…
Nếu không được điều trị sớm, Mgen sẽ gây đau và sưng bìu ở nam giới, thậm chí còn làm hỏng ống dẫn trứng ở nữ giới, gây chảy máu âm đạo và vô sinh. Mgen có thể kháng nhiều loại kháng sinh. Và do các triệu chứng rất hiếm gặp nên bác sĩ thường dễ nhầm lẫn, đưa ra phác đồ điều trị sai, dẫn đến tình trạng kéo dài các triệu chứng và khiến bệnh thêm nặng hơn.
Đây là loại vi khuẩn rất dễ thích nghi để tồn tại trong bộ phận sinh dục. Điều này là do nó có mối liên quan chặt chẽ với vi khuẩn gây bệnh lậu. Chúng có thể đã trao đổi một số điểm DNA với nhau.
Video đang HOT
Vi khuẩn Neisseria meningitidis rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lậu, có thể lây lan quan đường quan hệ tình dục bằng miệng và gây viêm niệu đạo cũng như sưng não. Bệnh lậu cũng đang dần kháng được tất cả, trừ một số loại kháng sinh. Đồng nghĩa là vi khuẩn Neisseria Meningitidis cũng có thể phát triển khả năng tương tự.
Shigella Flexneri
Shigella Flexneri là loại vi khuẩn dễ gây tiêu chảy ở người, xếp cùng với nhóm vi khuẩn E.coli và Salmonella. Vi khuẩn này sẽ lây lan khi chúng ta không rửa tay sạch sẽ hoặc uống phải nước bị ô nhiễm, nhưng cũng có thể là do quan hệ qua đường “cửa sau”.
Giới chuyên gia lo lắng vi khuẩn Shigella Flexneri đang phát triển kháng kháng sinh. Ngoài ra, nó cũng có khả năng lây nhiễm cao. Chỉ cần 1 đến 10 sinh vật là đã có thể gây bệnh, trong khi đối với Salmonella phải cần đến 1000 sinh vật để lây nhiễm cho ai đó.
Một số lời khuyên dành cho bạn để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh STIs:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Bình thường hóa xét nghiệm STIs thường xuyên, nhất là nếu bị bỏng rát, đau hoặc tiết dịch.
- Tất cả phụ nữ dưới 25 tuổi nên được xét nghiệm chlamydia và lậu mỗi năm/lần vì những bệnh nhiễm trùng này có thể không xuất hiện triệu chứng.
- Đừng quá sợ hãi vì hầu hết các bệnh tình dục đều có thể điều trị được.
Source (Nguồn): Discovermagazine, Shape
Theo Helino
Bệnh xã hội, chớ xem thường
Thời gian gần đây, Bệnh viện (BV) Da liễu TPHCM tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nhiều người tỏ ra e ngại khi đi khám bác sĩ, dù thấy rõ triệu chứng bất thường như ngứa, đau, rát, ra nhiều khí hư, tiểu buốt... Thậm chí, có những người chưa xác định rõ bệnh đã mua thuốc về tự điều trị để rồi bệnh ngày càng diễn tiến nặng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thơ thăm khám cho bệnh nhân mắc bệnh giang mai
Mắc bệnh vì chủ quan
Cầm trên tay kết quả xét nghiệm, anh H.V.H. (38 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TPHCM) chưa hết bàng hoàng vì dương tính với giang mai. Chia sẻ với bác sĩ, anh H. cho hay anh thường xuyên quan hệ tình dục đồng giới, ngày gần đây nhất do chủ quan không sử dụng các biện pháp an toàn nên anh đã lây bệnh từ bạn tình.
Còn chị N.T.M. (26 tuổi, ngụ quận 12, TPHCM) cho biết chị lập gia đình đã được hơn 1 năm, mấy tháng trước chị có cảm giác buốt rát sau khi sinh hoạt vợ chồng, tiểu gắt, ngứa ngáy khó chịu. Cho rằng hiện tượng đó là bệnh viêm nhiễm phụ khoa bình thường, chị M. đã tự mua thuốc về đặt, nhưng đặt thuốc nửa tháng vẫn không thuyên giảm triệu chứng. Lo sợ nhưng chị M. không dám đến BV mà đến một phòng khám sản khoa để khám. Bác sĩ kết luận chị bị giang mai. Bất ngờ với kết luận của bác sĩ, chị M. về yêu cầu chồng đi khám và chồng chị cũng được các bác sĩ cho biết kết quả dương tính với bệnh giang mai.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thơ, Phó Trưởng khoa Lâm sàng 3 (BV Da liễu TPHCM), hiện nay ở nước ta chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, thống kê sơ bộ tại BV Da liễu TPHCM cho thấy tỷ lệ bệnh lây qua đường tình dục đang có xu hướng gia tăng.
Đặc biệt, bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh lây qua đường tình dục khi còn rất trẻ. Trong 9 tháng đầu năm 2019, BV tiếp nhận và điều trị cho gần 48.000 lượt bệnh nhân mắc các bệnh tình dục, trong đó số ca mắc giang mai kín là 3.460 trường hợp, sùi mào gà 31.108 trường hợp, viêm niệu đạo 2.959 trường hợp và bệnh lậu 1.665 trường hợp.
Theo các chuyên gia da liễu, nguyên nhân là do hiện nay tuổi dậy thì ở trẻ sớm hơn, lứa tuổi thanh thiếu niên kinh nghiệm sống còn thiếu nên không được hướng dẫn quan hệ tình dục an toàn, dẫn tới bệnh lây qua đường tình dục cao hơn các lứa tuổi thông thường. Bệnh nhân mới chỉ 15 - 16 tuổi đến khám và mắc các bệnh về lậu, giang mai... đang có xu hướng tăng, đặc biệt là trong nhóm nam quan hệ đồng giới.
"Nhiều người còn chủ quan với các bệnh tình dục. Nhiều trường hợp đang trong quá trình điều trị vẫn quan hệ tình dục, hoặc chữa trị một thời gian thấy bệnh giảm thì ngừng mà không cần đi bác sĩ khám, khiến bệnh nặng, khó điều trị hơn. Bệnh lây qua đường tình dục thường rất khó chữa và gây hậu quả lâu dài. Thậm chí, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần hoặc chuyển sang giai đoạn mạn tính", bác sĩ Thanh Thơ cho hay.
Không nên tự ý điều trị
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thơ, ngày nay bệnh tình dục đang rất phổ biến và trở thành một thực trạng báo động về nguy cơ sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Những bệnh tình dục như lậu, giang mai, chlmaydia, nấm là những bệnh lý phụ khoa, nam khoa thường gặp nhất và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản. Nếu không được điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng và mãn tính, làm trầm trọng thêm các bệnh thần kinh, tim mạch, vô sinh, mang thai ngoài tử cung, thai chết lưu và tăng nguy cơ nhiễm HIV. Tuy nhiên, có một thực trạng là hầu hết người bệnh tới thăm khám còn có tâm lý e ngại khi mắc các bệnh xã hội, nên họ thường mua thuốc kháng sinh để tự điều trị tại nhà, dẫn đễn tình trạng bệnh ngày càng thêm nặng.
Các bác sĩ BV Da liễu TPHCM cho biết, bệnh lây qua đường tình dục chủ yếu do quan hệ tình dục không được bảo vệ, bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Ngoài ra, các bệnh tình dục cũng có thể lây gián tiếp như dụng cụ khám bệnh chưa được tiệt trùng kỹ, hoặc bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con (nếu không phát hiện điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc như mù, điếc... ở thai nhi).
Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở thời kỳ đầu không có biểu hiện rõ ràng, 50% số người nhiễm bệnh tình dục không có triệu chứng. Ở phụ nữ, bệnh thường khó phát hiện, không có biểu hiện bất thường và thậm chí không có triệu chứng bệnh. Chỉ đến khi bệnh nặng hơn, các triệu chứng rõ ràng như dương vật hay âm đạo có tiết dịch bất thường, cơ quan sinh dục ngứa, rát, đau, đỏ, có nốt, các vết loét và tiểu đau, rát hoặc tiểu nhiều hơn bình thường... mới nghi ngờ bị mắc bệnh.
"Cần phát hiện sớm và điều trị ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc. Người dân cần đi khám định kỳ, khi phát hiện dấu hiệu bất thường thì đến bác sĩ ngay. Khi có quan hệ tình dục thì nên tự bảo vệ bằng phương pháp phòng vệ, ví dụ như dùng bao cao su. Khi bị bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị triệt để", bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thơ khuyến cáo.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi ngày có hơn 1 triệu ca mắc mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở những người trong độ tuổi 15 - 49. Con số này lên tới hơn 376 triệu trường hợp mắc mới hàng năm, nhất là đối với 4 bệnh nhiễm khuẩn là chlamydia, lậu, trichomonas và giang mai.
THÀNH AN
Theo SGGP
Kết hợp 2 loại thuốc sẵn có giúp đưa sỏi thận ra ngoài không gây đau Theo news.mit.edu, khi có những viên sỏi thận lớn, chúng được loại bỏ bằng phẫu thuật. Trong các trường hợp khác, thuốc giảm đau được kê đơn và chờ đợi những viên sỏi nhỏ sỏi thải ra qua niệu đạo (urethra). Đây là một quá trình đau đớn có thể mất đến 10 ngày. Các kỹ sư đã sử dụng các tế bào...