3 cách săn chuột đồng bách phát bách trúng ở miền Tây
Săn chuột đồng ở miền Tây là một hoạt động không còn xa lạ với nhiều người. Trải qua thời gian, để phù hợp với điều kiện thực tế, người dân miền Tây đã sáng tạo nên nhiều cách bắt chuột đồng độc đáo và hiệu quả, có thể nói là bách phát bách trúng.
Săn chuột đồng ở miền Tây không chỉ là một hoạt động thu hút nhiều người tham gia, mà dần trở thành một nét đẹp văn hóa. Để bắt được chuột đồng, người dân có thể dùng nhiều cách, nhưng hiện có 3 cách hiệu quả là chụp chuột, đặt bẫy và dũng chĩa.
Săn chuột đồng ở miền Tây đã trở thành một nét văn hóa. Ảnh: Chúc Ly.
Ở vùng trồng lúa nhiều như ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang thì người dân dùng chĩa để săn chuột đồng. Nhiều nông dân tại ấp 3A, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, người dân ở đây bắt chuột khá đơn giản, chỉ cần dùng chĩa 5 chia và máy bơm nước mini là một nhóm người có thể “tung hoành” khắp các cánh đồng bắt chuột mưu sinh.
Với máy bơm nước mini và chĩa 5 chia, một nhóm người có thể dễ dàng bắt được chuột đồng. Ảnh: Chúc Ly.
Người dân dùng máy bơm bơm nước vào hàng chuột, những cây chĩa sẵn sáng khi chuột chạy ra khỏi hang. Ảnh: Chúc Ly.
Bắt chuột bằng chĩa hiệu quả khá cao. Ảnh: Chúc Ly.
Các thành viên đội diệt chuột cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN hay, đội săn chuột đã được thành lập nhiều năm nay, tập hợp các nông dân trong khu vực với khoảng 10 thành viên, đi theo nhóm để bắt chuột bằng cách dùng chĩa hoặc bắt tay không. Dùng chĩa dễ bắt chuột hơn. Số lượng chuột bắt có khi lên đến hàng chục kg, hôm nào bắt được nhiều sẽ đem ra chợ bán.
Trong khi đó, cũng ở những vùng trồng lúa ở miền Tây, vào những ngày giáp Tết, người dân tất bật thu hoạch lúa. Đây cũng là dịp người dân lại cùng gọi nhau ra đồng đi chụp chuột.
Chụp chuột đồng mùa gặt là cách săn chuột phổ biến ở miền Tây. Ảnh: Chúc Ly.
Video đang HOT
Thông thường vào khoảng tháng 11 và tháng 12 âm lịch, bà con sẽ thu hoạch lúa vụ đông xuân. Đến thời điểm chuẩn bị thu hoạch thì chuột đồng kéo đến sinh sản và trú ngụ rất đông. Chúng cắn phá hạt lúa để làm thức ăn, vì vậy nhiều người đổ xô ra đồng đi săn chuột về bán và làm món ăn trong gia đình.
Từng nhóm người í ới gọi nhau chụp chuột hoặc đào hang. Ảnh: Chúc Ly.
Chụp chuột đồng mùa gặt thường thu hút nhiều người tham gia, không phân biệt già trẻ. Ảnh: Chúc Ly.
Chụp chuột đồng mùa gặt là hình thức bắt chuột phổ biến của người dân miền Tây trong thời buổi cơ giới hóa. Khi chiếc máy vừa chạy qua một đường lúa thì chuột đồng sẽ chạy tán ra, từng nhóm người chạy theo dí bắt chuột, những tiếng cười sảng khoái vang lên khắp cánh đồng.
Còn ở một số vùng nước mặn ở Cà Mau, người dân lại sử dụng rập lồng (một loại bẫy) dể bắt chuột đồng.
Người dân vùng mặn sử dụng rập để bắt chuột. Ảnh: CTV.
Trước đây, bẫy chuột đồng thường phổ biến có ở những vùng ngọt, có diện tích trồng lúa lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây, hình ảnh một số người rong ruổi theo bờ vuông tôm, bờ sông để đặt rập chuột đã không còn xa lạ, thậm chí có người có nguồn thu nhập khá từ việc bẫy chuột đồng.
Những con chuột đồng ở bờ vuông, sông bị bắt khá dễ dàng. Ảnh: CTV.
Hiện chuột làm thịt sẵn được bán với giá 80.000-100.000 đồng/kg, chuột sống thì bán với giá 60.000 đồng/kg. Ảnh: Chúc Ly.
Bật mí với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Nguyễn Văn Sang (ngụ xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, Cà Mau), khoảng 14 giờ hằng ngày ông sẽ đi đặt khoảng 70 cái rập chuột, đến chừng 5 giờ sáng hôm sau thì đi thăm. Ngày nào trúng thì ông cũng kiếm được 50-60 con chuột, thất thì 30-40 con. Chuột làm thịt sẵn được bán với giá 80.000 đồng/kg, chuột sống thì bán với giá 60.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Hải Phòng: "Chuột thủ" tiết lộ kĩ nghệ săn chuột thu nửa tạ mỗi ngày
Đến hẹn lại lên, mỗi độ tháng 9 âm lịch hằng năm, đàn ông, trai tráng làng Tú Đôi, xã Kiến Quốc (huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) gác lại công việc, vác thuổng ra đồng "săn" chuột...
Sau khi làm sạch, luộc chín, thịt chuột được bán cho khách quen tại chợ.
Làng Tú Đôi, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng nổi tiếng với nghề săn chuột đồng và thú ăn thịt chuột mỗi độ thu về.
Mùa săn chuột đồng mỗi năm chỉ vỏn vẹn 3 tháng (từ tháng 9-11 âm lịch) nên những ngày này, những "chuột thủ" làng Tú Đôi chẳng quản xa xôi, sáng nào dậy thật sớm, vác đồ nghề ra đồng bắt chuột.
Bắt chuột tại cánh đồng xã Hữu Bằng (Kiến Thụy).
Chỉ tay vào túi đồ nghề với cuốc, lưới "bát quái", thuổng, găng tay, giỏ đựng, ông Phạm Đăng Minh, người có thâm niên hơn 40 năm "săn" chuột đồng cho biết: "Thấy ruộng nào nhiều vết chân, chúng tôi lùa chuột vào một chỗ rồi giăng lưới quây lại, vừa lắng nghe, vừa quan sát".
Bao nhiêu năm trong nghề, ai nấy đều hình thành phản xạ nên chỉ cần tiếng động nhẹ là lập tức đuổi, vồ, bắt bằng được con chuột, rồi bẻ răng, cho vào giỏ.
Họ không dùng chó săn, cũng chẳng dội nước hay hun khói như ngày trước. Thấy hang nào có nhiều vết chân, tức có chuột bên trong, thì căng lưới rồi lấy thuổng đào tận tổ. Chuột chạy ra, sa lưới và bị người ta tóm sống từng con bỏ vào rọ.
Thời điểm đầu "mùa chuột", mỗi ngày nhóm của ông Minh thu được 30-50kg "chiến lợi phẩm". Vào giữa mùa tầm tháng 10 âm lịch có ngày bắt được 60-70kg. Mùa chuột đồng chỉ kéo dài 2 tháng.
Cách sơ chế, làm lông chuột thật sạch.
Không chỉ đến các cánh đồng, nhóm săn chuột có kinh nghiệm 40 năm của ông Minh còn quây bắt trên các bờ ao, nơi cỏ mọc rậm rạp. Sau khi tóm gọi một mẻ lớn, cả nhóm cùng mang chuột về nhà sơ chế.
Lúc này, cả gia đình tập trung làm thịt để chuẩn bị cho buổi chợ chiều. Người làm lông, người mổ bụng, cắt hoi, cười nói rôm rả về những câu chuyện nghề, chuyện đời.
Nhanh tay thả từng con chuột đã được làm sạch vào nồi nước sôi trên bếp củi, bà Nguyễn Thị Đối, thôn 1 Tú Đôi, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy cho biết: "Không giống như những lời đồn thổi về thịt chuột có thể chế biến cỗ 7 món, ở làng Tú Đôi, người dân chỉ ăn thịt chuột luộc, thi thoảng có người nấu rựa mận hoặc đem thui. Nhưng ngon nhất vẫn là thịt luộc chấm cùng muối tiêu chanh, rắc thêm chút lá chanh thì ngon hơn thịt gà".
Mẻ thịt chuột đầu tiên trong ngày được bà Đối xếp vào chậu, chằng sau xe đạp chở ra chợ để giao cho mối quen. Ngoài ra, cứ cuối giờ chiều, nhiều khách mua lẻ tìm đến tận nhà để mua thịt chuột cho bữa tối của gia đình.
Giá thịt chuột luộc đầu mùa là 150.000 đồng/kg, ngày mưa gió hoặc cuối tuần, giá có tăng nhẹ từ 170.000 - 200.000 đồng/kg. Trừ chi phí, mỗi "chuột thủ" thu nhập 300.000 - 500.000 đồng/ngày.
Một nồi chuột luộc vừa được mang từ trong bếp ra.
Bên cạnh nguồn thu nhập, với những "chuột thủ" như ông Minh, nghề săn chuột đồng còn mang lại nhiều niềm vui.
Ông Minh vui vẻ kể: "Nhiều cánh đồng bị chuột tàn phá, ăn hết lúa nên thấy chúng tôi, người dân mừng lắm. Có gia đình còn ra đồng cổ vũ cho nhóm bắt chuột, xin số điện thoại để hẹn mùa sau hễ có chuột phá ruộng là nhờ chúng tôi đến bắt".
Cả làng Tú Đôi hiện còn hơn 30 gia đình làm nghề bắt chuột đồng. Già có, trẻ có, thế hệ trước nối tiếp thế hệ sau. Với họ, chỉ cần còn ruộng, còn lúa thì người dân làng Tú (Tú Đôi) tiếp tục "bám" nghề, lưu giữ nét đặc sắc của quê hương.
Theo Anh Thư - Đăng Luân (laodong.vn)
Mùng 1 Tết, bến xe miền Tây đông kín người đổ về quê Trưa ngày 25 (tức mùng 1 tết) hành khách ở TP HCM ùn ùn đổ về bến xe miền Tây để về các tỉnh miền tây. Nhiều người cho hay do không mua được vé về trước Tết nên ngày mùng 1 họ mới bắt đầu trở về quê ăn tết. Bên trong nhà chờ bến xe miền tây vào đầu giờ chiều...