3 cách nấu lẩu ngon, đơn giản cho ngày nghỉ lễ
Trong ngày nghỉ lễ, chị em có thể tham khảo cách làm những món lẩu này để chiêu đãi gia đình.
Nguyên liệu
- 1kg thịt bò
- Bún tươi, dưa chuột, xà lách, rau thơm
- Nguyên liệu cho nước dùng: 2 nhánh sả đập dập, 1 củ hành tây, hành tím, dứa, 1 lít nước dừa, 500ml nước, nước mắm, đường.
- Nguyên liệu cho phần mắm nêm: 1/2 bát mắm nêm, 1/2 bát dứa băm nhuyễn, nước dừa tươi hoặc nước lọc, 2 thìa canh đường, 1/2 quả chanh, 1 thìa ớt tỏi băm.
Cách làm:
- Cho phần nguyên liệu nước dùng vào nổi, bật bếp đun sôi rồi để lửa liu riu để ninh nhừ. Nêm nếm sao cho có vị vừa ăn tắt bếp.
- Phần nước mắm nêm: Cho 2 muống canh tỏi vào chảo phi thơm thêm mắm nêm, nước lạnh hoặc nước dừa, đường vào chảo và nấu sôi với lửa nhỏ. Khi nước mắm nên sôi thì tắt bếp, cho dứa băm, ớt băm và nước cốt chanh vào. Nêm nếm cho vừa ăn.
- Thịt bò thái mỏng, xếp ra đĩa cùng hành tây và sả thái mỏng.
- Cho nước dùng vào nồi lẩu, bỏ thêm ít hành tây, sả thái mỏng. Bày các nguyên liệu như rau, bún ra đĩa là có thể dùng.
Lẩu gà
Nguyên liệu
Thịt gà, đậu phụ, cải thảo, hành lá, rau cải, hành tây, gừng, cà chua, nấm hương, sả, gia vị.
Cách làm
- Thịt gà rửa sạch, trụng sơ với nước sôi để khử mùi hôi. Cho thịt gà, hành tây, gừng vào nồi áp suất và hầm trong khoảng 10 phút. Sau đó vớt gà ra đĩa.
Video đang HOT
- Cho phần nước dùng gà vào nồi, thêm một nhánh sả đập dập, cà chua bổ múi cau và đun sôi. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
- Các loại rau rửa sạch, cắt ngắn khoảng 4cm.
- Cho nước dùng vào nồi lẩu, bỏ thịt gà, đậu phụ thái miếng vào là có thể dùng.
Nguyên liệu
- Tôm sú, mực, bạch tuộc, ngao…
- Cà chua
- Nấm rơm
- Nguyên liệu cho nước dùng: 15-20 con tôm cỡ vừa, 5-6 lá chanh thái, nước cốt 2 quả chanh, 20 gram rau mùi, riềng thái lát, 3 cây sả, 3 quả ớt đỏ. 45g sốt Thái Tom Yum; 45g tương ớt Thái; 15ml nước mắm (có thể mua ở siêu thị).
Cách làm
Nấm rơm, cà chua rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Sả băm nhỏ.
Các loại hải sản rửa sạch, bày ra đĩa
Tôm nhỏ rửa sạch, cho vào nồi xào cùng một chút dầu ăn. Thêm 500ml nước vào nồi và đun sôi trong khoảng 20 phút.
Đặt một chiếc nồi khác lên bếp, thêm ít dầu ăn rồi cho tỏi, sốt Thái Tom Yum, tương ớt Thái, lá chanh, ớt đỏ vào xào. Sau đó, đổ thêm nước dùng tôm cùng nước cốt chanh, nước mắm, riềng, sả, rau mùi vào nồi.
Đun sôi nồi nước lẩu rồi thêm cà chua, nấm vào nấu khoảng 15 phút.
Đổ nước lẩu Thái vào nồi lẩu chuyên dùng và thưởng thức.
3 món lẩu dễ làm cho ngày Tết
Nếu đón Tết ở khu vực rét mướt, bạn và gia đình có thể sum vầy bên nồi lẩu nghi ngút khói, làm ấm bụng với bàn tiệc đầy ắp đồ ăn...
Lẩu là sự lựa chọn hợp lý giúp bạn đổi vị khi ngán bánh chưng, dưa hành, thịt mỡ... Nếu thích nước dùng thanh, bạn có thể nấu lẩu gà lá giang, bò nhúng giấm để chiêu đãi gia đình. Trong khi đó, lẩu Thái phù hợp với những tín đồ ẩm thực chuộng hương vị chua cay, đậm đà.
Lẩu gà lá giang
Nguyên liệu chính: Một con gà, lá giang, sả, ớt, ngò gai, rau ăn lẩu, bún, gia vị cơ bản.
Các bước nấu:
- Gà ta được xát muối, rửa sạch với nước, để ráo, ướp với muối, đường, hạt nêm trong 20 phút cho thấm.
- Xào sả cây, đầu hành và ớt đập dập cho thơm, tiếp tục cho thịt gà vào đảo săn. Tỏi băm được phi thơm, để riêng.
- Đổ khoảng 2 lít nước vào nồi gà đã xào, vớt bọt liên tục để nước dùng trong hơn, thêm lá giang, nêm nếm cho vừa miệng.
- Thả hành tây cắt múi, ớt, ngò thái nhỏ, tỏi phi vào nồi để hoàn thiện món lẩu.
Lẩu gà lá giang chuẩn Nam Bộ thường dùng kèm với rau muống, nhút, măng chua, bắp chuối bào và bún. Ảnh: Tracy6789.
Lưu ý:
- Lá giang có vị chua nổi bật, bạn nên điều chỉnh lượng phù hợp để có nồi lẩu hài hòa nhất.
- Tránh nấu lẩu gà trong nồi nhôm, vì chất chua từ lá giang có thể tạo ra phản ứng hóa học gây ngộ độc. Bạn nên dùng các loại nồi inox hay tráng men.
- Bí quyết có nước lèo ngon ngọt là thêm một củ hành tây vào nấu cùng.
Lẩu bò nhúng giấm
Nguyên liệu chính: Thịt bò, nước hầm xương, giấm, chanh, nước dừa non, dứa, bánh tráng, bún tươi, rau sống, gia vị các loại.
Các bước nấu:
- Sơ chế nguyên liệu: Hành tây cắt nhỏ, sả đập dập. Thơm được lấy nước cốt 3/4 quả, phần còn lại băm nhỏ. Thịt bò được ướp với mắm, hạt nêm, hành tím trong 30 phút.
- Làm nước lẩu: Đổ nước cốt dứa, hầm xương, dừa tươi vào nồi, thêm hành tây, giấm, sả vào đun sôi, nêm nếm lại cho vừa ăn.
- Pha mắm nêm: Thêm đường, chanh, tỏi, ớt, dứa băm vào bát mắm tùy theo sở thích.
Bạn có thể ăn kèm món lẩu với bún hoặc cuốn bò cùng bánh tráng, rau sống, chấm mắm nêm. Ảnh: Annie16_h, quynhchaudang.
Lưu ý:
- Bạn nên chọn loại thịt thăn bò nõn hoặc phi lê mềm để món lẩu ngon hơn.
- Lượng giấm nên được cho vừa phải để món lẩu không bị gắt vị.
Lẩu Thái
Nguyên liệu chính: Xương ống, hải sản, thịt bò, đậu phụ, các loại rau, nấm ăn kèm, sả, lá chanh, ớt, cà chua, sa tế, gói gia vị lẩu Thái.
Các bước nấu:
- Ninh xương ống khoảng 1-2 tiếng, thêm chút muối, vớt bọt thường xuyên để nước lẩu trong.
- Phi thơm hành, tỏi, sả, cho cà chua, lá chanh vào xào cùng. Đổ hỗn hợp này vào nồi nước hầm xương, nêm nếm bằng gói gia vị lẩu Thái.
- Thêm ngao, mực, tôm đã sơ chế vào nồi lẩu. Một ít sa tế sẽ giúp món lẩu đậm vị, nước dùng đẹp mắt hơn.
Khi ăn, bạn nhúng bò, rau, nấm vào nồi lẩu, thưởng thức với bún hoặc mì. Ảnh: Bachuaviahe, mokhoet_hanoi.
Lưu ý:
- Các loại hải sản nên được cho vào trước để tạo độ ngọt cho nồi lẩu. Nấm, bò, rau chín nhanh hơn sẽ được nhúng sau.
- Nếu nấu bằng gói lẩu Thái, bạn nên hạn chế nêm thêm gia vị đường, bột ngọt...
4 kiểu lẩu được người TP.HCM yêu thích Lẩu gà tiềm ớt hiểm, gà lá é, bò... khá phổ biến, được thực khách yêu thích. TP.HCM có nhiều địa chỉ phục vụ món ăn này cho bạn lựa chọn, mỗi nồi lẩu có giá 100.000-300.000 đồng. Nhắc đến địa chỉ phục vụ món ăn nóng, rộng rãi để họp mặt gia đình, bạn bè, tín đồ ẩm thực không thể bỏ...