3 cách nấu chè trôi nước ngon và không bị cứng
Ngày nay nguyên liệu sẵn có, dễ tìm nên bạn có thể bắt tay vào làm khi rảnh rỗi để thưởng thức cùng gia đình mà không phải đợi dịp đặc biệt nào cả. Vậy còn chần chừ gì mà không cùng Bếp 360 thực hiện luôn nào.
Cách nấu chè trôi nước đơn giản
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Bột gạo nếp: 300g
Đậu xanh: 200g
Nước cốt dừa: 350ml
Dừa khô: 80g
Gừng
Đường, muối
Các bước làm chè trôi nước:
-Bước 1 : Đậu xanh ngâm trước khoảng 1-2 tiếng sau đó đãi sạch vỏ. Cho vào nồi ninh nhừ, rồi giã nhuyễn.
Bước 2 : Trộn dừa khô và đường vào đậu xanh rồi viên lại thành những viên tròn.
-Bước 3 : Cho nước vào bột nếp, nhào bột kĩ đến khi dẻo mịn, không dính tay là được. Lấy một lượng bột nhỏ, vo tròn rồi cán dẹp, đặt viên đậu xanh vào giữa, khéo léo vê phần bột bọc kín nhân đậu xanh lại.
Bước 4 : Cho nước vào nồi, đun đến khi nước sôi thì bạn thả từng viên trôi nước vào luộc đến khi chín (thường trôi nước nổi lên trên là đã chín). Vớt bánh ra và thả vào nước lạnh
Bước 5 : Cho 400ml nước 5 thìa canh đường (đường nâu) vào nồi, nấu cho đường tan hẳn, có vị ngọt vừa. Đun đến khi đường tan hết, nước đường sôi thì thả gừng đã đập dập vào, rồi cho bánh trôi nước vào cùng, đợi nước đường sôi trở lại thì tắt bếp.
Buớc 6 : Làm nước cốt dừa ăn với chè: cho 300ml nước cốt dừa 1 thìa nhỏ bột năng vào, khuấy tan bôt năng rồi thêm ít muối, đặt lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy cho đến khi nước dừa hơi sánh lại là được. Múc viên trôi nước ra bát, chan thêm nước đường, rắc lên trên bề mặt ít vừng rang và dừa nạo sợi rồi thưởng thức nhé.
Cách nấu chè trôi nước ngũ sắc
Phần nhân:
300gr đậu xanh không vỏ150gr đường cát1/5 muỗng cà phê muối1 thìa cà phê nhỏ vani
Phần bột:
700gr bột nếp
200ml nước nóng
200ml nước ép củ dền
Video đang HOT
200ml nước ép cà rốt
200ml nước tinh bột nghệ
200ml nước hoa đậu biếc
200ml nước cốt lá dứa
200ml nước ép thanh long đỏLá dứa
Phần nước đường:
400gr đường phèn2l nước1 củ gừng thái sợi1 chút xíu muối
Phần nước cốt dừa:
500ml nước cốt dừa15gr bột năng hoặc bột sắnMuối
Cách làm:
Cho bột nếp ra một cái âu, cho từ từ nước sôi vào trộn đều khi thấy vón cục đều nhau là được, chia đều bột ra làm nhiều phần bằng nhau, đây mình làm 7 màu thì mình sẽ chia 7 phần, tiếp tục nhồi với 6 loại nước cốt rau củ để tạo màu, riêng màu trắng thì sử dụng nước thường. Nhồi đến khi thấy bột đều màu tương đối ráo tay, để bột nghỉ 30 phút.
- Đậu xanh đãi sạch, ngâm nở rồi hấp chín cho đường vào cho có vị, và xíu muối.
-Tiếp đến đem đậu đã hấp chín đi xay nhuyễn.
Để đậu xanh nguội bớt rồi viên đậu xanh thành những viên tròn tầm 13-15gr.
Tiếp theo, bạn chia bột thành các miếng nhỏ nhưng to hơn viên nhân. Vo tròn viên bột, sau đó đè dẹp, cho nhân vào vo tròn lại, làm như thế cho đến khi hết các lượng bột còn lại.
Tiếp theo, đun sôi một nồi nước, khi nước sôi thì bạn cho từng viên bột vào luộc, viên bột nổi lên vớt ra cho vào thau nước nguội. Cho đường phèn, gừng, một xíu muối và nước cho tất cả vào nồi đun. Trong khi nồi đang sôi bạn vớt các viên bột từ âu nước lạnh cho vào nấu thêm khoảng 5 phút nữa là được.
Nấu nước cốt dừa: Cho nước cốt dừa xíu muối và xíu đường bắt lên bếp đun sôi ở lửa vừa, cho tiếp bột năng vào đến khi độ sền sệt tắt bếp.
Cuối cùng bạn múc chè ra chén rắc thêm đậu phộng hoặc mè rang, sẽ ngon hơn khi thêm dừa sợi! Có thể cho chè vào ngăn mát tủ lạnh sẽ thêm ngon.
*Lưu ý : Khi những viên bánh nổi lên thì các bạn nhớ vớt ngay để bánh không bị nát. Bởi chúng ta còn phải đun tiếp trong nước đường nên bạn không cần lo bánh chưa chín kỹ
Cách làm chè trôi nước bí đỏ
Nguyên liệu:
200g bột nếp
300g bí đỏ
50g đậu xanh
Đường thốt nốt
200ml mước cốt dừa
1 mẩu gừng nhỏ
1 ít mè rang
Hành phi30g khoai lang
1 muỗng bột năng
Cách làm:
Phần bột: Bí đỏ, khoai lang gọt vỏ, cắt nhỏ đem luộc hoặc hấp chín, rồi nghiền nhuyễn hoặc xay nhuyễn. Đợi bí đỏ âm ấm, cho bột nếp vào nhào cùng vs bí đỏ khoai lang (cho khoai lang giúp định hình viên chè, giúp chè không bị chảy), (cho 1 ít muối vào bột cho đậm đà). Nếu bột khô thì cho thêm ít nước vào nhào (nước 50-60 độ), cho từ từ nước tránh bột nhão. Nhồi cho đến khi bột mềm, mịn, dai và k dính tay. Sau đó bọc plastic cho bột nghỉ từ 2-3 tiếng, để càng lâu bột càng ngon hơn.
Phần nhân đậu xanh: Đậu xanh vo sạch rồi cho ít muối vào ngâm đậu ngâm từ 3-4 tiếng cho nở, đem nấu hoặc hấp chín, tán nhuyễn. Sau đó cho 2 muỗng đường, hành phi vào trộn lẫn, vo thành những viên nhỏ.
Chia bột thành những phần nhỏ bằng nhau, viên nhân gấp 2/3 so với viên bột. Sau đó vo tròn ấn dẹt để nhân đậu vào giữa, gấp các mép vo tròn lại.
Tạo hình trái bí đỏ, ấn hơi dẹt viên chè, lấy phần bên kia của dao khứa thành các múi quả bí, lấy đầu đũa nhấn chính giữa tạo cuống cho trái bí, mn có thể gắn các lá tuỳ thích.
Đun sôi nồi nước thả các viên chè vào luộc, chè nổi lên là chín, vớt ra bỏ vào tô nước lạnh, sau vớt ra để ráo.
- Phần nước đường gừng: Đun 500ml nước lạnh cùng 2-3 cục đường thốt nốt tuỳ vào khẩu vị mỗi người muốn ăn ngọt nhiều hay ít, đun cho tan đường, gừng cắt sợi cho vào nồi đun. Vớt các viên chè vào nồi nước đường gừng đun lửa nhỏ 10p thì tắt bếp.
- Phần nước cốt dừa: Cho 200ml nước cốt dừa 50ml nước trắng 1 muỗng canh bột năng 1 xíu muối hoà tan cho lên bếp đun nhỏ lửa, đảo đều tay tránh bị đặc dưới đáy nồi, đun đến khi thấy hơi sệt sệt thì tắt bếp.
Ngoài 3 cách nấu chè trôi nướctrên đây, vẫn có nhiều cách khác nữa để thưởng thức món chè này. Một số người thích ăn kèm chè trôi nước với nước cốt dừa để tăng thêm độ béo. Có người lại thích ăn chè trôi nước kèm với xôi nếp dẻo nhằm làm giảm cảm giác ngọt của món ăn, đồng thời cảm nhận được vị béo ngậy của gạo nếp. Dù là cách nào thì món ăn này vẫn được nhiều người yêu thích.
Biến tấu bánh trôi chiên, bánh trôi nhân dừa tươi cho Tết Hàn thực
Nếu đã chán món bánh trôi luộc quen thuộc, bạn có thể thử làm bánh trôi chiên lạ miệng hay bánh trôi nhân dừa tươi ít ngọt để đổi vị vào dịp Tết Hàn thực.
Ngày 3/3 Âm lịch hàng năm là dịp Tết Hàn thực. Theo phong tục cổ truyền mâm cơm cúng ông bà tổ tiên vào ngày này không thể thiếu món bánh trôi, bánh chay - thứ quà ăn lúc nguội, nhẹ nhàng, thanh mát, rất hợp để dùng vào những ngày đầu hè nóng nực lại có ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.
Dù bánh trôi truyền thống có hương vị thơm ngon riêng nhưng nếu muốn bạn vẫn có thể biến tấu các công thức độc đáo từ món bánh này. Dưới đây là cách làm bánh trôi chiên và bánh trôi nhân dừa tươi để bạn tham khảo:
Cách làm bánh trôi chiên:
Nguyên liệu:
-Bánh trôi luộc
-Bột chiên xù
Cách chế biến:
-Nếu bánh trôi để trong tủ lạnh thì bạn cho bánh vào luộc lại. Nhớ dùng đũa nhẹ nhàng tách các viên bánh trôi ra để chúng khỏi dính vào nhau. Sau khi luộc, cho bánh trôi vào nước lạnh.
- Lăn đều từng viên bánh trôi qua bột chiên xù.
- Đun nóng dầu trong chảo (không đun nóng già mà chỉ đun đến 6 phần). Cho bánh trôi vào chiên ở lửa nhỏ hoặc lửa vừa.
- Chiên đến khi bánh vàng đều. Vì bánh đã chín nên không cần chiên quá lâu, sẽ khiến bánh bị ngấm dầu và nát.
- Vớt bánh vào giấy thấm dầu để loại bỏ dầu thừa rồi thưởng thức.
Bánh trôi chiên bên ngoài giòn rụm, bên trong dẻo mềm, có hương vị lạ miệng và tuyệt ngon, đảm bảo nhiều người rất thích.
Cách làm bánh trôi nhân dừa tươi ít ngọt
Nguyên liệu:
- 500g bột bánh trôi nhào sẵn
- 200g cùi dừa tươi
- 30g mè rang chín
- Dừa nạo
- Đường trắng, vani
Cách chế biến:
-Cùi dừa tươi gọt sạch vỏ bên ngoài, cắt thành từng viên vuông nhỏ (kích cỡ tương đương viên đường phên). Chần dừa tươi qua nước sôi, rửa sạch để loại bỏ phần dầu dừa.
-Cho dừa tươi ướp với chút đường và xíu vani trong vòng 1 tiếng để dừa có vị ngọt nhẹ và thơm. Nếu thích ngọt đậm hơn bạn có thể sên dừa cùng lửa vừa để dừa thấm vị.
- Lấy một miếng bột nhỏ, cho nhân dừa tươi đã sơ chế vào, vê tròn viên bánh. Làm lần lượt đến khi hết bột và nhân. (Nếu thích bạn có thể pha thêm bột màu vào bột cho đẹp mắt)
- Đun nước thật sôi, thả nhẹ từng viên bánh trôi vừa nặn vào. Đợi bánh chín, nổi lên thì vớt ngay ra, ngâm vào tô nước lạnh.
(Nên cho vài viên đá lạnh và một chút dầu ăn vào tô nước ngâm bánh để bánh bóng mướt và không bị chảy hay nát)
- Dùng vá vớt bánh và xếp ra đĩa, rắc thêm vừng (dừa nạo tùy thích) lên trên và thưởng thức.
Bí quyết nặn bánh trôi, bánh chay hình các con vật, hoa lá dễ thương Sắp tới Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch, nếu bạn đã quá quen với món bánh trôi bánh chay truyền thống trắng tròn thì có thể thử chút mới lạ với cách nặn bánh hình cá chép, hình hoa hoặc các con vật dễ thương nhé! Bánh trôi bánh chay là món bánh quen thuộc của người Việt Nam mỗi...