3 cách làm cháo sườn thơm ngon sánh mịn, ăn cùng quẩy giòn ruốc mặn sao mà thân thương ấm lòng!
Tô cháo nóng quyện cùng thịt sườn ngậy béo, hành phi thơm, quẩy giòn rụm và ruốc bông mặn… khiến cho ngày trở gió thêm nồng ấm, ngọt ngào.
Cách làm cháo sườn sụn
Nguyên liệu:
Về phần sườn sụn, xương hầm và cách làm sạch, khử mùi:
400g sườn sụn
500-600 grams xương hom làm nước hầm. Nên chọn xương hom vì khi hầm sẽ cho ra nước trong, thanh và vị ngọt tự nhiên. Đây cũng là bí kíp của các hàng cháo nổi tiếng. Còn nếu thích cháo có vị béo, ngậy, có nhiều tủy thì chọn xương ống.
150g thịt băm (nếu thích)
Chút muối hạt
Một nhánh gừng nhỏ đập dập
Về phần gạo:
2 chén gạo tẻ (khoảng 250 grams)1/2 chén gạo nếp (khoảng 50 grams)
Nước để ngâm
Các nguyên liệu khác: Quẩy giòn, ruốc bông, hành khô phi, 4-5 củ hành tím, 1 củ hành tây, hành lá.
Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm từ nấm hoặc rau củ tự nhiên, dầu ăn, hạt tiêu.
Cháo sườn sụn
Cách làm:
Cách ngâm gạo:
Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch (giữ lại nước vo gạo để rửa sườn, xương rất sạch). Sau đó, cho gạo cùng nước ngâm tầm 2,5 – 3 giờ cho gạo “ngậm no” nước.
Để làm món cháo sườn sánh, mịn như kem “trứ danh” của Hà Nội thì đem xay gạo đã ngâm cùng nước cho tới khi mịn thành hỗn hợp bột nước. Nếu còn hạt thì lọc qua rây, tiếp tục xay tiếp cho tới khi thành bột nước mịn. Sau đó, mới dùng hỗn hợp này quấy với nước hầm xương (chia sẻ chi tiết bên dưới) cho tới khi sánh mịn màng.
Cách sơ chế sườn sụn, xương hom:
Sườn sụn, xương hom rửa sạch với nước vo gạo rồi cho vào nồi nước cùng chút muối hạt và gừng đập dập đun sôi để chần qua. Sau đó, rửa sạch sườn để loại bỏ các tạp chất, hơn nữa để giúp cho nước hầm cháo thơm, trắng trong.
Cách hầm xương hom:
Để ninh xương nhanh nhừ, nước thanh, trong, thơm ngon, chú ý các bí kíp sau:
- Cho xương hom đã rửa sạch cùng hành tím nướng (lột bỏ phần vỏ đen, rửa sạch), 1 củ hành tây, chút muối hạt vào nồi cùng lượng nước vừa đủ rồi đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, hé chút vung nồi đun liu riu. Không nên nêm hạt nêm vì gia vị này làm từ xương hầm khi cho vào nước nóng sẽ nhanh chóng tan ra gây đục nước.
- Trong quá trình ninh, cần vớt bọt thường xuyên để nước xương được trong. Thời gian ninh tối thiểu là một tiếng, tốt nhất là 2-2,5 tiếng cho tới khi thịt bám quanh xương mềm ra. Nếu ninh lâu quá dễ bị chua và đục nước.
- Sau khi xương nhừ, vớt ra, lọc lấy nước dùng trong vắt.
Cách xào sườn sụn, rim thịt băm ăn kèm:
Sườn sụn non dễ ăn, sần sật nên nhiều người rất thích. Có các cách lựa chọn như sau:
- Nếu thích ăn sần sật: Sụn sau khi rửa sạch, thái miếng vừa ăn (nếu nhà có trẻ nhỏ thì đem băm nhỏ) rồi ướp chút hạt nêm, mắm, hạt tiêu. Sau đó, phi thơm hành tím cho sườn sụn vào xào săn, nêm lại mắm muối theo khẩu vị gia đình.
- Nếu thích sụn mềm hơn, có thể cho vào hầm cùng xương hom, sau tầm một giờ lấy ra để nguội rồi thái miếng vừa ăn.
- Thịt lợn băm ướp chút hạt nêm, mắm muối rồi xào vừa khẩu vị.
Video đang HOT
Cách nấu cháo không bén nồi, mịn, sánh và thơm ngon:
- Cách 1: Để nấu cháo sườn phong cách người Hà Nội thì làm như sau: Gạo sau khi ngâm và xay mịn thì cho một chút nước sôi vào quấy đều tay cho tái tái phần bột. Sau đó, mới cho nước hầm xương hom (đã lọc sạch) cho lên bếp vừa đun vừa khuấy đều, nhanh tay để không bị vón cục và bén nồi. Từ lúc bột sôi, nấu tối thiểu 30- 35 phút bột gạo mới chín hẳn, nấu càng lâu thì càng ngon. Sau đó, nêm nếm gia vị theo khẩu vị gia đình.
- Cách 2: Nấu cháo kiểu ninh nhừ: Cho gạo đã xay vỡ sơ vào nồi nước hầm xương, rồi cho lên bếp đun sôi. Chú ý không đảo, không quấy để không bị bén, cháy đáy nồi. Khi nước sôi hạ nhỏ lửa và mở hơi hé vung nồi, ninh nhỏ lửa để cháo không bị trào ra ngoài khoảng 2 giờ. Lúc này, cháo sẽ nhừ. Để cháo trở nên sánh mịn, dùng muôi khuấy nhẹ đều, liên tục 10-15 phút cho tới khi nhuyễn mịn. Nêm nếm gia vị mắm muối, hạt nêm cho vừa khẩu vị gia đình.
Trình bày và thưởng thức:
Múc cháo ra tô, thêm hành lá thái nhỏ, hành lá gốc chần sơ, múc sườn sụn, thịt băm, quẩy giòn rụm và ruốc bông lên trên. Rắc hạt tiêu, hành phi và chút ớt lên trên, thưởng thức nóng.
Cách nấu cháo sườn thịt băm
Nguyên liệu:
150g gạo tẻ300g sườn non200g thịt băm1 củ gừng thái sợi3 muỗng canh hành, tỏi bămQuẩy, hành lá, hành phi ăn kèmGia vị: Nước mắm, muối, tiêu, hạt nêm, đường,…100g bào ngư khôDụng cụ: Dao, thớt, tô, nồi, chảo,…
Cháo sườn thịt băm
Cách làm:
Nấu cháo và sơ chế nguyên liệu
Gạo vo sạch, đem đi nấu cháo (tùy theo sở thích mà nấu đặc hay lỏng)
Bào ngư ngâm trước 3 tiếng cùng với ít gừng tươi cho mềm, rửa sạch, thái lát vừa ăn.
Sườn non rửa sạch, trần sơ qua nước nóng, rửa sạch lại lần nữa, để ráo.
Cho sườn vào tô ướp với 1 muỗng canh nước mắm, muỗng canh đường và 1 muỗng cafe hành, tỏi băm, để trong 15 phút cho gia vị thấm đều.
Thịt băm cũng ướp muỗng canh nước mắm, muỗng đường, 1 muỗng cafe hành, tỏi băm, để ướp 15 phút.
Khi cháo bắt đầu sôi, cho bào ngư vào cùng với phần gừng thái sợi còn lại. Hạ lửa nhỏ đun liu liu cho bào ngư chín mềm là được.
Nêm vào 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường. Đừng nêm nước mắm vì sẽ khiến chào có vị hậu chua chua, ăn không còn ngon.
Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn vào, đun nóng trên lửa vừa. Cho nốt phần hành, tỏi băm vào phi thơm. Cho thịt băm vào xào chín, để riêng.
Sườn sau khi ướp đem chiên vàng trên lửa vừa. Nêm thêm 2 muỗng nước mắm, muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường và rim thêm tầm 10 phút cho sườn thấm gia vị, tắt bếp.
Hoàn thành
Khi ăn múc cháo ra tô, cho thêm 1 ít thịt băm, sườn ram vào. Rưới 1 chút nước thịt lên cháo, rắc tiêu, hành lá, hành phi lên và thưởng thức thành phẩm ngay thôi!
Cháo sườn thịt băm sánh thơm, đậm đà, ăn cùng sườn mềm béo ngon không cưỡng lại được. Đây nhất định là lựa chọn lý tưởng cho bữa sáng hay dùng để bồi bổ cơ thể cho cả gia đình.
Cách nấu cháo sườn rau củ
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: lonSườn non: 400grKhoai tây: 1 củCà rốt: 1 củNấm rơm: 100grGiá đỗ: 50grCải xanh: 50grHành lá, hành khô, gừng, ớtGia vị: Nước mắm, mì chính, hạt nêm, tiêu xay, dầu ăn, muối
Cháo sườn rau củ
Cách làm:
- Các loại rau củ bạn sơ chế sạch rồi thái hạt lựu, riêng giá đỗ có thể để nguyên cọng nhé.
- Cháo : Để nấu cháo sườn ngon, nước luộc sườn đầu tiên bạn đổ đi, rửa lại thịt sườn rồi đổ nước vào nấu lượt hai nhé. Ở lượt nấu này, bạn đập dập một nhánh gừng tươi vào nấu cùng sườn nhé. Khi sườn chín mềm bạn vớt sườn ra, gừng cũng vớt bỏ đi.
Tiếp đó, bạn đổ gạo tẻ đã vo sạch và ngâm 4 tiếng vào nồi nước luộc sườn. Nấu khoảng 30 phút hạt gạo nở bung đều thì bạn cho rau củ vào (trừ giá và cải bẹ xanh) và tiến hành nêm gia vị cho vừa ăn, đậy nắp nấu tiếp.
- Khi cháo đã chín và rau củ cũng đã mềm, bạn tắt bếp. Để bát cháo được ngon và đẹp mắt, trước tiên bạn trung sơ giá và cải bẹ xanh trong nước nóng rồi để vào bát đều tiên, tiếp đó bạn múc cháo vào bát, để thịt sườn lên, thêm hành phi cùng hành ngò cắt nhỏ lên trên và thưởng thức ngay khi còn nóng nhé!
- Sự kết hợp giữa thịt sườn và rau củ tạo thành một món cháo tươi mát, bổ dưỡng chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn khi ăn đấy.
Chúc bạn thành công!
Sườn đem nấu cháo theo 4 cách này ngon sánh mịn và giàu dinh dưỡng, đảm bảo nấu bao nhiêu cũng hết
Cháo mềm mịn kết hợp với sườn sụn ngon ngọt đích thị là món ăn tuyệt vời để cả nhà thưởng thức vào bữa sáng.giàu dinh dưỡng nhé
Cách nấu cháo sườn sụn chuẩn vị Hà thành
Nguyên liệu:
400g sườn sụn
500-600 grams xương hom làm nước hầm.
Nên chọn xương hom vì khi hầm sẽ cho ra nước trong, thanh và vị ngọt tự nhiên. Đây cũng là bí kíp của các hàng cháo nổi tiếng. Còn nếu thích cháo có vị béo, ngậy, có nhiều tủy thì chọn xương ống
150g thịt băm (nếu thích)
Chút muối hạt
Một nhánh gừng nhỏ đập dập2
chén gạo tẻ (khoảng 250 grams)
1/2 chén gạo nếp (khoảng 50 grams)
Nước để ngâm
Quẩy giòn, ruốc bông, hành khô phi, 4-5 củ hành tím, 1 củ hành tây, hành lá.
Mắm, muối, hạt nêm từ nấm hoặc rau củ tự nhiên, dầu ăn, hạt tiêu.
Cháo sườn sụn Hà thành
Cách làm:
Cách ngâm gạo: Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch (giữ lại nước vo gạo để rửa sườn, xương rất sạch). Sau đó, cho gạo cùng nước ngâm tầm 2,5 - 3 giờ cho gạo "ngậm no" nước. Sau khi ngâm, để làm món cháo sườn sánh, mịn như kem "trứ danh" của Hà Nội thì đem xay gạo đã ngâm cùng nước cho tới khi mịn thành hỗn hợp bột nước. Nếu còn hạt thì lọc qua rây, tiếp tục xay tiếp cho tới khi thành bột nước mịn. Sau đó, mới dùng hỗn hợp này quấy với nước hầm xương (chia sẻ chi tiết bên dưới) cho tới khi sánh mịn màng.
Cách sơ chế sườn sụn, xương hom:
ườn sụn, xương hom rửa sạch với nước vo gạo rồi cho vào nồi nước cùng chút muối hạt và gừng đập dập đun sôi để chần qua. Sau đó, rửa sạch sườn để loại bỏ các tạp chất, hơn nữa để giúp cho nước hầm cháo thơm, trắng trong.
Cách hầm xương hom:
Để ninh xương nhanh nhừ, nước thanh, trong, thơm ngon, chú ý các bí kíp sau:
- Cho xương hom đã rửa sạch cùng hành tím nướng (lột bỏ phần vỏ đen, rửa sạch), 1 củ hành tây, chút muối hạt vào nồi cùng lượng nước vừa đủ rồi đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, hé chút vung nồi đun liu riu. Không nên nêm hạt nêm vì gia vị này làm từ xương hầm khi cho vào nước nóng sẽ nhanh chóng tan ra gây đục nước.
- Trong quá trình ninh, cần vớt bọt thường xuyên để nước xương được trong. Thời gian ninh tối thiểu là một tiếng, tốt nhất là 2-2,5 tiếng cho tới khi thịt bám quanh xương mềm ra. Nếu ninh lâu quá dễ bị chua và đục nước.
- Sau khi xương nhừ, vớt ra, lọc lấy nước dùng trong vắt.
Cách xào sườn sụn, rim thịt băm ăn kèm:
Sườn sụn non dễ ăn, sần sật nên nhiều người rất thích. Có các cách lựa chọn như sau:
- Nếu thích ăn sần sật: Sụn sau khi rửa sạch, thái miếng vừa ăn (nếu nhà có trẻ nhỏ thì đem băm nhỏ) rồi ướp chút hạt nêm, mắm, hạt tiêu. Sau đó, phi thơm hành tím cho sườn sụn vào xào săn, nêm lại mắm muối theo khẩu vị gia đình.
- Nếu thích sụn mềm hơn, có thể cho vào hầm cùng xương hom, sau tầm một giờ lấy ra để nguội rồi thái miếng vừa ăn.
- Thịt lợn băm ướp chút hạt nêm, mắm muối rồi xào vừa khẩu vị.
- Để nấu cháo sườn phong cách người Hà Nội thì làm như sau: Gạo sau khi ngâm và xay mịn thì cho một chút nước sôi vào quấy đều tay cho tái tái phần bột. Sau đó, mới cho nước hầm xương hom (đã lọc sạch) cho lên bếp vừa đun vừa khuấy đều, nhanh tay để không bị vón cục và bén nồi. Từ lúc bột sôi, nấu tối thiểu 30- 35 phút bột gạo mới chín hẳn, nấu càng lâu thì càng ngon. Sau đó, nêm nếm gia vị theo khẩu vị gia đình.
Trình bày và thưởng thức:
Múc cháo ra tô, thêm hành lá thái nhỏ, hành lá gốc chần sơ, múc sườn sụn, thịt băm, quẩy giòn rụm và ruốc bông lên trên. Rắc hạt tiêu, hành phi và chút ớt lên trên, thưởng thức nóng.
Cách nấu cháo sườn bằng nồi cơm điện không bị trào
Nguyên liệu:
Sườn heo non, gạo, nước, hành ngò, dầu ăn, gia vị: muối, đường, tiêu, nước mắm,..
Cách nấu cháo sườn sụn bằng nồi cơm điện
Cách thực hiện:
Bước 1: Đầu tiên bạn cần rửa sạch sườn heo, chặt thành khúc nhỏ vừa ăn. Sau đó chần sườn heo trong nước sôi khoảng 3-5 phút để loại bỏ chất bẩn.
Bước 2: Đem gạo vo sạch và ngâm khoảng 4 giờ để gạo mềm và nở.
Bước 3: Bắt nồi nước lên bếp, cho sườn vào hầm khoảng 4 giờ. Hầm sườn càng lâu thì càng nhừ và dễ ăn.
Bước 4: Cho gạo đã ngâm vào nồi để nấu cháo, bỏ thêm chút dầu ăn vào nồi và nấu trong 30
Bước 5: Khi cháo nhừ, cho sườn và nước hầm vào nồi cháo rồi nêm nếm gia vị vừa ăn. Bỏ thêm hành ngò và tiêu lên mặt là có thể thưởng thức.
Cách nấu cháo sườn ngô ngon ngọt đậm vị
Nguyên liệu:
500gr sườn heo
400gr gạo nếp ngon
2 bắp ngô
Hành lá
Rau mùi1 quả ớt ngọt
Gia vị: muối, hạt nêm, hạt tiêu
Cháo sườn ngô ngon ngọt
Cách nấu cháo sườn ngô:
- Sườn heo rửa sạch, chần qua nước sôi rồi rửa sạch lại với nước lạnh để lọc bỏ đi những tạp chất gây hại. Sau đó cho sườn vào nồi nước ninh vừa chín tới.
- Ngô rửa sạch không cần tách hạt, sau đó dùng dao gọt phần hạt bên ngoài không cần gọt quá sâu.
- Hành lá, rau mùi rửa sạch rồi thái nhỏ, phần củ hành thì chẻ dọc hoặc thái tròn.
- Tiếp theo cho lõi ngô đã gọt hạt vào trong nồi nước cùng với sườn lợn để tăng thêm phần đậm đà cho nồi nước.
- Ninh khoảng 30 phút, tắt bếp, vớt lõi ngô bỏ đi . Sau đó, vớt sườn ra bát, lọc xương và thịt riêng ra từng phần.
- Tiếp đến cho gạo và ngô đã gọt vào trong nồi nước xương. Cho tiếp phần sườn đã lọc vào ninh cùng.
- Chừng 30 phút sau, khi ta khuấy thử thấy cháo và ngô đã nhừ và quyện, ta nêm nếm gia vị vừa ăn. Sau đó múc ra bát, rắc thêm hành lá rau mùi, ớt đã cắt nhỏ để tăng thêm hương vị.
Chúc bạn thành công!
Trải nghiệm 10 quán ăn đêm quận Hoàn Kiếm cực nổi tiếng Đi chơi đêm sau 0h mà thấy đói, mỏi mắt không thấy quán ăn? Khám phá top 10 quán ăn đêm ngon, nổi tiếng ở quận Hoàn Kiếm với mỳ gà, cháo sườn, lòng rán,... Ngoài các địa điểm tham quan nổi tiếng thì ăn đêm cũng là một trong những nét văn hóa rất đặc trưng ở Hà Nội. Cách riêng hôm...