3 cách khắc phục chứng táo bón thật đơn giản
Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng để lâu ngày nó hoàn toàn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
Dưới đây là 3 biện pháp đơn giản, dễ áp dụng mà hiệu quả giúp bệnh nhân khắc phục bệnh táo bón.
I. Sử dụng các loại thảo mộc và nguyên liệu sẵn có trong nhà
1. Dầu thầu dầu
Hàng ngàn năm qua, người ta vẫn sử dụng dầu thầu dầu như một bài thuốc hữu hiệu cho những bệnh nhân táo bón. Một thìa dầu thầu dầu, khoảng 15 ml vào buổi sáng sẽ giúp tình trạng táo bón cải thiện rõ rệt.
Loại dầu này ăn toàn khi sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
2. Muối Epsom
Thành phần chính trong muối Epsom là magnesium sulfate có tác dụng nhuận tràng. Hòa tan muối Epsom trong ly nước và uống mỗi ngày.
3. Bột cỏ cà ri
Loại bột này cũng có hiệu quả trong việc điều trị đầy hơi, tiêu chảy. Hòa tan trong nước ấm để uống. Trung bình sử dụng 10-30g chia ba lần mỗi ngày.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, người bị táo bón có thể uống trà bồ công anh cũng đem lại hiệu quả tương đương.
II. Sử dụng những thực phẩm trị táo bón
1. Thực phẩm giàu chất xơ
Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn 24-38g chất xơ mỗi ngày để giảm nguy cơ bị táo bón. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như lê, táo, ngũ cốc, bông cải xanh, đậu đen, đậu xanh…
2. Quả sung
Nếu bạn muốn loại bỏ táo bón mạn tính hãy ăn sung khô hoặc chín. Quả sung có tác dụng như một liều thuốc nhuận tràng tự nhiên. Uống nước ép mận khô cũng được cho là có hiệu quả.
3. Nho khô
Cũng giống như quả sung, nho khô cũng là bài thuốc chữa táo bón tự nhiên và chứa nhiều chất xơ. Hãy ngâm nắm nho khô trong nước qua đêm và ăn vào buổi sáng hôm sau.
Bên cạnh việc xây dựng thói quen lựa chọn những thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón, bạn nên tránh xa cà phê những đồ ăn có hại như đồ chiên xào nhiều mỡ như khoai tây chiên, bánh rán, chuối chưa chín, thực phẩm nhiều bột.
III. Xây dựng thói quen lành mạnh
1. Uống nhiều nước
Bạn nên uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày. Nước giúp bôi trơn ruột và làm ẩm thực phẩm bạn ăn, do đó cải thiện nhu động ruột.
2. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm táo bón mạn tính và hình thành thói quen đi vệ sinh đều đặn. Thực hiện các bài tập giúp thúc đẩy các quá trình hoạt động của cơ thể như nhu động ruột.
Bạn có thể lựa chọn các bài tập đơn giản như đi bộ. Đảm bảo tập luyện ít nhất 3 lần mỗi tuần và mỗi lần ít nhất 30 phút.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ WikiHow
Theo Infonet
Viêm đại tràng - Điều trị ngay khi có dấu hiệu
Viêm đại tràng có biểu hiện là rối loạn tiêu hoá kéo dài, bụng trướng hơi, căng tức, đau ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng, đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Bệnh thường xuyên tái phát và dễ trở thành mãn tính, ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây nhiều trở ngại cho sinh hoạt và công việc.
Viêm đại tràng là một bệnh ở hệ tiêu hóa thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh cao ở những nước đang và kém phát triển. Ở Việt Nam, cứ 5 người thì có 1 người gặp vấn đề về đại tràng (chiếm tỷ lệ khoảng 20% dân số).
Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn hay các ký sinh trùng trong ăn uống, tạo ra những tổn thương trên niêm mạc đại tràng. Lại thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, nên niêm mạc đại tràng trở nên dễ bị kích ứng và làm bệnh tái phát trở lại. Đây chính là "mầm mống" của bệnh viêm đại tràng mãn tính.
Triệu chứng thường gặp
Rối loạn tiêu hóa kéo dài, người bệnh đi ngoài phân lúc bón, lúc lỏng, đi từ 2 đến 6 lần một ngày. Người bệnh cảm thấy không thoải mái khi đi đại tiện, hay có cảm giác mót, muốn đi nữa mặc dù vừa đi xong. Trướng bụng, đầy hơi khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu. Đau bụng, đây là triệu chứng thường gặp, đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện hoặc lúc đói. Đau bụng thường ở hố chậu trái hoặc phải. Trường hợp nặng hơn có thể bị chảy máu trực tràng, đi ngoài phân có nhày và có thể có máu...
Điều trị ngay khi có dấu hiệu
Cần tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời; giữ vệ sinh ăn uống, nên ăn điều độ và cân đối khẩu phần, giảm tối đa những chất gây kích ứng như: đồ ăn sống, chua cay, bia rượu và café. Hết sức hạn chế sử dụng kháng sinh khi chưa cần thiết, cần chú ý đến các yếu tố cơ bản để chữa khỏi bệnh một cách tự nhiên, không lệ thuộc thuốc là: tăng cường sức đề kháng, phục hồi niêm mạc đại tràng và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Khi đã mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính, việc chữa trị trở nên rất khó khăn, vì khi ấy đã xuất hiện những tổn thương sâu và rộng trên niêm mạc đại tràng, nhiều bệnh nhân phải chấp nhận "sống chung" với bệnh trong nhiều năm, thậm chí suốt đời. Nguy hiểm hơn, viêm đại tràng mãn tính sẽ có nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như: giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng và ung thư đại trực tràng. Bệnh có thể nặng thêm nếu người bệnh có những vấn đề về tâm lý như: trầm cảm, lo âu... Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh, yoga...
Một số người có thói quen tự chữa bệnh bằng cách mua các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống tiêu chảy... khi thấy đau bụng, đi đại tiện ra nhiều nước, bụng trướng, căng tức... và khi thấy bệnh có biểu hiện giảm thì thôi không sử dụng thuốc nữa. Cách dùng thuốc và điều trị như vậy không có tác dụng chữa dứt bệnh viêm đại tràng, do người bệnh đã dùng thuốc không đúng cách, có thể uống thuốc chưa đủ liều, nhất là với các loại kháng sinh, dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc; hay do người bệnh đã uống quá nhiều thuốc lại gây ra loạn khuẩn ruột, làm mất đi hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc, cả Đông y và Tây y, chữa bệnh viêm đại tràng. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, để tránh các tác dụng phụ gây hại.
Theo Đông y, viêm đại tràng thuộc phạm trù "phúc thống" (đau bụng) hoặc "đại tràng ung" (viêm đại tràng), do can tỳ bất hòa, thấp nhiệt uất kết, chức năng của can tỳ suy giảm. Để điều trị viêm đại tràng, phải dùng phép thanh nhiệt, tiêu độc, lưu thông khí huyết, ổn định tiêu hóa.
Các loại dược liệu như Vàng đắng có hoạt chất chính là berberin có tính kháng virut, diệt amib và trực khuẩn; Ngô thù du tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, lợi tiêu hóa: Mộc hương làm giảm đau, kiện tỳ, kích thích tiêu hóa; Bạch thược có tính kháng khuẩn, giảm đau, trị tiêu chảy... Các dược liệu này phối hợp tạo nên bài thuốc có tác dụng trị liệu hiệu quả các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm đại tràng mà không gây tác dụng phụ có hại
Theo TPO
Viêm đại tràng - Phòng ngừa và điều trị Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, còn gọi là ruột già, chức năng chính là tiếp tục tiêu hóa phần còn lại của bã thức ăn đã được ruột non hấp thụ hết dưỡng chất. Nếu chức năng hấp thu nước kém do đại tràng hư hàn sẽ làm xuất hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát lỏng. Ngược lại,...