3 cách hấp ngao ngon đổi vị chinh phục cả nhà
Ngao hấp luôn là món ăn hải sản được rất nhiều người yêu thích với vô số cách hấp ngao đơn giản và hấp dẫn khác nhau.
Đặc biệt, đây còn là món khoái khẩu của cánh mày râu trên các bàn nhậu. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho chị em các hấp ngao thơm ngon đúng điệu khiến ông xã nhà mình thích mê.
Món ngao hấp ngọt ngọt, dai dai là món nhậu khoái khẩu của cánh mày râu – Ảnh Internet
1. Cách hấp ngao với sả gừng
1.1 Nguyên liệu
1 kg ngao (hoặc lượng ngao đủ cho gia đình dùng)
3 cây sả
50g gừng
1/2 muỗng canh tỏi băm
1/2 muỗng canh ớt băm (có thể giảm/ tăng lượng ớt tùy mức ăn cay của gia đình)
4 muỗng canh nước mắm
4 muỗng đường
1 quả chanh
10 muỗng canh nước
Hạt tiêu xay
Nguyên liệu hấp ngao với sả gừng – Ảnh Internet
1.2 Cách làm
Ngao mua về rửa sạch, chà xát vỏ rồi ngâm trong chậu nước có pha chút muối cùng vài lát ớt trong khoảng 4 giờ. Bạn cũng có thể ngâm ngao trong nước vo gạo có vài quả ớt tươi cắt lát để ngao nhả bớt bùn, rồi rửa lại bằng nước sạch, để ra rổ cho ráo nước. Cho gừng, sả cây đập dập lót dưới vỉ hấp hoặc đáy nồi rồi xếp ngao vừa rửa sạch lên trên, bắc nồi lên bếp rồi hấp cho đến khi ngao mở hết miệng thì tắt bếp, vớt ngao ra khỏi nồi.
Cho gừng, sả, một ít tỏi, ớt vào nồi nước ngao rồi để lửa nhỏ, đun sôi trong 10 – 15 phút và nêm thêm chút đường, nước mắm sao cho vừa miệng. Sau đó, cho ngao vào nồi, đảo trong 30 giây để ngao không chín quá sẽ mất vị ngọt và teo lại.Pha nước chấm chua ngọt: Cho nước lọc, đường, nước mắm vào chén khuấy đều, rồi cho ớt và tỏi băm nhuyễn cùng nước cốt chanh, thử vừa khẩu vị gia đình là được. Trình bày ngao hấp sả gừng ra đĩa, trang trí với húng quế và chấm nước chấm có chua ngọt, cay nồng. Thưởng thức ngao hấp phong phú gia vị theo kiểu này sẽ rất ngon miệng.
Ngao hấp sả gừng vừa ngọt, vừa thơm hòa quyện vị cay nồng của gừng – Ảnh Internet
Video đang HOT
2. Cách hấp ngao với dứa
2.1 Nguyên liệu
1 kg ngao trắng hoặc nâu đều được
5 cây sả
1 quả dứa to, màu xanh ngả vàng
1 mớ rau răm
Gia vị: mì chính, đường, bột canh, ớt, chanh, hạt tiêu
Nguyên liệu hấp ngao với dứa – Ảnh Internet
2.2 Cách làm
Ngao mua về đem ngâm vài tiếng với nước gạo có ít ớt tươi để ngao nhả hết bùn, cát rồi rửa sạch và để cho ráo nước. Dứa gọt hết vỏ, cắt mắt, bổ làm tư theo chiều dọc và thái hình tam giác. Sả bóc hết phần già, băm nhỏ; rau răm nhặt bỏ gốc, lá già rồi rửa sạch và để ráo.Cho ngao vào một nồi lớn, rồi cho sả và dứa vào cùng lúc, thêm 1/2 thìa cà phê mì chính, 1 thìa canh đường và 1 quả ớt thái lát vào đảo đều.
Nếu thích ăn cay thì có thể có thêm ớt tùy khẩu vị, đặt lên bếp đun lửa to. Khi ngao hấp dứa sôi thì mở nắp ra, dùng muôi đảo đều đậy vung cho ngao mở miệng hết thì đổ rau răm vào đảo đều rồi tắt bếp. Trình bày ngao hấp dứa ra đĩa và thưởng thức khi nóng. Bạn có thể pha muối tiêu để chấm cùng ngao, hoặc cũng có thể dùng nước mắm chua ngọt tùy khẩu vị của gia đình.
Ngao hấp dứa chua chua, ngọt ngọt và thanh mát – Ảnh Internet
3. Cách hấp ngao với nước cốt dừa
3.1 Nguyên liệu
1 kg ngao tươi
177 ml nước cốt dừa
1 nhánh sả
225 ml nước dùng gà
3 lát chanh
5 lát riềng
2 – 3 quả ớt Thái
1 củ hành tím
30 ml nước cốt chanh
7g đường thốt nốt
Muối hoặc nước mắm, rau mùi
Nguyên liệu hấp ngao với nước cốt dừa – Ảnh Internet
3.2 Cách làm
Ngao mua về đem ngâm nước gạo có thái vài lát ớt, khi ngao nhả hết chất bẩn thì rửa sạch và để ráo nước. Sả bóc hết phần lớp già, đập dập, cắt khúc; ớt rửa sạch, xắt nhỏ; hành tím bóc vỏ và xắt lát mỏng.Đầu tiên, cho nước dùng gà và nước cốt dừa vào một nồi lớn; rồi cho thêm riềng, sả, lá chanh cắt nhỏ vào. Sau đó, cho tiếp hành tím, ớt cắt nhỏ và đường thốt nốt vào, đậy nắp đun sôi.Khi nước sôi, trút ngao vào nồi, đậy nắp lại, lắc nhẹ cho đều và đun trong khoảng 2 – 3 phút cho đến khi ngao mở miệng thì tắt bếp. Cho nước cốt chanh, ngò tây lên trên và trộn đều để ngao ngấm gia vị.Cuối cùng, múc ngao hấp ra đĩa, rưới nước sốt cốt dừa lên trên và thưởng thức. Cách hấp ngao theo cách này chắc chắn sẽ rất lạ miệng với nhiều gia đình. Nếu nhà bạn cũng chưa từng làm món này, hãy thử để gia đình cùng thưởng thức để đổi vị nhé.
Ngao hấp nước cốt dừa béo ngậy chấm cùng nước mắm chua ngọt hấp dẫn – Ảnh Internet
Với 3 cách hấp ngao ngon bổ rẻ mà Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn chia sẻ ở trên, các chị em có thể thay đổi thực đơn cho gia đình hay làm món ăn vặt, ăn chơi đều rất tuyệt vời. Món ngao hấp vừa có vị ngọt tươi, dai dai của ngao hòa quyện với vị cay đặc trưng của gừng, sả; béo ngậy của nước dừa hay chua thanh của dứa, và chấm với nước mắm chua cay ngọt thì còn gì tuyệt vời bằng.
Cách làm nộm hoa chuối đơn giản nhưng đậm đà vị ngon và làm dịu những ngày nóng
Cách làm nộm hoa chuối không quá cầu kì hay phức tạp, kể cả với những ai mới bắt đầu làm quen với công việc bếp núc.
Món nộm này dù đơn giản, song lại đậm vị ngon không thể chê. Bạn hãy cùng Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn, thử làm ngay món nộm lạ miệng nhưng dễ thực hiện này, để vừa làm phong phú thêm, vừa đổi vị dịu mát cho bữa cơm gia đình những ngày trời nóng bức nhé.
Món nộm hoa chuối trang trí đẹp mắt hấp dẫn bất cứ thực khách nào. Ảnh: Internet
Hoa chuối vốn dĩ là thực phẩm dân dã của người Việt từ lâu, nhất là những vùng quê luôn sẵn chuối. Chỉ với chút biến hóa và sáng tạo, chúng ta có thể làm được những món ăn nổi bật trong mâm cơm hằng ngày, như món nộm hoa chuối là một ví dụ. Vào tiết trời hè oi ả, một đĩa nộm hoa chuối thanh mát đưa cơm có lẽ là lựa chọn tuyệt vời khó ai có thể chối từ. Bởi, không chỉ làm ngon miệng vì đưa cơm, món ăn bình dân này còn có tác dụng giải nhiệt, xua đi cái nóng hiện hữu. Thêm vào đó, nộm hoa chuối còn giúp chúng ta chống ngán rất tốt, làm tăng cảm giác ngon miệng trong những ngày nóng cực kì hiệu quả.
1. Nguyên liệu làm nộm hoa chuối
Hoa chuối
Tai heo: 1 cái
Gía đỗ: 100g
Cà rốt: 1 củLạc rang : 100g
Nước cốt chanh
Ớt , tỏi băm nhỏ
Gia vị: mì chính, đường, bột canh, giấm, gừng, nước mắm, rau răm, rau kinh giới, ....
Hoa chuối dùng để chế biến nộm sẽ cho chúng ta món ngon lạ miệng - Ảnh Internet
2. Sơ chế nguyên liệu cho món nộm tai lợn hoa chuối
Với hoa chuối làm nộm, bạn lưu ý chọn hoa chuối của cây chuối sứ, hoa của cây chuối sứ làm nộm hoa chuối sẽ không bị chát.Khi có hoa chuối rồi, chúng ta tiến hành bóc vỏ già, thái mỏng tới đâu, cho vào nước muối loãng cùng chút giấm ngâm (ngâm với ít giấm sẽ giúp hoa chuối không bị thâm). Sau khi thái xong, rửa hoa chuối lại nhiều lần đến khi nào ăn thử thấy ngọt không còn vị chát là được. Bạn hãy kiên nhẫn rửa hoa chuối nhé, vì đây chính là bí quyết làm món nộm hoa chuối ngon, hấp dẫn mà lại không bị đắng đấy các bạn ạ. Sau khi rửa xong, nếu chưa làm nộm ngay, hãy ngâm hoa chuối vào âu nước đá lạnh mới có pha một ít nước cốt chanh hoặc giấm.
Hoa chuối được thái mỏng ngâm ngay vào nước muối loãng cùng chút giấm - Ảnh Internet
Lạc bạn mang đi rang cho chín vàng và thơm, bóp bỏ vỏ và giã lạc cho dập ra. Rau thơm nhặt sạch, rửa sạch, để ráo nước sau đó thái nhỏ để riêng. Còn cà rốt rửa sạch, bào sợi mỏng.Chanh cắt đôi, vắt lấy nước cốt.
Cắt đôi quả chanh lấy nước cốt - Ảnh Internet
Giá đỗ nhặt sạch bỏ rễ, rửa sạch để ráo.
Tai heo mua về rửa thật sạch với nước muối loãng, bạn nhớ cạo lông thật kỹ nhé. Rửa qua tai heo với một lần giấm loãng hoặc nước cốt chanh, sau đó rửa sạch lại để khử mùi hôi. Sau khi rửa xong, bạn cho tai heo vào nồi nước luộc chín, thêm vào nồi nước luộc 1 thìa cà phê bột canh và một nhánh gừng, như thế tai heo luộc sẽ thơm và đậm vị hơn. Luộc tai heo chín tới thì bạn vớt tai heo ra ngâm vào âu nước có vài viên đá lạnh ngay, ngâm khoảng 15 phút để tai heo được trắng và giòn. Sau đó vớt ra để ráo nước, thái mỏng miếng vừa ăn.
Thái mỏng tai heo thành từng miếng vừa ăn - Ảnh Internet
3. Cách làm nộm hoa chuối
Bước 1: Pha nước trộn nộm với tỉ lệ là 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, nước cốt 1 quả chanh vừa cùng với 1 miếng gừng nhỏ, tỏi băm nhỏ (có thể tùy theo khẩu vị của gia đình mình mà các bạn có thể tùy chỉnh gia vị nhé, thích ăn cay thì mình có thể cho thêm ớt).
Nước trộn nộm đậm đà quyết định hương vị món ăn - Ảnh Internet
Bước 2: Vớt hoa chuối ra, để ráo nước. Sau đó cho cà rốt, giá đỗ, đường, tai heo vào trộn đều với nước trộn nộm đã pha, cho thêm rau thơm thái nhỏ. Trộn đều các nguyên liệu cho ngấm gia vị. Nêm nếm vừa ăn, vị chua ngọt phù hợp với khẩu vị gia đình là được.
Bước 3: Khi nào chuẩn bị ăn thì cho lạc vào trộn đều, để lại một ít lạc để rắc lên mặt nộm.
Bước 4: Bày nộm ra đĩa lúc nào ăn, trang trí khéo léo cho đĩa nộm đẹp mắt và thêm phần hấp dẫn.
Món nộm chuối hấp dẫn - Ảnh Internet
4. Yêu cầu thành phẩm món nộm hoa chuối
Món nộm sau khi trộn, lúc thưởng thức chúng ta cảm nhận độ tươi mát dễ chịu kiểu hương vị đồng nội, độ giòn ngon vừa vặn của tai heo, trộn trong những mớ hoa chuối giòn mềm không dai, lẫn lạc giòn, thơm mùi đặc trưng. Và nhất là, nộm hoa chuối có vị ngon vừa miệng, không hề bị chát hay đắng. Để thưởng thức nộm ngon hơn, bạn có thể chuẩn bị thêm một ít bánh phồng tôm chiên.Dọn kèm một chén nước chấm chua ngọt, để ai thích đậm vị hơn, đều có thể thêm nước mắm, món ăn sẽ thêm phần vừa miệng.
Với cách làm nộm hoa chuối như trên, hẳn là bạn sẽ có thêm một món nộm ngon , dịu mát trong cẩm nang ẩm thực riêng của gia đình mình. Hy vọng những ngày nóng này, không chỉ làm nộm hoa chuối với tai heo như trên, bạn còn có thể sáng tạo nhiều vị nộm ngon khác cùng hoa chuối, để gia đình vừa thưởng thức vừa giảm nhiệt. Và, bạn cũng đừng quên nếu có cách làm mới cho món nộm này, hãy chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp, người thân, để tất cả đều có cơ hội biết thêm món ngon bình dị song lại rất tuyệt vời này nhé.
Cách làm những món phở gây thương nhớ Công thức làm những món phở gây thương nhớ.. 1. PHỞ BÒ Phở bò- Món ngon dễ làm *Nguyên liệu: Thịt bò nạm: 1 kg Thịt bò mềm: 0.2 kg Xương bò: 5 kg 1 nhánh gừng, 1 củ hành tây Muối, tiêu, đường, nước mắm Bánh phở, hành, mùi Quế, đinh hương, thảo quả, tiểu hồi, đại hồi (1 ít) *Cách thực...