3 ca tử vong do sởi, Sở Y tế kiến nghị UBND TP.HCM công bố dịch
Sở Y tế TP.HCM vừa có kiến nghị UBND TP công bố dịch sởi trong bối cảnh số ca bệnh sởi tăng nhanh và đã có 3 trẻ mắc bệnh sởi tử vong trong năm 2024.
Sở Y tế TP.HCM cho biết, theo báo cáo từ các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM, tính đến ngày 4/8, đã có 505 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 262 ca xét nghiệm dương tính; hơn 50% là các ca bệnh ở tỉnh thành khác đến khám và điều trị tại Thành phố.
Tính riêng các trường hợp có địa chỉ tại TP.HCM thì có 201 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 116 ca xét nghiệm dương tính. Trong khi đó từ năm 2021 đến năm 2023 chỉ có 1 ca xét nghiệm dương tính.
Hiện, toàn thành phố đã có 48 phường, xã trên 14 quận, huyện có ca bệnh sởi xác định, 8 quận, huyện có từ 2 phường xã trở lên có ca bệnh.
Trong 116 ca xác định có 27,6% là trẻ dưới 9 tháng tuổi, 78,4% là trẻ dưới 5 tuổi. Số bệnh nhân chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi chiếm đến 66% và có đến 30% không rõ tiền sử tiêm chủng.
Video đang HOT
Phụ huynh hãy đưa con đi tiêm vaccine sởi để bảo vệ trẻ và tăng tỷ lệ tiêm chủng cộng đồng, bảo vệ những trẻ khác, nhất là trẻ bị bệnh nền
Các bệnh viện tại TP.HCM cũng ghi nhận 3 ca trẻ em mắc bệnh sởi tử vong. Cụ thể, ca thứ nhất là bé gái 3 tuổi, có bệnh nền là suy giảm miễn dịch thể giảm kháng thể, chậm phát triển tâm vận, suy dinh dưỡng. Trường hợp thứ 2 là bé gái 4 tháng tuổi, mắc hội chứng Cushing, tăng tuyến thượng thận, chưa đủ tuổi tiêm chủng. bé chưa được tiêm chủng vaccine sởi. Hai trường hợp này đều chưa được tiêm vaccine.
Trẻ thứ ba là bé trai 7 tuổi, bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho đã ghép tủy, suy tim và suy thận mạn, đã tiêm chủng 2 mũi vaccine sởi.
Cả 3 trẻ này đều mắc những bệnh lý mạn tính, dẫn đến biến chứng nặng khi mắc bệnh sởi và đã tử vong dù được tích cực điều trị.
Theo Sở Y tế TP.HCM, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên.
Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy… có thể gây tử vong.
Ngành y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh hãy đưa con em đến cơ sở y tế tiêm đủ hai mũi sởi theo lịch tiêm chủng để tạo miễn dịch cho trẻ. Mũi 1, tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi. Mũi 2 tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
Trẻ mắc bệnh sởi có phải kiêng tắm?
Sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh qua đường hô hấp do virus sởi, trẻ mắc bệnh sởi thường là trẻ dưới 5 tuổi.
Thông thường, trẻ mắc bệnh sởi có thể tự khỏi khi được chăm sóc đúng cách tại nhà mà không để lại bất kỳ di chứng nào.
Tuy nhiên, nếu trẻ có thể trạng yếu, sinh non, dưới 5 tuổi, mắc bệnh nền gây suy giảm miễn dịch, đặc biệt chưa được tiêm vaccine ngừa sởi, bệnh có thể khó điều trị hơn và nguy cơ gây biến chứng cao.
Trẻ mắc bệnh sởi hoàn toàn không cần kiêng tắm. (Ảnh minh họa)
Phần lớn các trường hợp tử vong ở trẻ mắc bệnh sởi là do biến chứng gây ra. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ bị bệnh sởi như: viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm dạ dày ruột, viêm loét giác mạc, lao tiến triển...
Hiện chưa có thuốc điều trị cụ thể nào cho bệnh sởi, do vậy tiêm phòng vaccine là biện pháp phòng ngừa sởi tốt nhất.
Trẻ mắc bệnh sởi hoàn toàn có thể tắm được. Việc được tắm rửa sạch sẽ giúp loại bỏ tế bào chết, mồ hôi, bụi bẩn trên da; từ đó, giảm nguy cơ mắc phải biến chứng do bội nhiễm vi khuẩn cho trẻ.
Việc tắm cho trẻ bị sởi đúng cách sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, góp phần giảm nguy cơ gặp biến chứng và nhanh khỏi bệnh.
Lưu ý, nên tắm trẻ bằng nước ấm vào ban ngày cùng sữa tắm dầu gội như bình thường. Tắm trong thời gian ngắn, sau tắm lau mình kỹ để trẻ không bị nhiễm lạnh.
Gia tăng ca bệnh ho gà sau hơn 10 năm 'vắng bóng' ở Thừa Thiên Huế Trong 2 tuần trở lại đây, Thừa Thiên Huế ghi nhận 5 ca nghi ngờ mắc ho gà, trong đó có 2 ca dương tính, nâng tổng số ca nghi ngờ từ đầu năm đến nay lên 10 ca. Chiều 29/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thừa Thiên Huế (CDC) cho biết, khoảng 2 tuần trở lại đây, trên địa bàn tỉnh...