3 cá nhân bị đình chỉ công tác vì buông lỏng quản lý đất đai, xây dựng tại Lâm Đồng
Ngày 3/6, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra văn bản yêu cầu Sở Tài nguyên & Môi trường, Ủy ban nhân dân TP. Bảo Lộc tạm đình chỉ công tác 3 cá nhân liên quan đến việc hiến đất, tách thửa trên địa bàn TP. Bảo Lộc. Thời hạn tạm đình chỉ từ ngày 4/6/2021.
Theo đó, Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Đậu Công Hải – Trưởng Phòng Tài nguyên & Môi trường TP Bảo Lộc. UBND TP Bảo Lộc ra quyết định tạm đình chỉ công tác ông Trần Lê Duẩn (Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố) và ông Nguyễn Văn Hán (Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đam Bri).
UBND tỉnh còn yêu cầu xem xét, xử lý tạm đình chỉ công tác những công chức, viên chức của Sở Tài nguyên & Môi trường vì liên quan đến giải quyết tách thửa trái quy định, quản lý chưa chặt chẽ, chưa kiên quyết, có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn Bảo Lộc và giao Sở Tài nguyên & Môi trường, Ủy ban nhân dân TP.Bảo Lộc kiểm điểm, xử lý hoặc đề xuất xử lý kỷ luật nghiêm nếu có đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.Bảo Lộc phụ trách lĩnh vực đất đai, xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường Lộc Phát và Lộc Sơn, Trưởng Phòng Quản lý đô thị TP.Bảo Lộc và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc hiến đất, tách thửa.
Hình ảnh tại TP. Bảo Lộc
Video đang HOT
Từ cuối năm 2020 đến nay, tại TP Bảo Lộc xuất hiện tình trạng phân lô, bán nền tràn lan với hàng chục “dự án” được quảng cáo rầm rộ. Thực tế, đa phần là những dự án không được cấp phép, do người dân tự lập, tự làm đường và tách thửa, bán nền cho khách có nhu cầu, dẫn đến cơn sốt bất động sản chưa từng có tại Bảo Lộc .
Nhận định những hoạt động mở đường, san gạt, tách thửa tại khu vực này có nhiều sai phạm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành chức năng vào cuộc điều tra, thanh tra, xác minh làm rõ, đặc biệt là tình trạng sử dụng chiêu thức hiến đất làm đường để lách luật nhằm tách thửa, phân lô đất nông nghiệp trái quy định.
Bộ Tài nguyên & Môi trường đã cử đoàn thanh tra đến Lâm Đồng để thanh tra hoạt động phân lô, bán nền tại một số huyện, thành, trong đó có TP.Bảo Lộc từ tháng 4 năm 2021.
USAID tài trợ hơn 31 triệu USD triển khai dự án về thích ứng biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Chiều 22-4, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức tổng kết Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam.
Đây là dự án về biến đổi khí hậu do USAID tài trợ, với ngân sách 31,4 triệu USD và do tổ chức Winrock International thực hiện, giai đoạn 2012 - 2021.
Quang cảnh hội nghị.
Dự án đã hỗ trợ quá trình Việt Nam chuyển đổi sang phát triển bền vững, phát thải thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Qua hơn tám năm triển khai ở cấp quốc gia và tại các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Long An và Lâm Đồng, dự án đã đạt được những kết quả quan trọng và được Chính phủ Việt Nam, cộng đồng địa phương, cùng các bên liên quan ghi nhận.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S nhận định, hiện nay dịch vụ môi trường rừng trở thành hoạt động lâm nghiệp cải thiện sinh kế và môi trường ổn định, với những hiệu ứng tích cực về mặt kinh tế - xã hội và môi trường, "lấy thu nhập từ rừng để nuôi rừng, bảo vệ rừng" đã góp phần giảm chi ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ rừng tại địa phương.
Theo đánh giá, Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam đã hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện thành công chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng quy mô quốc gia và hiện cơ chế này đang đem lại khoảng 120 triệu USD hàng năm, để chi trả cho công tác quản lý khoảng sáu triệu ha rừng của Việt Nam.
Chính sách này góp phần nâng cao thu nhập và mức sống cho hàng trăm nghìn người dân miền núi tham gia bảo vệ rừng. Đồng thời, dự án tổ chức tập huấn cho khoảng 350 nghìn người về thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rừng và phát triển sinh kế; giúp hơn 200 nghìn người thực hành giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Dịch vụ chi trả môi trường rừng góp phần nâng cao thu nhập cho hàng trăm nghìn hộ dân.
Theo ông Bradley Bessire, quyền Giám đốc USAID Việt Nam, Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam là chương trình hợp tác về biến đổi khí hậu đầu tiên giữa USAID và Chính phủ Việt Nam. Qua đó, giúp tăng cường quản lý tài nguyên rừng và nâng cao năng lực chống chịu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Tại hội nghị, USAID công bố hai dự án mới hỗ trợ Việt Nam ứng phó với các tác động của biến đỏi khí hậu và tăng cường bảo tồn rừng, đa dạng sinh học, gồm Dự án quản lý rừng bền vững (2020 - 2025), mục tiêu tránh phát thải các-bon từ việc chuyển đổi rừng tự nhiên và khả năng hấp thụ các-bon thông qua cải thiện quản lý rừng trồng; Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học (2020 - 2025), hướng tới duy trì và tăng chất lượng rừng, bảo vệ và ổn đinh các quần thể động vật hoang dã trong các vườn quốc gia và khu bảo tổn thiên thiên. Hai dự án này sẽ được triển khai tại 12 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đua tiến độ làm 200km cao tốc Dầu Giây - Liên Khương Lập dự án đầu tư từ năm 2008 nhưng nhiều năm qua, tuyến cao tốc dài 200km từ Dầu Giây- Đồng Nai lên Liên Khương - Lâm Đồng vẫn chưa thể triển khai. Sau khi tuyến Dầu Giây - Liên Khương hoàn thành sẽ khớp nối với tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đang triển khai xây...