3 bước lấy lại sức sống và dáng chuẩn sau sinh – Phần 1
Đa số các bà mẹ không thể trở lại cân nặng ban đầu được cho đến khi con họ tròn 1 tuổi. Để loại bỏ số cân thừa đó cần có thời gian, đặc biệt khi bạn phải chăm sóc đứa con mới chào đời và phải làm quen với thời khoá biểu mới. Hướng dẫn 3 bước của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm lại vòng eo mà không phải hy sinh thời gian bên con – hay tự làm mình phát điên.
BƯỚC 1 : VẬN ĐỘNG ĐI NÀO CÁC MẸ!
Hãy bắt đầu tập thể dục ngay từ bây giờ. Cách đây vài thập kỷ, các bác sĩ khuyên phụ nữ hạn chế vận động thể chất sau khi sinh nở – nhưng giờ đây, lời khuyên đó đã lạc hậu. Những cuộc đi dạo thư giãn từ 10 – 20 phút sau khi từ bệnh viện về nhà rất tốt cho bạn – ngay cả đối với những bà mẹ sinh mổ không phải dùng thuốc giảm đau, bác sĩ Berens nói. Với những bài tập chính quy và phức tạp hơn nên đợi sau 6 tuần vì bạn có thể sẽ không thấy khỏe cho đến tận lúc đó, nhưng sau 6 tuần cơ thể có thể đã có đủ thời gian hồi phục sau khoảng thời gian thai nghén và sinh nở.
Tất cả những màn thay tã và cho bú nửa đêm chắc chắn sẽ khiến bạn bấn loạn, và stress có khả năng cản trở việc giảm cân của bạn. Tập thể dục là một hình thức giải stress hữu hiệu đã được kiểm chứng. Tập thể dục ở dạng nào đó giúp bạn thấy tràn đầy sức sống trở lại, giảm nguy cơ stress sau sinh và béo phì.
Tập thể dục giúp mẹ khỏe mạnh và xinh đẹp trở lại – Ảnh: Gettyimages
Bài tập xe đẩy – Bài tập 26 phút đơn giản (không cần người giữ trẻ)
Tham khảo cường độ tập luyện để bài tập đạt hiệu quả tốt nhất.Không phải cố gì cảHơi gắng sức một chútThực hiện dễ dàng, thoải máiCó gắng sức vừa phảiPhải gắng sức kha khá (bạn đã cảm thấy hơi thở của mình)Gắng sức đáng kể (nói chuyện không thoải mái lắm)Rất gắng sức (bạn chỉ có thể nói các câu ngắn)Hổn hển (bạn chỉ có thể thốt lên từng mệnh đề ngắn mỗi lần)Nói không ra hơi (bạn chỉ có thể duy trì sự cố gắng này trong chốc lát nữa thôi)Đuối sức (có thể choáng váng và kiệt sức)
Đây là bài tập nhanh và đơn giản cho các bà mẹ vừa sinh con với nhiều mức cân nặng khác nhau. Với bài tập này, bạn có thể tập theo cường độ của riêng mình vì khởi đầu ở mức nào không quan trọng, thêm vào đó, bạn không phải áy náy vì bỏ con mình ở nhà. Ban đầu, hãy tập bài tập xe đẩy 26 phút này 3 lần mỗi tuần. Nếu bạn đang cho con bú, hãy cho con bú trước khi tập để không phải nghỉ tập giữa chừng.
Video đang HOT
Cấp độ 1 – Dành cho người mới bắt đầu tập
Khởi động: 5 phút
Bước đi với tốc độ trung bình, vai ngả ra sau, lưng thẳng và xe đẩy cách hông từ 15- 25cm.
Đi bộ cách quãng: 18 phút
Đi bộ với tốc độ cao trong khoảng 30 giây với mức cố gắng từ 5-6.Đi bộ khoảng 60 giây với tốc độ chậm hơn với mức cố gắng từ 4-5.Thực hiện luân phiên hai mức độ đi 12 lần (khoảng 18 phút).
Thả lỏng: 3 phút
Giảm tốc độ và bước chậm lại ở mức cố gắng 2.
Cấp độ 2 – Dành cho người đã quen với cấp độ 1
Khi bạn cảm thấy nhịp thở của mình không còn nặng nhọc (có thể mất 5 ngày, 5 tuần hay lâu hơn, tuỳ thuộc vào mức độ khoẻ mạnh của bạn), hãy gia tăng thời gian thực hiện hai mức đi bộ trên theo thứ tự lên mỗi thứ 45 và 90 giây. Việc này sẽ khiến thời gian tập của bạn tăng thêm 9 phút. Đừng quên giai đoạn thả lỏng người.
Bài tập với xe nôi giúp mẹ lấy lại vóc dáng săn gọn mà vẫn có thể luôn ở bên con yêu – Ảnh: Inmagine
Cấp độ 3 – Dành cho người đã tập lâu
Sau khi đã quen với khoảng thời gian 45 và 90 giây (thường sau khoảng 4 đến 6 tuần đối với phụ nữ có sức khoẻ trung bình), hãy gia tăng cường độ của bài tập lên mức 6 hoặc 7 trên thang độ cố gắng. Khi thấy mình đủ sức chịu đựng, hãy gia tăng thời gian và tần suất các bài tập xe đẩy của bạn – thêm thời gian vào mỗi bài tập hiện thời, sau đó thêm ngày luyện tập nhưng không bao giờ nên tăng thời gian, tần suất và cường độ cùng một lúc, Hãy chọn một, làm quen với mức độ mới, sau đó gia tăng thêm số phút, số ngày hoặc cường độ khi bạn thấy sẵn sàng.
Yêu cầu về xe đẩy: Không phải loại xe kiểu cũ nào cũng phù hợp để tập thể dục. Loại bạn dùng tuỳ thuộc vào độ tuổi và mức độ phát triển thể chất của con. Luôn nhớ kiểm tra xem bé đã được gài dây an toàn chắc chắn chưa trước khi ra đường.
Lưu ý: Hãy uống 240ml nước mỗi 15 phút tập luyện.
Nếu con bạn…
Từ 0 đến 6 tháng tuổi: Trẻ chưa phát triển đủ để kiểm soát tốt đầu cổ trước 6 tháng tuổi, vì vậy hãy dùng loại xe đẩy có thể ngả ra sau hoàn toàn để con bạn có thể nằm thẳng. Bạn có thể dùng xe đẩy loại này để đi bộ tập thể dục hay đi dạo.
Hơn 6 tháng: Các chuyên gia y khoa nói rằng con bạn phải ít nhất 6 tháng tuổi, có khả năng ngồi thẳng và kiểm soát tốt đầu/ cổ mới chịu được chuyến đi dằn xóc trong xe đẩy khi đi bộ. Để chuyến đi được êm hơn, hãy chọn loại xe dùng cho việc đi bộ với bánh xe có lốp đường kính từ 30 đến 40 cm. Hãy nhớ rằng xe đẩy có ba bánh không có nghĩa là chạy sẽ an toàn hơn. Hãy đọc kĩ hước dẫn sử dụng trước khi định làm gì nhiều hơn là đi bộ.
Theo SKDS
Đỉa có thể sống mãnh liệt ở bất kể bộ phận nào của cơ thể!
Đỉa trâu sống ký sinh, sinh sản phát triển ngay trong cơ thể động vật và có sức sống khá mãnh liệt trong nhiều môi trường. Nếu như ở trong bộ phận sinh dục của phụ nữ lâu, sẽ dẫn đến vô sinh", ThS. BS. Lê Thế Vũ, BV Phụ sản Hà Nội, cho biết.
Chị Đinh Thị Liên người "đẻ" ra đỉa diễn tả lại con đỉa chui từ trong cơ thể ra to bằng bắp tay (Ảnh: Minh Hậu)
Sau bài đăng Cả làng xao động vì chuyện một phụ nữ "đẻ" ra đỉa, phóng viên Dân Trí tiếp tục có cuộc trao đổi với Bác Sĩ Lê Thế Vũ, bệnh viện Phụ sản Hà Nội về tác hại của việc đỉa chui vào sống ký sinh trong vùng kín qua trường hợp của chị Đinh Thị Liên. Người đàn bà quê Nghệ An đã "đẻ" ra đỉa sau 2 tháng sống ký sinh.
Khi đỉa hút máu, cơ thể của đỉa có thể phình lớn gấp 5 lần kích thước bình thường của nó. Vì thế chị Liên mới thấy con đỉa chui ra có chiều dài khoảng 15cm, to bằng cổ tay người lớn, đường kính khoảng 5cm.
BS Vũ cho biết: "Ở đâu đỉa có thể hút máu và sinh trưởng thì đó đều là môi trường đỉa sinh sống được, không kể là bộ phận nào của cơ thể con người. Chính vì thế mà cơ thể người phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng vì thiếu máu, sức khỏe không đảm bảo và cơ quan sinh dục nơi đỉa sinh sống sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp".
Khi đỉa sinh sống trong bộ phận sinh dục nữ nó sẽ hút máu, khiến cho cơ thể người yếu hơn bình thường, có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi bởi vì bị mất đi một lượng máu nhất định. Mặt khác, vệ sinh và chăm sóc cho sức khỏe của bộ phận sinh dục là việc hết sức quan trọng đối với người phụ nữ. Chỉ cần một vật hay một vết thương nhỏ cũng có thể gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục và dẫn đến nguy cơ vô sinh sẽ rất cao. " Khi đỉa chui vùng kín sinh sống trong đó, sẽ dẫn đến viêm nhiễm bộ phận sinh dục, tắc vòi trứng và điều hiển nhiên là sẽ gây vô sinh", BS Vũ nói thêm.
Để phát hiện đỉa xâm nhập vào vùng kín có thể siêu âm để phát hiện và dùng dụng cụ chuyên dụng gắp ra. Nếu phát hiện chúng xâm nhập bộ phận sinh dục có thể súc bằng nước muối mặn và hít chất cay để chúng tự chui ra.
Hiện nay, nếu phát hiện sớm và kịp thời thì việc đỉa chui vào vùng kín phụ nữ vẫn có thể điều trị được. Cần đến cơ sở y tế đế thăm khám và có những biện pháp can thiệp kịp thời để bảo vệ cho bộ phận sinh dục được khỏe mạnh. Tránh những căn bệnh đáng tiếc như viêm nhiễm cổ tử cung, tắc vòi trứng... dẫn đến vô sinh.
"Khi lội xuống những vùng nước ngọt hay có đỉa sinh sống thì các bạn nên mặc quần áo bảo hộ, đeo ủng cao, dùng BVS mỏng để tránh cho việc đỉa có thể chui vào vùng kín, gây ra những tác hại không tốt đến sức khỏe sinh sản", BS Vũ khuyến cáo.
Theo dantri
Không chết nhờ khát sống Cho đến giờ, anh Phùng Thanh Lâm, 43 tuổi, nhà ở quận 11, TP.HCM vẫn tin rằng chính nỗi khao khát được sống đã giúp anh vượt qua những cơn đau do bệnh hành, vượt qua cả cái chết. Anh Lâm và cô con gái sáu tuổi. Án tử ở tuổi 18 Anh Lâm kể lại cơn bạo bệnh bất ngờ ập xuống...