3 bộ phận của cá chứa đầy ký sinh trùng mà bạn không nên ăn nhiều
Cá dù rất ngon, rất bổ nhưng bạn cần tránh động tới những bộ phận sau nếu không muốn rước cả ổ ký sinh trùng vào cơ thể.
Nhắc đến cá thì chắc hẳn ai cũng cảm thấy loại thực phẩm này rất quen thuộc. Cá vừa mềm lại thơm ngon và còn là món ngon trên bàn ăn của nhiều gia đình. Nhưng vì cá sống trong nước nên có thể tiềm ẩn rất nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn.
Dưới đây là 3 vị trí “bẩn” nhất của cá mà bạn nên tránh ăn để bảo vệ sức khỏe đường ruột của mình.
1. Đầu cá
Đầu cá có chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất phốt pho lipid. Những chất này đều có lợi cho sự phát triển của não bộ. Tuy nhiên, đầu cá cũng là một vị trí khá bẩn và hoàn toàn có thể nhiễm ký sinh trùng lẫn chất độc hại khi nuôi trong môi trường ao hồ.
Đặc biệt, khi mua cá mà thấy phần đầu có mùi khó chịu như mùi dầu hỏa hay thuốc trừ sâu thì loại cá này có thể đã bị nhiễm độc kim loại nặng. Dù cho bạn có làm sạch và chế biến kỹ cũng không thể loại bỏ hết độc tố được.
2. Lớp màng đen trong bụng cá
Đây thực chất là lớp bên trong phúc mạc của cá, đóng vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng. Dù vậy, nhiều người lại không biết cách loại bỏ lớp màng đen này nên khiến món cá bị đắng và nặng mùi sau khi chế biến.
Lớp màng đen mỏng này còn là sự lắng đọng của các chất độc hại khác nhau trong bụng cá. Nếu là cá nuôi tự nhiên thì không có vấn đề gì, nhưng nhiều loại cá nuôi ở môi trường ô nhiễm sẽ khiến bạn nuốt phải ký sinh trùng lẫn vi khuẩn vào cơ thể.
Video đang HOT
3. Mật cá
Một vị trí nữa cũng tiềm ẩn nhiều chất bẩn của cá chính là mật cá. Mặc dù trong dân gian đồn thổi mật cá có thể chữa bách bệnh nhưng điều này vẫn chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định. Thậm chí, có chuyên gia còn từng khuyến cáo mật cá không phải thuốc bổ. Do mật cá là nơi cung cấp các men, enzyme và chứa lượng độc tố tetrodotoxin, có thể gây hại lên hệ thần kinh, suy hô hấp, rối loạn hành vi…
BS dinh dưỡng tiết lộ cách ăn dầu mỡ lành mạnh: Ăn quá lượng này là sinh nhiều bệnh
Theo chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta không thể kiêng chất béo, nhưng cũng không được ăn quá nhiều dầu mỡ. Đây là mức khuyến nghị nên áp dụng để không gây hại cơ thể.
Dầu ăn là thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình. Dầu ăn được cho là chất dinh dưỡng không thể thiếu của cơ thể, nhưng lại không được thừa. Dư thừa chất béo sẽ gây ra rất nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe.
Ăn dầu thế nào là đúng luôn là một câu hỏi mà hầu hết mọi người quan tâm.
Khi mức sống được cải thiện, dầu ăn trên thị trường có rất nhiều chủng loại, nhiều nhãn hàng. Từ dầu lạc, dầu ngô, dầu đậu nành, đến dầu oliu. Rất nhiều loại dầu ăn. Vậy, khi ăn dầu, chúng ta cần chú ý những điều gì?
Khi ăn dầu cần chú ý điều gì?
1. Cần phải có giới hạn
Dù là loại dầu nào, nếu ăn quá nhiều cũng sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn mỡ máu. Nên kiểm soát lượng dầu ăn hàng ngày của người lớn ở mức 25g-30g, khoảng 2-3 muỗng (đầy).
2. Nên mua dầu chai nhỏ mà nhiều loại
Khi mua dầu ăn, nên mua loại dầu mỡ gói nhỏ với nhiều khác nhau, thay thế sử dụng đan xen trong chế biến thức ăn hàng ngày, bổ sung nhiều loại axit béo không no cân bằng.
Tất nhiên, bạn cũng có thể chọn một loại dầu pha trộn được làm từ nhiều loại axit béo không bão hòa (với điều kiện bạn phải chú ý đến "tỷ lệ chất béo" trên nhãn thực phẩm).
Ngoài ra, không nên mua dầu không rõ nguồn gốc, hãy đến chuỗi siêu thị lớn và thường xuyên để mua.
3. Chọn loại dầu cao cấp hơn
Nói chung, dầu ăn cũng có chia thành các cấp độ, chủng loại chất lượng khác nhau. Nhiều loại dầu ăn có "cấp chất lượng" riêng của chúng, và cấp độ được xác định chủ yếu bởi màu sắc của dầu, lượng tạp chất không hòa tan và mùi vị.
Nói chung, dầu loại một tốt hơn dầu loại hai, và dầu ô liu loại đặc biệt thì tốt hơn dầu ô liu loại một.
4. Ăn ít các loại dầu này
Đối với mỡ lợn, mỡ dê và mỡ bò và các loại dầu khác như dầu cọ, dầu thực vật hydro hóa, dầu dừa, và chất béo tái sử dụng, nên ăn ít hoặc không, tùy tình hình thực tế.
5. "Em bé" cũng nên ăn dầu
Việc hấp thụ chất béo đóng một vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các nguồn cung cấp chất béo chính trong chế độ ăn của trẻ em là thức ăn động vật và dầu ăn, đại diện là sữa.
Sau khi bổ sung thức ăn bổ sung cho trẻ trên 6 tháng, trước tiên cần đảm bảo khẩu phần ăn từ sữa và thức ăn động vật, những bé chủ yếu ăn thức ăn thực vật nên bổ sung lượng chất béo phù hợp vào bữa ăn.
Bất kể bạn mua dầu ăn gì, mọi người phải trang bị kiến thức chuẩn để có thể sử dụng dầu mỡ đúng cách. Lựa chọn dầu ăn phải là loại đáng tin cậy, giới hạn dầu khoa học, ăn uống lành mạnh.
Chuyên gia viết bài: Wang Silu, Thanh tra thực phẩm cao cấp quốc gia, Kiểm toán viên nội bộ của Hệ thống thực phẩm HACCP của Trung Quốc
Người đánh giá bài viết: Liu Shaowei, Phó Giám đốc, Giáo sư, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Từ 2050, sẽ có 10 triệu người chết mỗi năm do kháng thuốc kháng sinh Giáo sư Louise Richardson, Đại học Oxford, nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhu cầu cấp bách cần phải đối phó với mối đe dọa mà kháng kháng sinh gây ra đối với y tế cộng đồng. Ảnh minh họa. (Nguồn: independent.co.uk) Tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng hiện nay đặt ra nhu cầu cần có các nghiên...