3 biện pháp giúp XX sớm phát hiện ung thư “núi đôi”
1. Là con gái nên mình cũng biết rằng bạn gái nào cũng có thể bị ung thư “núi đôi” ghé thăm mà không hay biết. Vậy làm sao để tụi mình sớm biết các dấu hiệu về ung thư “núi đôi”? Có phải chỉ qua chụp X- quang vùng “núi đôi” mới biết rõ nhất không ạ? (muahexanh@gmail.com)
Trả lời:
Chào bạn!
Có rất nhiều cách để giúp các teengirl có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu của ung thư “núi đôi” một cách nhanh nhất, trong đó chụp X- quang chỉ là một biện pháp xác định những khối u ở quanh vùng núi. Ngoài ra, bạn gái còn có thể tiến hành thêm 02 biện pháp sau cũng giúp phát hiện ung thư núi hiệu quả. Chẳng hạn như:
- Đến bác sĩ kiểm tra cho chắc chắn
- Tự kiểm tra “núi đôi” đều đặn hàng tháng là tốt nhất nếu bệnh ung thư “núi đôi” sớm được phát hiện và điều trị có hiệu quả.
2. Em muốn hỏi biện pháp chụp X-quang vùng “núi đôi” là thế nào ạ? Tại sao nó lại phát hiện ra những bất thường của vùng núi được? Thực sự em vẫn chưa hiểu lắm, không biết nó có đau hem? (Ngọc Lâm)
Trả lời:
Chào Ngọc Lâm!
Chụp X-quang vùng núi thường là phương pháp hiệu quả nhất để sớm phát hiện căn bệnh lo sợ này, bởi hình ảnh những khối u này thường xuất hiện trong khoảng 2 năm trước khi nó sưng to và có thể cảm nhận được. Tia X-quang trong phương pháp chuyên biệt này sẽ tạo ra một lượng bức xạ rất nhỏ và không hề gây hại.
Nhờ chụp X-quang vùng “núi đôi”, bác sĩ sẽ nhìn thấy trên các tia X- quang và phân biệt đó có phải là ung thư hay chỉ đơn thuần là các vấn đề bình thường của “núi đôi”. Nếu thực sự là ung thư, thì các khối u sẽ dày hơn rất nhiều so với các phần khác quanh vùng ngực.
Video đang HOT
Các XX đừng quá lo lắng, vì tiến hành chụp X-quang hoàn toàn rất thoải mái, không hề đau chút nào và cũng rất nhanh chóng nữa. Song bạn nên chú ý tới thời điểm chụp X-quang sau kì nguyệt san sẽ khiến các teengirl dễ chịu hơn vì lúc này “núi đôi” không bị căng tức.
3. Tớ năm nay 18 tuổi rùi và cũng rất muốn đi thăm khám “núi đôi” định kỳ bởi một bác sĩ chuyên khoa nào đó. Thế nhưng tớ vẫn chưa biết bao lâu thì tớ nên đến bác sĩ “kiểm tra” “núi đôi” nhỉ? (Quế Chinh)
Trả lời:
Quế Chinh thân mến!
Có thể nói thắc mắc của bạn cũng là thắc mắc của rất nhiều teengirls đấy. Và theo các bác sĩ thì cách tốt nhất để chăm sóc “núi đôi” chính là đến bác sĩ để khám.
Từ 18- 20 tuổi trở lên, cứ 1- 2 năm một lần, XX nên đi khám “núi đôi” là tốt nhất. Còn nếu thuộc đối tượng có thể có nguy cơ bị bệnh (gia đình có người bị ung thư núi đôi chẳng hạn), thì XX nên kiểm tra thường xuyên hơn.
Ngoài ra, biện pháp chụp X-quang vùng “núi đôi” cũng nên được thực hiện trong khoảng 2 năm một lần.
4. Tớ có thể tự thực hiện kiểm tra “núi đôi” của tớ thì có được không? Trong quá trình tiến hành tự kiểm tra vùng núi, tớ phải cần chú ý những điểm nào? (Như Huyền, 17 tuổi)
Trả lời:
Chào bạn Như Huyền!
Khi đã ở tuổi dậy thì, các XX nên biết cách kiểm tra “núi đôi” của mình hàng tháng. Tại thời điểm nhạy cảm này thì các cục u mà XX sờ thấy được coi là bình thường, bởi đó là các tuyến vú và ống dẫn sữa đang được hình thành. Dần dần, các girl sẽ quen với núi đôi của mình và sẽ dễ dàng phát hiện khi có bất kì cục sưng nào mới xuất hiện.
Các girl có thể tạo cho mình thói quen kiểm tra “núi đôi”sau mỗi kì nguyệt san, khi núi đôi đã bớt đau. Nếu bạn chưa có nguyệt san thì vẫn có thể kiểm tra vào cùng một thời điểm trong tháng.
Ngoài ra, bạn gái cần chú ý những sau khi tiến hành kiểm tra núi đôi như:
- Bất kì cục sưng mới nào cũng cần lưu ý, cho dù có đau tức hay không
- Những cục u dày đặc một cách bất bình thường
- Đỉnh núi chảy nhớt hoặc rỉ ra màu đỏ như máu
- Bất kì sự thay đổi nào trên vùng da của đỉnh núi hay cả vùng núi như: có nhiều nếp nhăn hoặc bị lõm vào
- Một bên núi tự nhiên to lên bất thường
- Một bên núi bỗng nhiên thấp hơn bên kia
Bonus thêm một số bước thực hiện kiểm tra vùng núi để giúp bạn phát hiện bất thường ở “núi đôi” dễ dàng hơn này:
- Trước tiên hãy đứng trước gương, vòng tay ra sau gáy và quan sát núi đôi thật kĩ. Sau đó đưa hai tay chống vào hông và để cơ ngực được thực sự thư giãn, và lại tiếp tục quan sát.
- Tiếp theo, XX hãy nằm ngửa với một chiếc gối được đặt ở vai trái. Tay trái đặt dưới đầu và dùng 3 ngón tay giữa của bàn tay phải kiểm tra núi bên trái. Hãy xoa vùng núi theo vòng tròn nhỏ, từ ngoài vào trong. Đến đỉnh núi, hãy xoắn một cách nhẹ nhàng để xem có chất gì tiết ra không.
- Làm tương tự như vậy ở vùng núi bên phải với chiếc gối được đặt ở vai phải.
- Nếu phát hiện bất kì dấu hiệu bất thường đáng nghi, hãy đến bác sĩ để được khám chính xác bạn gái nhé!
Theo PLXH
Điểm danh những thủ phạm khiến núi đôi sưng to
Núi đôi bị sưng đôi khi có thể là kết quả của những thay đổi sinh lý bình thường trong cơ thể nhưng đôi khi nó cũng tiềm ẩn một rối loạn nghiêm trọng đấy!
1. Năm nay em 15 tuổi nhưng em vẫn chưa có nguyệt san hàng tháng như những bạn gái khác. Tuy nhiên, một vài tháng gần đây, núi đôi của em cứ bị sưng to lên trông thấy. Em lo sợ có điều bất thường xảy ra khi chúng còn kèm theo cảm giác hơi khó chịu và đau tức nữa (Thanh Thúy)
Trả lời:
Chào Thanh Thúy!
Một trong những nguyên nhân tự nhiên khiến núi đôi của bạn đột nhiên sưng phồng hoặc phình ra là do sự biến động tự nhiên của hormone trong cơ thể đấy bạn ạ. Điều này là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi bạn sắp bước vào tuổi dậy thì và đón nhận chu kỳ nguyệt san đầu tiên của bạn hoặc trong quá trình mang thai sau này.
Khi ấy, các kích thích tố nữ, đặc biệt là estrogen được liên kết với các tế bào núi đôi và kích hoạt sự phát triển các tế bào này. Kết quả là sự gia tăng trong sản xuất estrogen sẽ dẫn đến sự tăng trưởng trưởng về hình dáng núi đôi của bạn.
Vì thế, sưng núi đôi do những thay đổi hormone trong cơ thể cũng có thể gây ra một số khó chịu và đau tức ngực cho bạn. Đây là một bước phát triển tự nhiên của ngực để bạn cũng như các bạn gái chuẩn bị cho quá trình thực hiện thiên chức làm mẹ sau này đấy!
2. Không hiểu sau núi đôi của em không những đang bị sưng đau mà còn có những tổn thương trên núi làm em rất khó chịu và đau đớn? Có phải do em đã bị nhiễm trùng núi đôi rùi không? Nhưng em nghe nói nhiễm trùng núi đôi chỉ có ở phụ nữ đang cho con bú thôi còn em thì đang ở tuổi dậy thì mà. (Nguyễn Phương Dung, 17 tuổi)
Trả lời:
Phương Dung thân mến!
Theo như những gì bạn mô tả thì rất có thể núi của bạn đang bị một nhiễm trùng ghé thăm hay còn gọi là viêm núi đôi.
Nhiễm trùng núi đôi là hiện tượng thường gặp ở những phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng sẽ không ghé thăm các XX khi đang ở độ tuổi dậy thì đâu nhé! Chỉ cần chăm sóc núi đôi không đúng cách và mặc áo ngực quá chật cũng khiến vùng này phải chịu nhiều bí bách mà sinh ra nhiều mồ hôi đấy bạn ạ.
Nhiễm trùng núi đôi sẽ phát triển khi các vi khuẩn xâm nhập vào ngực của bạn thông qua các vết nứt hoặc vết cắt trong da. Sau đó, chúng định cư trong các mô mỡ. Và khi vi khuẩn tấn công sẽ dẫn đến sưng, viêm và gây ra những tổn thương nhỏ trên núi đôi mà bạn đang gặp phải.
Nếu gặp hiện tượng này, bạn cần phải sớm được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh theo toa để giúp giảm tình trạng nhiễm trùng, giảm đau và khó chịu cho vùng núi đồi của bạn nhé!
3. Em nghe bọn bạn kháo nhau rằng, ung thư núi đôi dạng viêm nhiễm cũng có thể khiến bạn gái chúng em bị sưng nở núi đôi bất chợt phải không? Điều này có thật không ạ? Nghe bệnh này cứ lạ lạ sao ý! (Hoàng Thanh Hà, HN)
Trả lời:
Thanh Hà thân mến!
Đúng là một nguyên nhân có thể coi là thủ phạm khi bị sưng núi đôi bất chợt mà các XX nên nghĩ đến đó là do ung thư núi đôi dạng viêm nhiễm. Đây là một dạng hiếm gặp của ung thư vì thế bạn nghe hơi "lạ lạ" cũng là điều dễ hiểu. Thực tế, có đến 5% các bác sĩ chuyên khoa cũng thường chẩn đoán sai.
Ung thư núi đôi dạng viêm nhiễm thường phát triển khi các tế bào đột biến bắt đầu sinh sôi nảy nở ngoài tầm kiểm soát và bắt đầu chặn các mạch bạch huyết. Điều này, ngăn chặn những ống dẫn chất lỏng tích tụ trong núi và dẫn đến sưng núi đôi.
Khi bị ung thư núi đôi dạng viêm nhiễm ghé thăm, bạn gái sẽ thường sưng viêm ở một bên núi và có nhiều hiện tượng khác đi kèm như núi có màu đỏ, viêm da, núm núi đôi ngứa ngáy và bỏng rát...
Vì thế, nếu gặp hiện tượng trên hoặc nghi ngờ bị sưng núi đôi do ung thư núi đôi dạng viêm nhiễm thì bạn nên đi đến bác sĩ thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm nhé!
Theo PLXH
7 lời đồn thổi về tăng kích cỡ và ung thư "núi đôi" 1. Áo ngực là nguyên nhân gây ung thư núi đôi? Ngay cả nhiều người lớn vẫn còn nghĩ rằng, mặc một áo ngực là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của ngực và gây ra ung thư núi đôi. Thực tế: Núi đôi sẽ vẫn phát triển cho dù bạn có mặc hay không mặc áo ngực. Tuy nhiên lựa...