3 bí quyết đơn giản mà hiệu quả của các cặp đôi hạnh phúc
Nhiều người cho rằng chỉ cần hai người kết hôn thì sẽ sống hạnh phúc. Tuy nhiên, hôn nhân không đơn giản như thế, phải có những bí quyết riêng để xây dựng mối quan hệ bền chặt.
Hôn nhân là một điều thiêng liêng trong cuộc sống. Hai con người trưởng thành, yêu đương quyết định về chung một nhà và xây đắp tổ ấm. Tuy nhiên, chẳng có bao nhiêu chuyện cổ tích ngoài đời thực, hai người cũng cần vượt qua nhiều thử thách, trải qua đời sống thường nhật với củi, gạo, dầu, muối…
Hôn nhân dựa trên tình yêu nhưng không phải mỗi tình yêu là đủ. Hai bên cần cùng nhau vun đắp, phát triển bản thân mình để cuộc sống đỡ vướng vào nhiều thị phi.
Với những cuộc hôn nhân hạnh phúc, họ đều nắm chắc 3 bí quyết sau. Ai chưa biết có thể học hỏi.
1. Không quá ảo tưởng về hôn nhân
Đừng bao giờ nuôi giữ ý tưởng rằng kết hôn thì tự nhiên sẽ có người lo cho mình toàn bộ mọi thứ, từ tổ ấm nhỏ, quyền lợi trong cuộc sống mà bản thân chẳng phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào. Tổ ấm của một gia đình cần cùng nhau vun đắp, cùng nhau nỗ lực để vượt qua khó khăn, rào cản và đi đến hạnh phúc cuối cùng.
Sau khi kết hôn, hai vợ chồng dù có suy nghĩ khác nhau thế nào thì vẫn phải quản lý, giữ gìn và vun đắp cho cuộc hôn nhân. Đừng bao giờ có thái độ ỷ lại hay mặc kệ. Nó chỉ càng khiến cho tình cảm hai bên ngày càng đi xuống mà thôi.
Sự ảo tưởng chính là một điều tai hại cho cuộc hôn nhân của các bạn. Thay vào đó, bạn cần học cách cùng nhau xây đắp và chung tay xây dựng tổ ấm riêng hạnh phúc.
Ảnh minh họa.
2. Giải quyết tốt cảm xúc của bản thân
Video đang HOT
Khi hai người kết hôn và chung sống, họ sẽ gặp phải một số vấn đề mà khi còn yêu không bao giờ vướng tới. Nhiều thứ khiến cho chúng ta có cảm xúc rối bời, bực bội. Nhiều khi, xích mích trong hôn nhân chỉ vì đến từ những cảm xúc như thế.
Một cuộc hôn nhân tồi tệ là do cả hai đều có những kỳ vọng không thực tế ở nhau, không quản lý được cảm xúc của chính mình. Họ tưởng tượng đối phương có thể chấp nhận mọi bùng nổ của chính họ. Nhưng họ không hề biết, chính cảm xúc hỗn loạn đó sẽ khiến mọi vấn đề nảy sinh và khó lòng giải quyết.
Bởi vậy, trong cuộc sống hôn nhân, các bạn nên giải quyết cảm xúc của chính mình trước. Đừng bao giờ để năng lượng tiêu cực của mình ảnh hưởng ra bên ngoài, gây tổn hại đến sự tốt đẹp cho mối quan hệ vợ chồng.
Và nên nhớ rằng trong hôn nhân, chúng ta cũng nên nhẫn nại, bao dung, tạo cho đối phương một cảm giác an toàn. Hãy cố gắng khiến mọi chuyện trở nên ôn hòa hơn, đừng gay gắt tất cả mọi thứ.
Ảnh minh họa.
3. Hoàn thành tốt trách nhiệm và nghĩa vụ chung
Hôn nhân là một quy mô cần được cân bằng và hoạt động có trật tự. Hai vợ chồng cần có trách nhiệm và nghĩa vụ của riêng mình.
Đừng bao giờ mặc định việc nhà là của vợ hay chuyện kiếm tiền là ở chồng.
Hằng (32 tuổi, Hà Nội) ngày trước là một nhân viên kế toán. Sau khi kết hôn, chồng cô muốn vợ ở nhà làm bà nội trợ, anh sẽ lo toàn bộ chuyện kinh tế. Hằng đồng ý. Vậy là từ đó, tất cả mọi chuyện trong nhà đều một tay Hằng cáng đáng. Chồng cô luôn muốn vợ cống hiến hết sức cho hôn nhân, bản thân anh ta chỉ cần đưa tiền về. Dần dần, tình cảm hai bên đã thay đổi. Mâu thuẫn tăng nhanh và suốt ngày hai vợ chồng chỉ có cãi vã.
Một cuộc hôn nhân mà chỉ cần một bên phải trả giá để duy trì nó thì sớm muộn cũng nảy sinh vấn đề.
Hôn nhân tốt là khi cả hai phải chia sẻ trách nhiệm và nghĩa vụ cùng nhau. Họ đồng hành giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống, giao tiếp nhiều để hiểu nhau hơn.
Hôn nhân không chỉ là một mối quan hệ lãng mạn mà còn là trách nhiệm cần đảm nhận. Điều này đòi hỏi sự chung sức của cả hai để tạo nên gia đình hạnh phúc hơn.
Hôn nhân thật sự không dễ dàng, hạnh phúc cũng không thể đạt được trong một sớm một chiều. Nó là kết quả của sự quản lý cẩn thận. Hy vọng rằng, tất cả các ông chồng, bà vợ đều có thể yêu bản thân, yêu bạn đời, tận hưởng vẻ đẹp của mối quan hệ và sẵn sàng cùng nhau đương đầu với khó khăn trong cuộc sống.
Ngoài việc bị kẻ thứ 3 chen vào, đâu là lý do các đôi yêu chục năm vẫn chia tay?
Bên cạnh sự thiếu chung thủy, đâu là nguyên nhân dẫn đến rạn nứt của các cặp đôi bên nhau lâu năm?
Sự thay đổi theo thời gian
Tại một thời điểm trong mối quan hệ lâu dài, bạn và người yêu có thể cảm thấy như đang ở ngã ba đường. Quan điểm của bạn là A, nhưng với họ lại là B, cả cả hai dường như không còn có tiếng nói chung. "Khi chúng ta càng trưởng thành, chúng ta thường nhận thức rõ hơn về giá trị của bản thân là gì và ít sẵn sàng sống lệch đi với những giá trị đó", nhà trị liệu, Tiến sĩ Lauren Cook cho biết.
Mọi người thay đổi theo thời gian, có thể bạn và/hoặc nửa kia của bạn đã thay đổi quá nhiều để có thể hòa hợp với nhau như cả hai đã từng.
Thiếu niềm vui
Thời gian bên nhau càng lâu, tình càng đậm, nhưng cũng đồng nghĩa với nguy cơ phát sinh mâu thuẫn càng nhiều. (Ảnh minh họa)
Có thể bạn đã từng nghe nói dù đã bên nhau hàng chục năm, hoặc thậm chí đã cưới đi chăng nữa, một cặp đôi cũng không nên ngừng việc hẹn hò. Việc ngừng tham gia vào những trải nghiệm thú vị là điều bình thường đối với các cặp đôi yêu lâu, vì hai bạn đã rất thoải mái với nhau. Nhưng điều quan trọng là vẫn phải giữ những hành động lãng mạn ấy trong suốt mối quan hệ.
Nếu bạn ngừng hẹn hò, bộ não con người bắt đầu cảm thấy nhàm chán với sự đơn điệu và một mối quan hệ có thể cảm thấy trì trệ, đặc biệt nếu điều này đã xảy ra trong nhiều năm.
Xoay quanh vấn đề tình cảm còn là nhiều trở ngại khác mà cả hai cần cùng nhau đối mặt như các hóa đơn, tiền thuê nhà, ăn uống, tranh cãi giữa hai người... Đó là lý do vì sao yêu đương luôn là mối quan hệ khó để gìn giữ nhất so với các mối quan hệ khác. Vì vậy, hãy tạo những thời điểm để cả hai kết nối lại, hâm nóng tình cảm.
Thiếu sự ngọt ngào, thân mật
Thời gian bên nhau lâu và quá hiểu nhau không nên là lý do để cả hai bỏ qua những điều nhỏ nhặt. (Ảnh minh họa)
Sự quen thuộc vừa là điểm cộng, vừa có thể trở thành điều gây hại cho mối quan hệ lâu năm. Bởi vì đã quá hiểu nhau nên đôi khi cả hai thường sẽ phớt lờ, xem nhẹ những điều tưởng chừng là nhỏ nhặt nhất nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc duy trì tình cảm. Ví như những lời nói ngọt ngào dành cho nhau theo thời gian bỗng trở thành những lời nói cộc lốc, khó nghe.
Tình dục là một phần quan trọng của một mối quan hệ, nhưng nó không phải là cách duy nhất để giữ sự thân mật với nhau. Đó có thể là những hành động nhỏ như một nụ hôn tạm biệt, cái nắm nắm tay, cái ôm nhẹ,... Khi một cặp đôi không còn thường xuyên thân mật, dành sự ngọt ngào cho nhau, rất dễ để cả hai cảm thấy như chỉ còn là những người bạn chung phòng, chung giường hơn là người yêu.
Ảnh hưởng từ người xung quanh
Chuyện tình yêu không chỉ đơn giản là vấn đề của hai người. (Ảnh minh họa)
Mặc dù mối quan hệ yêu đương là chuyện của hai người, nhưng những nhân vật khác bên ngoài cũng có thể gây ảnh hưởng không kém, chẳng hạn như gia đình. Sau thời gian hẹn hò, tìm hiểu, đến khi một cặp đôi đã yêu nhau đủ lâu để có thể giới thiệu với gia đình, bạn bè đôi bên, đó sẽ không còn là chuyện của hai người nữa.
Sự phản đối hay đồng thuận của bố mẹ, vấn đề chăm sóc con cái và những mâu thuẫn phát sinh tiếp sau đó... Thời gian bên nhau càng lâu sẽ càng nảy sinh nhiều vấn đề, mâu thuẫn mà nếu không khéo giải quyết và kiên định, một mối quan hệ lâu dài cũng có thể sụp đổ bởi tác động của bên ngoài.
Những vấn đề cần làm rõ với nhau trước khi cưới, đừng để cưới rồi mới hối hận Lúc yêu, bạn có thể lãng mạn nhưng khi kết hôn cần phải thực tế. Cởi mở nói về những thách thức trong cuộc sống hôn nhân sẽ giúp chúng ta thấy yên tâm và hạnh phúc. 1. Tài chính Bạn sẽ xử lý như thế nào với tiền chung của hai người, kế hoạch chi tiêu là gì, làm thế nào để...