3 bệnh thường gặp khi dùng di động
Thường xuyên dùng ngón tay cái để ấn bàn phím trên điện thoại sẽ làm cho ngón tay này bị xơ cứng, đau nhức, thậm chí sẽ bị teo cơ.
Dưới đây là 3 bệnh phổ biến ở những người có thói quen thường xuyên dùng di động
1.”Tay di động”:
Đây là bệnh mà trên y học gọi là “viêm gân do bó hẹp ngón tay cái”. Thường xuyên sử dụng ngón tay cái ấn vào bàn phím trên điện thoại di động sẽ làm cho ngón tay cái bị xơ cứng, đau nhức, thậm chí sẽ làm teo cơ bắp. Từ đó làm gân tay sưng phù , gây ra mệt mỏi nhiều lần, thậm chí gây ra viêm gân nặng.
Video đang HOT
Chuyên gia kiến nghị các bạn trẻ không nên nhắn tin quá nhiều và quá lâu trong thời gian
Dài. Ngón tay sử dụng một lúc thì cần phải được nghỉ ngơi đồng thời nên mát xa ngón tay theo giờ nhất định hoặc đắp ngón tay bằng khăn ấm hoặc ngâm ngón tay trong nước ấm.
2. “Ngón tay cái blackberry”:
Thường xuyên sử dụng điện thoại di động trả lời mail, đánh văn bản, bạn hãy cận thận với ngón tay cái của bạn sẽ bị cuộn và cong, thậm chí gây ra viêm loét và mụn nước.
3. “Viêm da tay di dộng”:
Thường xuyên sử dụng điện thoại có thể gây ra phản ứng dị ứng của da bàn tay với lớp vỏ niken ở ngoài điện thoại, từ đó làm cho da phát ban mẩn đỏ và ngứa ngáy, tức là bệnh “viêm da tay do điện thoại di động”.
Thường xuyên tập luyện phần tay, diệu kế đảm bảo sức khỏe
1. Mát-xa 10 ngón tay theo vòng tròn: Dùng ngón tay cái chỉ vào giữa, từ gốc ngón tay đến đầu ngón tay, lần lượt vuốt ngón tay mát-xa 10 ngón tay theo vòng tròn.
2. Chuyển động mát-xa đến mỗi đốt ngón tay: Nắm chặt 1 bàn tay lại sau đó chuyển động mát-xa cho từng đốt ngón tay ở tay kia cho tới lúc tay nóng lên. Đổi tay và làm lại động tác đó.
3. Mát-xa huyệt dương trì ở trên lưng bàn tay: Cố gắng bẻ ngược bàn tay của bạn về phía sau, ở cổ tay sẽ xuất hiện mẫy cái hỗ lõm, nhấn đè vào một bên hố lõm ở trên lưng bàn tay, bạn sẽ cảm thấy hơi đau ở một điểm ngay trung tâm hỗ lõm ấy, đó chính là huyệt dương trì.
Chỉ cần kích thích vào huyệt này sẽ làm cho máu tuần hoàn được nhanh chóng và thông suốt đồng thời làm cho cơ thể ấm lên tức thì.
Theo Dantri
Tại sao tay chân hay bị tê như kiến bò?
Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng từng có lần bị tê tay hay tê chân, cảm giác như bị hàng ngàn chiếc kim tí hon châm lên da hoặc cũng có thể miêu tả giống như kiến bò.
Tình trạng này thường đến khi chúng ta để tay hoặc chân trong tư thế bất thường. Nhưng tại sao ở các tư thế đó chúng ta lại dễ bị tê? Điều này có liên quan đến sự tuần hoàn máu trong cơ thể chúng ta.
Bạn ngủ ngon lành trong tư thế giống như một đứa trẻ, nhưng rất có thể một cánh tay của bạn đã bị đặt trong một tư thế bất thường. Anh Rano chẳng cảm thấy bất tiện gì với tư thế đó khi đang ngủ. Nhưng cảm giác sẽ chẳng mấy dễ chịu một khi đã tỉnh dậy: "Khi đi ngủ tôi không chú ý tư thế nằm của mình. Giờ tỉnh dậy tay tôi tê cứng, chẳng cảm nhận được gì, cảm giác ghê ghê, cứ như tay mình không thuộc về mình vậy".
Dù là bị tê bàn tay, cả cánh tay hay là tê chân, bạn sẽ đều có cảm giác như bị kiến bò trên da. Sẽ rất dễ bị tê chân nếu như ta ngồi gập chân lại trong một thời gian dài. Nhưng tại sao lại như vậy?
Sẽ rất dễ bị tê chân nếu như ta ngồi gập chân lại trong một thời gian dài
Điều này có liên quan đến hệ tuần hoàn máu. Khi dòng máu chảy bị ngăn lại, các dây thần kinh sẽ không nhận được đủ oxy và vì thế ta bị tê tay chân.
Nhưng không phải ai cũng dễ bị tê tay tê chân, những người thừa cân dường như ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này hơn. Những người có nhiều cơ bắp cũng vậy, những người có tay chân ngắn hơn thường dễ bị tê tay tê chân hơn.
Để không phải chịu cảm giác khó chịu khi tê tay chân, ta nên chú ý tới tư thế ngồi hoặc nằm của mình và nên thay đổi tư thế thường xuyên.
(Theo VTV)
Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tra, nhỏ mắt Thuốc nhỏ mắt cần dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Thuốc tác dụng tại chỗ dùng trong nhãn khoa do tính thuận tiện, dễ sử dụng nên người bệnh có thể tự dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Hơn nữa, dược chất tập trung chủ yếu ở mắt và chỉ có một phần rất nhỏ dược chất được hấp thu vào...