3 bảo tàng Việt Nam lọt top 25 bảo tàng ấn tượng nhất châu Á
Danh sách xếp hạng mới nhất của một trong những chuyên trang du lịch uy tín hàng đầu thế giới – Tripadvisor,đã nêu tên 3 bảo tàng Việt Nam: Bảo tàng Chứng tích lịch sử, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng Dân tộc học là những bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á do du khách bình chọn.
1. Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Hồ Chí Minh
Bên cạnh các bảo tàng tên tuổi như Bảo tàng tượng binh lính và ngựa chiến (Trung Quốc) xếp thứ 1, Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima (Nhật Bản) xếp thứ 3, Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở quận 3, thành phố Hố Chí Minh đứng thứ 5 trong danh sách 25 Bảo tàng hàng đầu châu Á. Bảo tàng được thành lập ngày 4 tháng 9 năm 1975 với tên gọi &’Nhà trưng bày tội ác Mỹ – ngụy’, đến năm 1995 mới đổi tên thành &’Bảo tàng Chứng tích chiến tranh’
Nằm trong hệ thống các bảo tàng vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM), Bảo tàng Chứng tích chiến tranh sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Đây còn là những chứng tích anh hùng của nhân dân nước ta trong cuộc đấy tranh dành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ở đây hiện lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh. Mỗi năm, có khoảng 500.000 lượt du khách tới tham quan, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là điểm đến văn hóa du lịch có sức hấp dẫn lớn bởi những giá trị nội dung quý báu, trường tồn theo thời gian.
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh được xếp thứ 5 trong bảng xếp hạng.
2. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội
Xếp thứ 6 trong danh sách, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được Tripadvisor khen ngợi là nơi “các dân tộc được tái hiện, lịch sử đến với cuộc sống”. Bảo tàng sưu tầm, bảo quản, phục chế, trưng bày và giới thiệu những giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Được khánh thành vào tháng 11 năm 1997, Bảo tàng Dân tộc học ngày càng thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.
Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hóa của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 15.000 hiện vật, 42.000 phim tư liệu, ảnh màu và hàng nghìn tài liệu khác. Các hiện vật được phân loại và trưng bày theo từng nội dung khác nhau trong tòa nhà Trống Đồng, nơi du khách có thể tìm hiểu đời sống người dân tộc qua các vật dụng thường ngày của họ. Trong khu ngoài trời còn có 10 công trình kiến trúc dân gian độc đáo như nhà rông của người Bana, nhà sàn nửa đất của người Dao, nhà mồ tập thể của người Giarai…
Video đang HOT
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trong danh sách.
3. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đứng thứ 11 trong danh sách 25 Bảo tàng hàng đầu châu Á. Đây là nơi gìn giữ các hiện vật lịch sử, văn hóa, nghệ thuật liên quan tới phụ nữ Việt Nam. Với diện tích trưng bày gần 2000m2 và hệ thống khi lưu giữ hơn 25.000 tài liệu, hiện vật, Bảo tàng phản ánh những đóng góp của phụ nữ Việt trong lịch sử và cuộc sống đương đại.
Hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng gồm các chủ đề chính : Phụ nữ trong gia đình; Phụ nữ trong lịch sử; Thời trang nữ: Truyền thống và Hiện đại. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam không chỉ là nơi nghiên cứu, lưu giữ những di sản của phụ nữ Việt mà còn là nơi tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa của phụ nữ Việt Nam với phụ nữ quốc tế.
Đứng vị trí thứ 11 là Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Dưới đây là bảng xếp hạng 25 bảo tàng được ưa thích do độc giả Tạp chí Tripadvisor bình chọn.
1. Bảo tàng tượng binh lính và ngựa chiến, Tây An, Trung Quốc 2. Tử cấm thành, Bắc Kinh, Trung Quốc 3. Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng, Phnom Penh, Campuchia 4. Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima, Hiroshima, Nhật Bản 5. Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Hồ Chí Minh, VIệt Nam 6. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam 7. Bảo tàng lịch sử Hong Kong, Hong Kong, Trung Quốc 8. Cung điện quốc gia, Đài Bắc, Đài Loan 9. Bảo tàng Thượng Hải, Thượng Hải, Trung Quốc 10. Bảo tàng Hellfire Pass, Kachanaburi, Thái Lan 11. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam 12. Bảo tàng Văn minh Châu Á, Singapore, Singapore 13. Bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo, Kuala Lumpur, Malaysia 14. Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc, Seoul, Hàn Quốc 15. Bảo tàng bom nguyên tử Nagasaki, Nagasaki, Nhật Bản 16. Bảo tàng quốc gia Singapore, Singapore, Singapore 17. Bảo tàng Nhà nguyện Changi, Singapore, Singapore 18. Bảo tàng lịch sử Thiểm Tây, Tây An, Trung Quốc 19. Bảo tàng thư khảo cổ đại Matenadaran, Yerevan, Armenia 20. Bảo tàng Pinang Peranakan, Georgetown, Malaysia 21. Bảo tàng Bhavan Gandhi, Mumbai, Ấn Độ 22. Bảo tàng Salar Jung, Hyderabad, Ấn Độ 23. Bảo tàng Nhà hát dân gian Kerala, Kochi, Ấn Độ 24. Bảo tàng ngoài trời Hakone, Hakone-machi, Nhật Bản 25. Bảo tàng quốc gia Tokyp, Taito, Nhật Bản
Theo VNE
Trò chơi dân gian hút khách đầu Xuân
Sáng mùng 6 Tết, trời mưa nhưng nhiều trẻ nhỏ và cha mẹ vẫn háo hức đến Bảo tàng Dân tộc học để chơi các trò dân gian. Nhiều du khách nước ngoài cũng đến để tìm hiểu nét văn hóa Việt.
Ngày 6-8 Tết, tại Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa dân gian. Trong ảnh, các nghệ nhân Hải Phòng đang trình diễn cách làm pháo đất.
Các du khách Anh lần đầu được chứng kiến cách làm trò chơi độc đáo này.
Pháo đất đã làm xong, các nghệ nhân bắt đầu thả xuống đất để tạo tiếng nổ.
Bé Vũ Anh Tuấn (9 tuổi, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) thích thú khi được một tình nguyện viên hướng dẫn cách nặn và trang trí tò he.
Các em nhỏ còn có thể thử in các bức tranh Đông Hồ theo hướng dẫn của các nghệ nhân đến từ tỉnh Bắc Ninh. Chị Phạm Ánh Hồng (mẹ bé Nguyễn Thảo Diệp) cho rằng, hiện nay có quá nhiều trò chơi trên mạng khiến nhiều trẻ quên mất hoặc không biết đến các trò chơi dân gian. Vì lẽ đó, nhiều năm nay cứ dịp Xuân đến chị lại đưa con gái đến đây để học và chơi các trò truyền thống.
Gần trưa nhưng bé Đinh Phạm Mai Phương (lớp 4) vẫn cặm cụi tô nốt bức tranh con giáp. Bé gái cho biết, lý do chọn con mèo vì đây là con vật thân thiện, được nuôi trong nhà và dễ gần với người.
Khu vực nhảy chữ thập của người Khơ Mú, hay nhảy lò cò cũng được trẻ nhỏ thích thú.
Ban đầu, nhiều trẻ lạ lẫm chưa biết trò này nhưng sau khi được hướng dẫn, chỉ 10 phút sau các em có thể chơi thành thạo.
Một cán bộ Bảo tàng Dân tộc học cho biết, bên cạnh những trò chơi quen thuộc của người Việt như pháo đất, đánh đu, kéo co, nhảy bảo bố... du khách còn được trải nghiệm nhiều trò chơi của các dân tộc khác như nhảy bước (Thái), đánh quay (Dao, Nùng), đánh cầu lông gà (Pà Thẻn, Hmông)
Không chỉ người nước ngoài, trẻ nhỏ, nhiều thanh niên cũng thích thú với các điệu múa sạp (Thái), thổi sáo mũi (Xá Phó), đi cà kheo. Riêng tối ngày 7 Tết, du khách được thưởng thức màn trình diễn đốt pháo bông của nhóm thợ thủ công Hải Phòng. Đốt pháo bông đầu năm gắn với mong nước một năm mới người khang, vật thịnh.
Theo VNE
Đón xuân Quý Tỵ tại Bảo tàng Dân tộc học Từ 9h - 11h30 ngày 23 tháng Chạp (chủ nhật, 3-2-2013) tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động: lễ dựng cây nêu, cúng ông Táo và trình diễn gói bánh chưng tại khu nhà Việt của Bảo tàng. Lễ dựng cây nêu sẽ do những người dân đến từ huyện Thuận Thành, Bắc Ninh thực hiện....