3 bài thuốc sử dụng gừng giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh huyết áp cao
Gừng giúp kiểm soát huyết áp vì nó có thể cải thiện lưu thông máu và giãn các cơ xung quanh mạch máu.
Cao huyết áp là một bệnh phổ biến trong đó lượng máu cao gây áp lực tới thành động mạch và cuối cùng gây ra các vấn đề sức khỏe. Cao huyết áp cũng có thể gây ra bệnh tim, thận và có liên quan chặt chẽ tới chứng mất trí.
Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ), ví dụ 120/80 mmHg (mmHg là milimet thủy ngân, đây là đơn vị dùng để đo huyết áp).
Ở người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Những người tiền huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg và tâm trương từ 80-89mmHg. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu từ>=135 mmHg và tâm trương>=85mmHg.
Cao huyết áp là một bệnh phổ biến trong đó lượng máu cao gây áp lực tới thành động mạch và cuối cùng gây ra các vấn đề sức khỏe
Theo nhiều nghiên cứu, đàn ông dễ bị huyết áp cao hơn phụ nữ. Nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao có thể là do hút thuốc lá, béo phì, chế độ ăn có quá nhiều muối, uống rượu nhiều, căng thẳng và tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Hiện tình trạng cao huyết áp đang phổ biến và ngày một gia tăng, chính vì thế các phương pháp điều trị cũng được nghiên cứu nhiều hơn. Có nhiều cách điều trị tình trạng này, bao gồm việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, một số loại thảo mộc cũng rất hữu ích trong điều trị cao huyết áp. Gừng là một trong những loại thảo mộc như vậy.
Hiện nay có nhiều loại thuốc có khả năng duy trì huyết áp ổn định cho các bệnh nhân cao huyết áp. Tuy nhiên, khi dùng các loại thuốc tây luôn cần lưu ý đến những tác dụng phụ mà nó mang lại. Trên thực tế, có nhiều loại thảo mộc đơn giản, dễ tìm nhưng lại hữu ích trong điều trị cao huyết áp. Gừng là một trong những loại thảo mộc như vậy bởi nó giúp kiểm soát huyết áp vì nó có thể cải thiện lưu thông máu và giãn các cơ xung quanh mạch máu.
Gừng giúp kiểm soát huyết áp vì nó có thể cải thiện lưu thông máu và giãn các cơ xung quanh mạch máu.
Ngoài việc đưa gừng vào chế biến các món ăn hàng ngày, mọi người có thể kết hợp nó với một số loại thực phẩm để trở thành thức uống tuyệt vời đẩy lùi huyết áp cao. Dưới đây là 3 bài thuốc sử dụng gừng tốt giúp phòng và điều trị bệnh cao huyết áp.
1. Trà xanh, gừng, nghệ, mật ong
Nghệ có chứa curcumin giúp làm giãn mạch máu và bảo vệ tim khỏi những tổn thương liên quan đến sự căng thẳng. Hỗn hợp kết hợp giữ gừng và nghệ sẽ góp phần làm hạ huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.
Thành phần
Video đang HOT
- 1 túi trà xanh
- 1 muỗng cà phê nước ép gừng
- muỗng cà phê bột nghệ
- 1 thìa cà phê mật ong
Phương pháp
Bước 1: Pha một cốc trà xanh như bình thường
Bước 2: Thêm nước ép gừng và nghệ vào cốc trà xanh
Bước 3: Cho thêm mật ong để tăng mùi vị và uống loại nước này mỗi ngày.
2. Nước gừng, củ cải đường, cần tây và táo
Củ cải đường (củ dền) kích thích cơ thể sản sinh oxit nitric giúp làm giãn mạch máu. Trong khi đó, cần tây có chứa kali giúp loại bỏ muối natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Táo có chứa quercetin, được cho là có hoạt tính chống cao huyết áp.
Thành phần
- 1 miếng gừng khoảng 1cm
- 1 củ cải đường
- 1 quả táo
- 4 nhánh cần tây
Phương pháp
Bước 1: Gọt vỏ gừng, củ cải đường và táo
Bước 2: Cho cả gừng, củ cải đường và táo vào máy xay cùng với cần tây
Bước 3: Lọc hỗn hợp này sau đó chỉ việc thưởng thức nó thường xuyên. Ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì loại nước ép này tương đối khó uống, nhưng nếu uống kiên trì bạn sẽ sớm quen với hương vị của nó.
3. Gừng và bạch đậu khấu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạch đậu khấu có khả năng chống cao huyết một cách tuyệt vời. Kết hợp nó với gừng sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Thành phần
- 1 muỗng cà phê bột đậu khấu
- 2-3 muỗng cà phê gừng tươi nạo
- 1 muỗng canh trà đen
- 1 cốc nước
Phương pháp
Bước 1: Đun sôi tất cả các thành phần trên
Bước 2: Lọc trà rồi thưởng thức nó. Bạn cũng có thể thêm mật ong vào hỗn hợp này để nó có vị ngọt, dễ uống hơn.
Theo Thanh Loan
Dịch từ boldsky
Khám phá
Lợi ích từ nước gừng
Với hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, nước gừng không chỉ giúp củng cố hệ miễn dịch mà còn giúp chống bệnh truyền nhiễm.
Ảnh: Shutterstock
Làm nước gừng đơn giản, xắt 1 - 2 củ gừng thành từng lát, cho vào nồi đang có khoảng 1,5 lít nước sôi. Đun sôi lại lần nữa, đợi gừng mềm mới tắt lửa, rồi lấy nước này.
Uống 1 ly nước gừng mỗi ngày trong một tháng giúp giảm mỡ bụng (đương nhiên phải kèm theo chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý).
Nước gừng cũng giúp điều chỉnh mức cholesterol xấu. Uống nước này giúp loại bỏ tắc nghẽn trong mạch máu, chống máu vón cục nên giảm nguy cơ bị đau tim.
Gừng hoạt động như chất kháng viêm nên ngừa tình trạng viêm mạch máu. Gừng cũng giúp tăng lưu lượng máu lên cơ thể và giảm đau.
Gừng còn hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị chứng buồn nôn. Uống nước ép gừng có tác dụng loại bỏ các tạp chất khỏi dạ dày.
Nước ép gừng còn giúp điều trị bệnh trĩ. Gừng kích thích tiêu hóa nên giúp giảm táo bón, tiêu chảy và đầy hơi. Gừng thúc đẩy vận chuyển thực phẩm từ dạ dày đến ruột non.
Uống nước ép gừng mỗi ngày có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, giải độc cơ thể và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Vì gừng có đặc tính giảm đau nên loại bỏ các cơn đau nửa đầu.
Gừng đóng vai trò là chất làm loãng máu và giúp giảm huyết áp. Dùng nước gừng có thêm vài giọt mật ong ngăn ngừa các tế bào ung thư vú phát triển.
Nhờ có đặc tính kháng viêm, uống nước ép gừng giúp chống viêm khớp. Loại nước này cũng giúp làm giảm sưng và viêm ở những người bị bệnh tuyến giáp hoặc viêm khớp.
Gừng có đặc tính kháng vi rút và chống nấm nên giúp chữa cảm lạnh, buồn nôn và cúm.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Thực phẩm cần hạn chế ở người huyết áp cao Không nêm muối mặn được coi là giải pháp tốt để kiểm soát huyết áp cao. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế một số món ăn chứa nhiều muối và gia vị 'đe dọa' huyết áp. Thức ăn nhanh không tốt cho người huyết áp cao. ẢNH: SHUTTERSTOCK Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn đều có hàm lượng đường và...