29.000 ôtô chưa đăng kiểm do giãn cách: Lùi ngày xử phạt cho dân nhờ
Những ngày qua, người dân đi kiểm định ôtô ở các trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM thường xuyên gặp tình trạng ùn ứ.
Ôtô xếp hàng chờ đăng kiểm ở TP.HCM – Ảnh: CÔNG TRUNG
Anh Nguyễn Đức Nhật cho biết anh mang xe đi đăng kiểm ở một trung tâm đăng kiểm tại TP Thủ Đức. Tuy nhiên, lượng xe quá đông, chủ xe xếp hàng dài chờ đợi hơn hai giờ vẫn phải ra về vì trạm quá tải.
“Tôi được biết ở TP.HCM hiện tại có hàng chục nghìn ôtô quá hạn đăng kiểm do giãn cách xã hội. Trong khi đó, từ ngày 10-10 xe quá hạn đăng kiểm đi lại trên đường có thể bị lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra xử phạt. Tôi cho rằng sẽ không kịp xử lý hồ sơ hết cho toàn bộ xe nói trên, dẫn đến việc người dân bị phạt tiền oan ức” – anh Nhật nói.
Theo ông Trần Văn Chủ – giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-03V, sau giãn cách số ôtô quá hạn đăng kiểm dồn ứ. Người dân đều có tâm lý mong muốn được đăng kiểm để sớm hoạt động, đi làm bình thường dẫn tới chuyện ùn ứ tại các trung tâm.
Để giải quyết tình trạng này, các trung tâm đăng kiểm lên phương án hoạt động tối đa công suất, làm việc xuyên suốt thứ bảy, chủ nhật để kịp giải quyết nhu cầu người dân.
Trao đổi với Tuổi Trẻ , đại diện một số trung tâm đăng kiểm thừa nhận khó giải quyết hết 29.000 xe quá hạn đăng kiểm trước 10-10 như Sở GTVT TP đề xuất trước đó. Do vậy, các trung tâm này sẽ có kiến nghị tiếp tục lùi thời hạn xử phạt quá hạn đăng kiểm ôtô.
Video đang HOT
Đề xuất này cần được thực hiện để tránh tình trạng người dân tập trung ở các trung tâm, người dân cũng không cần quá lo lắng khi đem xe đi đăng kiểm sau dịch.
Trước đó, ông Bùi Hòa An – phó giám đốc Sở GTVT TP – cho biết đơn vị này có văn bản gửi Công an TP.HCM đề nghị không xử phạt vi phạm hành chính đối với xe hết hạn đăng kiểm trong thời gian giãn cách xã hội cho đến ngày 10-10.
Chủ xe đi đăng kiểm phải đảm bảo quy tắc phòng dịch, không được phép chở người.
Từ 4-10, người dân ở TP.HCM đổi bằng lái xe như thế nào?
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã ra thông báo hướng dẫn người dân về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại bằng lái xe theo hai giai đoạn từ ngày 4 đến 30-10 và từ tháng 11 trở đi.
Trong đó, giai đoạn từ ngày 4 đến 30-10, bằng lái ôtô các hạng do ngành giao thông vận tải cấp hết hạn sử dụng dưới 3 tháng sẽ đăng ký hồ sơ trực tuyến tại website: http://gplx-dichvucong.hochiminhcity.gov.vn và http://dichvucong.gov.vn hoặc đăng ký trả tận nhà qua dịch vụ bưu chính công ích.
Đối với các thủ tục cấp đổi bằng lái môtô (A1, A2, A3) do ngành giao thông vận tải cấp, cấp lại bằng lái xe do ngành giao thông vận tải cấp còn hạn sử dụng, cấp lại giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp hết hạn sử dụng (phải sát hạch lại) sẽ đăng ký qua tổng đài (028)1081.
Giai đoạn từ ngày 1-11 trở đi, hồ sơ đổi bằng lái xe do nước ngoài cấp và thủ tục cấp bằng lái xe quốc tế sẽ nhận tại Phòng quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe, đồng thời khuyến khích trả hồ sơ tận nhà qua dịch vụ bưu chính công ích.
Đối với các hồ sơ đã thực hiện trước khi ngưng thực hiện thủ tục hành chính do giãn cách xã hội, Sở Giao thông vận tải TP tiếp tục tạm ngừng trả kết quả trực tiếp cho đến khi có chỉ đạo mới về phòng chống dịch COVID-19 của trung ương và TP.
Chú trọng xét nghiệm và phòng chống dịch khi thực hiện giãn cách
Bộ Y tế vừa ban hành Công điện 1436/CĐ- BYT về việc quán triệt công tác xét nghiệm và một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội.
Nhân viên y tế lấy mẫu cho người dân tổ 5, ngõ Kim Quan, phường Việt Hưng, Hà Nội, tối 19/9/2021. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Tại Công điện, Bộ Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các tỉnh, thành phố tiếp tục khẩn trương tổ chức triển khai các chỉ đạo, kết luận của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công điện số 1409/CĐ- BYT và phổ biến đến tất cả các quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
Các địa phương tập trung thực hiện tại các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và thường xuyên kiểm tra, giám sát để phát hiện sớm, kịp thời chấn chỉnh các hạn chế, vướng mắc còn tồn tại.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của các tỉnh, thành phố trên cơ sở kết quả thực hiện, quyết định việc nới lỏng giãn cách xã hội theo nguyên tắc thực hiện có lộ trình và hạ dần cấp độ nguy cơ từng bước, chắc chắn.
Tại các địa bàn nguy cơ (vùng vàng) và bình thường mới (vùng xanh), thực hiện việc xét nghiệm với các nhóm nguy cơ, các địa điểm nguy cơ, để kịp thời điều chỉnh phù hợp các biện pháp phòng, chống dịch.
Trước đó, ngày 15/9, Bộ Y tế đã ban hành Công điện số 1409/CĐ- BYT nhấn mạnh khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố...).
Mục tiêu của thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày), triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm: Thực hiện nghiêm việc giãn cách; Đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc; Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở; Đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội, đồng thời tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, Công điện 1409 cũng nhấn mạnh việc thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR (RT-PCR).
Đối với các địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm từ 5-7 ngày/lần.
Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR phải đảm bảo trả kết quả trong thời gian 12 giờ.
Thực hiện xét nghiệm dứt điểm theo từng địa bàn. Đảm bảo không để lây nhiễm chéo khi thực hiện lấy mẫu.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tập trung lực lượng lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu; việc lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể được thực hiện bởi tình nguyện viên hoặc người dân.
Khẩn trương điều động lực lượng ở các địa bàn đang ở mức bình thường mới để tập trung hỗ trợ lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao.
Long An sẽ không áp dụng chỉ thị 16 nữa mà chỉ phong tỏa hẹp để dập dịch Sau ngày 20-9, Long An sẽ không áp dụng chỉ thị 16 nữa mà có các biện pháp giãn cách phù hợp và chỉ phong tỏa chặt phạm vi hẹp để dập dịch. Việc giãn cách theo chỉ thị 16 trên toàn tỉnh Long An sẽ không còn thực hiện sau ngày 20-9 - Ảnh: SƠN LÂM Ngày 19-9, ông Nguyễn Văn Út...