28 thành viên chấp thuận đơn xin gia nhập EU của Bosnia-Herzegovia
Ngày 20/9, 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chấp nhận đơn xin gia nhập khối này của Bosnia-Herzegovia.
28 thành viên chấp thuận đơn xin gia nhập EU của Bosnia-Herzegovia
Đây là một bước tiến quan trọng đặt nền tảng để Sarajevo trong tương lai có một “chỗ đứng” trong liên minh này.
Trong một thông báo, EU cho biết liên minh này đã chấp nhận đơn xin gia nhập trên bởi Bosnia-Herzegovina, vốn đệ đơn xin gia nhập EU hồi tháng 2, đã có tiến bộ trong những cải cách cần thiết.
EU cũng đã yêu cầu Ủy ban châu Âu đánh giá tình trạng sẵn sàng của Sarajevo. Brussels sẽ đề ra cho Sarajevo những điều kiện cần và đủ để được cấp quy chế thành viên EU, và không có giới hạn thời gian đối với quá trình trên.
Video đang HOT
Các quốc gia EU kêu gọi Bosnia-Herzegovia tiếp tục cải cách kinh tế- xã hội, cũng như cải cách trong lĩnh vực pháp luật và hành chính công.
Phản ứng trước quyết định của EU, Thủ tướng Bosnia-Herzegovina Denis Zvizdic nhấn mạnh ngày hôm nay là thời khắc lịch sử cho tương lai trong EU của Bosnia-Herzegovina. Ông khẳng định đây là thông tin tích cực nhất đối với Bosnia-Herzegovia, đặc biệt đối với thế hệ trẻ nước này.
Theo Vietnam
Thủ tướng May trước thách thức lèo lái "tàu Anh" vượt ải Brexit
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 5/9 vừa qua bắt đầu khởi động tiến trình định hình mối quan hệ của xứ sở sương mù với thị trường thế giới sau khi cử tri nước này lựa chọn rời khỏi "mái nhà chung" của Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu ý dân vào tháng Sáu vừa qua.
Thủ tướng Anh Theresa May. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý với chiến thắng nghiêng về phe Brexit đã buộc nước Anh phải đàm phán lại với thị trường thế giới về các mối quan hệ thương mại, điều mà trước đó đều do Brussels thực hiện. Đây được coi là một thách thức lớn đối với nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.
Tất nhiên, dư luận thế giới luôn tỏ ra lo lắng về vấn đề này vì không phải ai cũng sẵn sàng đón nhận một nước Anh "độc lập."
Ngày 5/9, giới chức Nhật Bản đã công bố báo cáo dài 15 trang cảnh báo rằng sự kiện Brexit (chỉ việc Vương quốc Anh rời khỏi EU) có thể khiến các tổ chức tài chính nước này rời khỏi London hay thậm chí là EU.
Hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp Nhật Bản, sử dụng khoảng 140.000 nhân viên địa phương, đang kinh doanh tại Anh. Rất nhiều trong số họ coi nước Anh như cây cầu nối tới thị trường chung với hàng trăm triệu người tiêu dùng của EU. Chính vì vậy mà sau khi kết quả Brexit được công bố, một vài doanh nghiệp lớn như Toyota, Hitachi hay ngân hàng Nomura đã phải xem xét lại kế hoạch đầu tư của họ.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ cũng thẳng thắn thừa nhận rằng Washington sẽ ưu tiên các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) hơn là các cuộc đàm phán với nước Anh.
Tuy nhiên, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Trung Quốc, Thủ tướng May đã có cuộc gặp với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, người khẳng định rằng Canberra đã sẵn sàng đàm phán về các thỏa thuận thương mại tự do với Anh thời kỳ "hậu Brexit."
Ngoài ra, nữ Thủ tướng cũng tiết lộ rằng các nhà lãnh đạo Ấn Độ, Mexico, Hàn Quốc và Singapore đều bày tỏ rằng họ hoan nghênh các cuộc đàm phán về dỡ bỏ rào cản thương mại với London. Đây được coi là một tin vui đối với London, song nếu nhìn ở một khía cạnh khác thì điều này có thể sẽ làm "phật ý" các nhà lãnh đạo châu Âu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) trước đó đã bày tỏ quan điểm không ủng hộ nước Anh tiến hành đàm phán với các nền kinh tế khác trong khi vẫn còn là một thành viên của EU.
Cũng liên quan đến vấn đề tư cách thành viên trong EU, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Brexit của nước Anh David Davis trong bài phát biểu trước Quốc hội nước này đã nhấn mạnh rằng EU sẽ không muốn trừng phạt xứ sở sương mù về quyết định hôm 23/6 vừa qua vì điều này không mang lại lợi ích gì cho chính nền kinh tế nội khối.
Quan chức này cũng cảnh báo rằng mặc dù những quan ngại về tác động của Brexit đối với nền kinh tế đất nước dường như "chưa thật sự đúng," song London không nên quá lạc quan cho đến khi tiến gần hơn đến thỏa thuận với EU.
Theo Vietnam
Nước Anh đang xích lại gần với Nga? Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Anh Theresa May thừa nhận không hài lòng với tình trạng quan hệ song phương hiện thời. Báo Telegraph trích đưa tin, thông báo trên của Kremlin báo trước một sự khởi đầu cải thiện quan hệ giữa hai nước. Anh và Nga xung khắc với nhau kể từ năm 2006, liên quan đến cái...