2.700 ngôi nhà ở Thủ đô ngập trong nước lũ
Báo cáo mới nhất của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đến thời điểm này thành phố Hà Nội đã có 2.700 ngôi nhà bị ngập. Tình hình ngập úng vẫn tiếp tục diễn ra ở Hà Nội và Hoà Bình.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Hà Nội, thời điểm này trên địa bàn thành phố có 2.700 nhà bị ngập (huyện Chương Mỹ), 1.052ha ngập sâu trong nước và 1.715ha ngập trắng. Diện tích ngập úng chủ yếu ở khu vực trong lòng sông Tích, sông Bùi và sông Đáy. Ban Chỉ huy PCTT & TKCN thành phố đã di dời 5.167 người đến nơi an toàn.
Trên địa bàn thành phố hiện có 2.700 nhà bị ngập ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: IT
Còn tại Hoà Bình, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Hòa Bình cho biết, vào 18h ngày 30/7 tại tổ 26 phường Đông Tiến, thành phố Hòa Bình đã xảy ra sạt lở bờ sông Đà, khiến 3 ngôi nhà (2 tầng) bị sạt xuống sông (không có thiệt hại về người). Ngay sau đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã huy động lực lượng ngay trong đêm di dời 22 hộ trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn, ngày 31.7 sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá, thống kế thiệt hại.
Tin lũ khẩn cấp trên sông Bùi, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, hiện nay, mực nước trên sông Bùi tại Lâm Sơn, Tốt Động (Hà Nội) đang xuống chậm. Mực nước lúc 05h ngày 31.7 tại Lâm Sơn là 21,19m (trên BĐ1 0,19m); tại Tốt Động là 7,41m (trên BĐ3: 0,41m). Dự báo: Trong ngày 31.7 khu vực Hòa Bình có lúc có mưa rào với lượng mưa phổ biến từ 5-20mm; 06h tới, mực nước trên sông Bùi sẽ xuống chậm, tại Lâm Sơn: 21,10m (trên BĐ1: 0,1m); tại Tốt Động: 7,35m (trên BĐ3: 0,35m); 06-12h tới, tại Lâm Sơn: 20,80m (dưới BĐ1: 0,2m); tại Tốt Động: 7,25m (trên BĐ3: 0,25m); 12-24h tới, tại Tốt Động: 7,15m (trên BĐ3: 0,15m)
Ngập úng tiếp tục diễn ra ở vùng trũng, thấp thuộc: huyện Chương Mỹ (Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình); đặc biệt tại xã Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) tình trạng ngập úng còn tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày tới.
Video đang HOT
Theo Danviet
Ngoại thành Hà Nội ngập cả tháng, Ban Chỉ đạo thiên tai ra công điện khẩn
Nhiều huyện ở Hà Nội, Hòa Bình tiếp tục tình trạng ngập úng kéo dài trong mấy ngày tới, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai vừa có công điện khẩn trong chiều nay (30/7) nhằm chủ động ứng phó với diễn biến của mưa, lũ và các tình huống bất thường, giảm thiệt hại về người và tài sản.
Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai vừa có công điện khẩn gửi Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Hà Nội, Hòa Bình, cùng các bộ ngành.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết nhiều huyện ở Hà Nội, Hòa Bình tiếp tục tình trạng ngập úng kéo dài trong mấy ngày tới. Ảnh: Thành An
Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay mực nước trên sông Bùi đang lên nhanh. Lúc 11h ngày 30/7, mực nước trên sông Bùi tại Lâm Sơn: 21,37m (trên báo động 1: 0,37m).
Dự báo từ đêm ngày 30/7 đến sáng ngày 31/7, khu vực Hòa Bình có mưa to trở lại (lượng mưa phổ biến 50-100mm).
Trong 12 giờ tới, mực nước trên sông Bùi tại Lâm Sơn ở mức 21,5m (trên báo động 1: 0,5m); trong 12-24 giờ tới, mực nước trên sông Bùi tại Lâm Sơn ở mức 23,5m (trên báo động 3: 0,5,m).
Cảnh báo mực nước trên sông Bùi tại trạm Yên Duyệt sẽ lên trên mức báo động 3 khoảng 1m vào sang ngày 31/7.
Ngập úng tiếp tục diễn ra ở vùng trũng, thấp thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình); đặc biệt tại xã Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Tình trạng ngập úng còn tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày tới.
Ngập úng tiếp tục diễn ra ở vùng trũng, thấp thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình); đặc biệt tại xã Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Ảnh: Thành An
Để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa, lũ và các tình huống bất thường, giảm thiệt hại về người và tài sản, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, Bộ, ngành, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; thông tin, cảnh báo kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh.
Kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở ven sông, suối, vùng trũng thấp, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập úng, lụt, nhà ở không an toàn để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn.
Ngập úng tiếp tục diễn ra ở vùng trũng, thấp thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình); đặc biệt tại xã Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Ảnh: Thành An
Triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình phòng chống lũ theo cấp báo động; tổ chức tuần tra canh gác, kiểm tra, rà soát việc chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện theo quy định.
Bố trí lực lượng kiểm soát giao thông tại các khu vực bị ngập, bến đò...để hướng dẫn người, phương tiện qua lại. Kiểm soát việc đảm bảo an toàn theo quy định của các phương tiện khi hoạt động.
Thông báo cho các chủ đầu tư có công trình xây dựng trên sông, ven sông biết thông tin mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.
Rà soát việc chuẩn bị theo "phương châm 4 tại chỗ", chú trọng việc dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm...để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi có mưa, lũ, ngập úng nhiều ngày.
Đồng thời, duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Theo Danviet
Khánh Hòa: Bão Damrey tàn phá khủng khiếp nhất trong 35 năm qua Trong 4 năm qua, tỉnh Khánh Hòa phải gánh chịu nhiều loại hình thiên tai cực đoan khác nhau, trong đó có cơn bão Damrey tàn phá khủng khiếp nhất trong 35 năm qua. Nhà dân ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) đổ sập trong bão Damrey Ngày 31/5, tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai năm 2017, UBND...