27 tuổi, kinh nguyệt cứ 2 tháng mới có 1 lần liệu có vấn đề gì hay không?
Căng thẳng thần kinh, áp lực trong công việc, cuộc sống, tình cảm; thay đổi công việc, môi trường sống hàng ngày; hoạt động thể lực quá mức; sử dụng chất kích thích… đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, cháu năm nay 27 tuổi, cháu có hành kinh từ năm 13 tuổi, trước đây hay đau bụng lắm, nhưng cũng chỉ có trong vòng 3 ngày, nhiều nhất 4-5 ngày là hết, hành kinh hồi đó cũng hay rối loạn không đúng ngày nữa. Nhưng hiện tại, hành kinh của cháu cứ cách 2 tháng một lần, tháng trước có, tháng vừa rồi không có, tháng này mới có ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi trường hợp như vậy thì có làm sao không ạ?
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ trả lời:
Bạn có hành kinh từ năm 13 tuổi, tới nay chu kỳ kinh cũng đã tương đối ổn định. Số ngày, lượng máu kinh cũng bình thường. Thời gian gần đây, chu kỳ kinh kéo dài hơn, tới 60 ngày. Bạn đang lo lắng về tình trạng của mình không biết có làm sao không.
Bình thường chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là kết quả hoạt động của cơ quan sinh dục (hoạt động của buồng trứng, tử cung, trong đó sự thay đổi hormon sinh dục đóng vai trò quan trọng) và một số cơ quan ngoài cơ quan sinh dục (tuyến yên, tuyến giáp, tuyến dưới đồi…).
Bên cạnh đó, các yếu tố lối sống cũng tác động không nhỏ tới chu kỳ kinh nguyệt. Căng thẳng thần kinh, stress, áp lực trong công việc, cuộc sống, tình cảm; thay đổi công việc, môi trường sống hàng ngày; hoạt động thể lực quá mức; sử dụng chất kích thích (rượu, thuốc lá…); các vấn đề liên quan đến thể lực (tăng cân hoặc giảm cân quá ); tác dụng phụ của thuốc… đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Video đang HOT
Trước mắt, bạn cũng không nên quá lo lắng, kiểm tra lại sức khỏe, các yếu tố lối sống xem có nguyên nhân gì không, điều chỉnh lại (nếu có).
Bạn có thể dùng thêm ngải cứu với trứng gà hoặc sử dụng thuốc điều kinh dạng đông y cũng tốt. Sau vài ba tháng nếu thấy tình trạng trên không cải thiện (vòng kinh kéo dài hơn 60 ngày) bạn nên đi khám tại các bệnh viện chuyên về sản phụ khoa nhé.
Bạn cần tìm nguyên nhân gây chu kỳ kinh kéo dài để điều trị, can thiệp. Để lâu không tốt cho sức khỏe sinh sản của bạn, nhất là khi bạn muốn có thai tự nhiên. Hy vọng bạn sẽ ổn.
Theo tiin.vn
Đau đầu trong ngày đèn đỏ có đáng lo?
Trong thời kỳ kinh nguyệt, việc thường xuyên suy nghĩ nhiều, lười vận động, thức quá khuya... sẽ khiến người bệnh dễ lâm vào trạng thái đau nhức đầu và chóng mặt.
Tuyệt đối không bỏ bữa trong những ngày đèn đỏ. Ảnh minh họa
Theo một nghiên cứu trước đây, cứ 10 phụ nữ thì có 4 người bị một cơn đau nửa đầu trong đời. Hơn 50% cho biết đau nửa đầu và kinh nguyệt luôn song hành với nhau. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ đau nửa đầu tăng 25% trong 5 ngày trước ngày đầu tiên của kỳ "đèn đỏ", và nguy cơ tăng 71% trong vòng 2 ngày trước kỳ kinh. Nguy cơ đau nửa đầu là cao nhất vào ngày đầu tiên của kỳ kinh và 2 ngày sau đó.
Theo các chuyên gia, phụ nữ khi xuất hiện những cơn đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt thường luyên quan đến hoóc-môn. Khi estrogen sụt giảm trong những ngày sát kỳ kinh, nguy cơ đau nửa đầu sẽ tăng lên. Điều này có thể là do estrogen giúp hoạt hóa phần não điều hòa cảm nhận đau của não. Estrogen càng giảm thì não càng có ít "nguồn lực" để dập tắt cơn đau.
3 nguyên nhân phổ biến gây ra đau đầu trong kỳ đèn đỏ:
- Biến đổi estrogen trong cơ thể
Khi lượng hormone estrogen trong cơ thể bạn giảm xuống đột ngột, đặc biệt trong kỳ đèn đỏ thì nguy cơ gặp phải triệu chứng đau nửa đầu sẽ tăng cao. Do hormone estrogen giúp hoạt hóa phần não để điều hòa các cảm nhận của não. Thế nên, khi estrogen càng giảm xuống thì não càng hoạt động chậm hơn và dễ gây ra các cơn đau đầu trong kỳ đèn đỏ.
- Căng thẳng thần kinh
Nếu bạn để cơ thể gặp căng thẳng thường xuyên trong kỳ đèn đỏ do áp lực công việc hay học tập thì cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu trong kỳ đèn đỏ.
- Mất một lượng máu đáng kể trong kỳ đèn đỏ
Cơ thể mất quá nhiều máu cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, bủn rủn tay chân...
Cách loại bỏ cơn đau đầu khi "đèn đỏ"
Nghỉ ngơi và massage đầu là giải pháp giảm đau hiều quả. Ảnh minh họa
- Hạn chế sử dụng những thức uống không tốt cho sức khỏe như cafe, rượu bia, thuốc lá, hay những loại trái cây quá chua. Ngoài ra, chị em cũng không nên ăn quá cay hoặc quá mặn trong ngày "đèn đỏ".
- Bổ sung những thực phẩm bổ máu và tốt cho sức khỏe như gan, thịt bò, uống sắt và cung cấp đầy đủ dưỡng chất, vitamin bổ máu cho cơ thể.
- Không nên để bụng đói, vì dạ dày trống rỗng sẽ làm người mệt mỏi, không có sức sống và dễ xuất hiện tình trạng đau đầu.
- Duy trì chế độ ngủ nghỉ hợp lý, tránh thức khuya và làm việc căng thẳng. Massage, xoa bóp vùng đầu, tập thể dục thường xuyên cũng sẽ giúp máu lưu thông và giúp cơ thể bớt đau nhức mệt mỏi.
Theo xaluan.vn
Những điều về "núi đôi" khiến con gái lo lắng nhưng thực ra bình thường hết chỗ nói "Núi đôi" đối với con gái bọn mình rất quý giá, nên nhất định phải hiểu được những chuyện thường xuyên xảy ra với chúng đấy. "Núi đôi" là một bộ phận quan trọng với phái nữ không chỉ vì tính thẩm mỹ, mà còn gắn liền với khả năng nuôi dưỡng, làm mẹ trong tương lai đối với một số người. Đây...