27 năm làm vợ cho… anh rể
Chuyện buồn về người đàn bà ở buôn Tang, xã Phú Cần, H.Krông Pa (Gia Lai) làm vợ khi mới lên 10 tuổi vì hủ tục cứ thế tuôn chảy khi có người vô tình hỏi đến.
Ba mẹ con H’Ruk trong góc bếp nghèo
Chị mất tích, em thế chân
Chàng rể Alê Bhuar người cùng xã đã vượt qua “sát hạch”, vượt qua đám trai trong buôn để nhận được cái gật đầu của cô gái H’len tuổi đôi mươi. Rượu, thịt ê hề, người của buôn vui chơi đến hai ngày mới vãn. Đùng một cái, một buổi H’len đi rẫy rồi không thấy về. Mọi người tất tả đi tìm nhưng đến hai con trăng lặn cũng không thấy.
Alê Bhuar đi khắp nơi trong vùng, lên cả rừng tìm vợ như người mất hồn, nghĩ rằng hay vợ mình bị lạc? Nhưng rồi anh lại nghĩ: vợ mình lên nương lên núi mòn cả tay chân thì sao lạc được. Alê Bhuar chọn cách cuối cùng là ở nhà chờ vợ. Nhưng chờ đến hơn hai tháng, thức xọp người, bầu bạn của Alê Bhuar những ngày này là những ghè rượu uống cháy cổ.
Ai đó trong buôn Tang buông lời: “Nhà H’len phải đền vợ cho thằng Alê Bhuar rồi!”. Đền là phải bò, phải heo, phải gà, rượu nữa. Nhà H’len hết cả của cải sau lễ cưới. Ngày thực hiện lệ làng càng đến gần. Bố H’len nghĩ mãi, cuối cùng quả quyết: Con H’len đi lâu như thế là nó không về nữa rồi. Thằng Alê Bhuar nói chuyện đòi vợ rồi, cưới con H’Ruk cho nó thôi.
Năm ấy, H’Ruk mới lên mười. Đám cưới mà chàng rể chẳng ai khác là Alê Bhuar 24 tuổi và cô dâu là H’Ruk đang ngây ngô tuổi chơi tuổi lớn. Đem vòng tay (vật đính ước) mà anh rể mới trao, cô hồn nhiên khoe với người làng. Mọi người trong buôn lại được một phen no say.
Cô bé H’Ruk cười vang một góc nhà, bước xuống cầu thang ra chơi với chúng bạn trong buôn mà chẳng thể biết được cơn khổ từ đây đã trói cuộc đời mình.
Những ngày buồn
Video đang HOT
Ksor H’Ruk không hiểu sao sau bữa người trong buôn vui chơi uống rượu ca hát xong, cô phải đi theo anh rể Alê Bhuar như cái bóng. Ngày trước cô vẫn thường hay lên rẫy với ba mẹ, giờ Alê Bhuar dẫn cô đi. Chăn bò, lấy củi, quanh cô lúc nào cũng có anh rể. Mãi rồi cũng thành quen. Chỉ người trong buôn và ba mẹ cô là khác, nhìn H’Ruk ngày càng ra dáng thiếu nữ, mắt họ ngấn buồn. H’Ruk vẫn hồn nhiên, chỉ thỉnh thoảng đỏ mặt chạy đuổi đánh đám trai gái cùng lứa khi chúng trêu cô và anh rể là… vợ chồng! Những chuyện này, mỗi tối cô đều háo hức kể cho anh rể nghe, còn cả nhà ngồi lặng im.
Hơn 13 tuổi, H’Ruk đã ra dáng thiếu nữ. Bố mẹ H’Ruk cắt một khoảnh đất, dựng nhà, bảo cô và anh rể Alê Bhuar ra ở. Bấy giờ cô mới hiểu những lời trêu đùa của đám trẻ trong làng. Cô còn muốn đi chơi với đám bạn, còn muốn vui với chúng trong những dịp hội làng. Cô thiếu nữ chưa kịp vui đã trở thành đàn bà.
H’Ruk kể đã có lần cô khóc chạy về nhà xin ở lại, không quay về nhà nữa. Mẹ cô nói: “Mày muốn bỏ chồng phải có 2 con trâu. Không có trâu thì có 3 con bò đền cho nó. Mày có thì mày đền đi, tao không có đâu”. Cô hiểu, ước mong được quay về nhà đã thành tuyệt vọng từ ngày cả nhà thực hiện tục “nối dây” cho cô với anh rể.
Bốn đứa con lần lượt ra đời, gánh nặng cơm áo oằn lưng H’Ruk như chính cuộc đời cô vậy.
Anh rể – chồng của H’Ruk ít khi ở nhà. “Nó ở luôn trên rẫy, ít nói lắm”, H’Ruk nói. Vì hủ tục, họ đành chấp nhận con đường đi cùng nhau như món nợ đời cần phải trả, đến nay đã 27 năm rồi. Khi ánh tà dương cuối cùng khuất bóng sau dãy núi mờ xa, H’Ruk bảo chúng tôi ra bậc cửa ngồi cho sáng, rồi than: “Làm đàn bà như mình sao khổ quá!”.
Tục nối dây Nối dây là một tập tục lâu đời trong một số cộng đồng người bản địa ở Tây nguyên. Theo tục này, khi người vợ qua đời, người chồng muốn tái hôn buộc phải lấy một người con gái trong gia đình vợ (có thể là em gái vợ còn rất nhỏ tuổi hoặc người chị vợ già hơn mình rất nhiều) miễn là người đó chưa có chồng. Những người đó gọi là người nối dây. Nếu không còn người để nối dây thì người chồng phải về lại nhà mẹ đẻ với hai bàn tay trắng. Ngược lại, nếu người chồng mất mà gia đình chồng không muốn mất của cũng phải đưa người (anh trai hay em trai chưa có vợ của người chồng) sang nhà người vợ đã mất để thực hiện tục nối dây. Nhà thơ Văn Công Hùng, một người ở Tây nguyên lâu năm và có nhiều chuyến đi tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa cho biết: “Thực ra tục nối dây là một cách giữ của cải bởi nhiều dân tộc bản địa ở Tây nguyên theo chế độ mẫu hệ. Hiện hủ tục này đã không còn”.
Theo Xahoi
Cuộc phạt vạ có "một không hai" và đại họa đến từ ly rượu cặn
Cho rằng chàng rể tự ý bỏ về, nhà gái kéo sang phạt vạ nhà trai, dắt 5 con bò về thịt 1 con chiêu đãi dòng họ.
Căn nhà của gia đình bà Ni Rút
Nhà trai kéo sang đòi lại bò nhưng không lấy được đành dắt về 5 con dê, thịt 1 con chiêu đãi dòng họ. Cuộc tranh chấp ngày càng nảy lửa và chưa có dấu hiệu kết thúc.
Cuộc phạt vạ có "một không hai"
Ở buôn Mláh, xã Phú Cần, huyện Krông Pa (Gia Lai) đang xảy ra một cuộc tranh cãi nảy lửa giữa hai bên gia đình thông gia chỉ cách nhau vài chục bước chân. Chuyện xuất phát từ việc vợ chồng Nay Con và Ksor H'Nin trong lúc thu hoạch rẫy mỳ (sắn) đã cho người thu hoạch luôn rẫy mỳ kề bên của gia đình nhà ba mẹ chồng. Tưởng rằng lúc được nhận tiền, con dâu sẽ đem trả cho cha mẹ chồng nhưng Ksor H'Nin lại giữ luôn số tiền này để mua phân bón, chuẩn bị cây giống cho mùa vụ sau. Chờ mãi không thấy con dâu đưa tiền bán mỳ cho mình, bà Mi Rút gọi con trai Nay Con sang la mắng cho một chặp. Nay Con về nhà trút hết bực tức lên vợ Ksor H'Nin, Nay Con lớn tiếng buộc Ksor H'Nin phải trả tiền đã bán rẫy mỳ cho gia đình nhà chồng. Từ đó, giữa Nay Con và Ksor H'Nin không còn được mặn mà, vợ chồng thường xuyên to tiếng vì món tiền sau khi bán rẫy mỳ của cha mẹ chồng. Không bao lâu sau, bà Ni Rút thấy con trai lững thững bỏ về nhà như người mất hồn.
Từ ly rượu đã gây ra nhiều lời đồn thổi về thuốc thư, thuốc độc
Bị cha mẹ truy hỏi mãi, Nay Con mới cho biết là bị gia đình nhà gái đuổi về với lý do Nay Con không còn yêu thương Ksor H'Nin nữa. Nghe xong, gia đình bà Ni Rút đùng đùng nổi giận, lập tức triệu tập anh em, dòng họ họp bàn tìm cách "trả đủa" cho Nay Con bằng cách sẽ đem toàn bộ sự việc trình bày với già làng - ông Oi Hviêng - rồi kéo sang phạt vạ nhà gái - gia đình ông Kpă Quang. Trong lúc gia đình bà Ni Rút đang đóng chặt cửa họp bàn thì ngoài ngõ có tiếng xôn xao, mấy chục người thông gia nhà gái đang ồn ào từ ngõ săm săm bước vào. Sau một hồi phân tích lý lẽ rằng Nay Con chưa được sự đồng ý của nhà gái mà đã tự ý bỏ về nhà mẹ đẻ, là vi phạm luật tục, giờ phải bồi thường cho nhà gái toàn bộ chi phí cưới xin và chịu phạt vạ vì đã làm tổn thất danh dự của vợ là Ksor H'Nin. Đuối lý, gia đình bà Ni Rút bị thông gia đằng gái bắt 5 con bò đưa về nhà mặc cho nhà trai ra sức ngăn cản. Khi bò được nhà gái đưa về chuồng, để ăn mừng phạt vạ thành công và bồi thường danh dự cho Ksor H'Nin, ông Kpă Quang mổ một con bò mời họ hàng và dân làng đến uống rượu, công bố lý do.
Già làng Oi Hviêng kể lại, sau sự việc gia đình bà Ni Rút có tới trình báo với ông, nhưng làng chưa kịp hòa giải thì phía gia đình bà Ni Rút cho rằng con trai mình hoàn toàn không có lỗi, Nay Con bỏ về nhà là do bị nhà gái xua đuổi nên nhất quyết phải kéo sang nhà gái dắt lại 5 con bò, đồng thời buộc nhà gái buồi thường danh dự cho Nay Con. Tiệc rượu ăn mừng của gia đình ông Kpă Quang còn chưa dứt thì hàng chục người thông gia nhà trai kéo đến nhà. Sau khi đại diện nhà trai tuyên bố lý do, lập tức hơn chục người xông ra chuồng dắt lại bò nhưng phía nhà gái đề phòng, cử người trông coi, giằng co quyết liệt nên không thể đưa bò ra khỏi chuồng. Bực mình, thông gia nhà trai quay sang dắt 5 con dê của nhà gái. Theo lệnh của người đứng đầu dòng họ, gia đình bà Ni Rút mổ một con dê mời họ hàng, hàng xóm tới ăn để khôi phục danh dự cho Nay Con.
Nói về cuộc tranh chấp này, già làng Oi Hviêng tâm sự, không còn nhớ rõ đã bao nhiều lần mời hai bên gia đình bà Ni Rút và ông Kpă Quang ngồi lại với nhau để hòa giải nhưng vẫn không thành. Sự việc nay đã không còn dừng lại giải quyết trong cộng đồng mà đã lên đến xã, xã cũng không xong rồi lại lên huyện, huyện đến nay cũng chưa dàn xếp được!
Đại họa từ ly rượu cặn
Trong lúc mâu thuẫn giữa hai bên thông gia đang căng như sợi đàn thì ngày 13/2/2013, gia đình Ksor H'Nin tổ chức tiệc rượu cúng Yàng (cúng trời). Mặc dù hai bên gia đình đang mâu thuẫn nhưng thông gia nhà trai vẫn được nhà gái mới đến dự tiệc, chung vui. Khi tiệc rượu đang linh đình, mẹ Ksor H'Nin là bà Ksor H'Truên rót một ly rượu để 3 người cùng uống chung. Ly rượu rót ra, bà Trái (hàng xóm) uống trước, rồi đến mẹ Nay Kon là bà Ni Rút, cuối cùng là bà Ksor H'Truên. Sau khi hai người đã uống, trong ly còn ít rượu cặn, bà Ksor H'Truên liền đem đổ xuống đất trước sự chứng kiến của bà Trái, bà Rút cùng nhiều người dự tiệc. Biết hành động vô tình đổ rượu của mình trong lúc mời người khách uống là vi phạm nghiêm trọng luật tục, kể từ đó cho đến hết tiệc rượu, bà Ksor H'Truên luôn tỏ ra hối lỗi, lúng túng và đầy vẻ lo lắng mặc dù đã thành thật xin lỗi bà Trái, bà Ni Rút cùng những người dự tiệc.
Thầy mo H'Nheo khẳng định thuốc thư không có thật mà chỉ là cái cớ để người ta dọa nạt lẫn nhau.
Sau sự việc này tưởng mọi chuyện như vậy là đã xong, ai ngờ hai mùa trăng sau bà Ni Rút bỗng nổi cơn đau bụng. Sực nhớ lại trong bữa tiệc cùng Yàng tại gia đình thông gia nhà gái, bà Ksor H'Truên là chủ nhà mời rượu nhưng đến lượt mình uống lại đem đổ đi, chắc chắn là trong ly rượu hôm đó đã bị chủ nhà bỏ thuốc thư, thuốc độc, có như vậy bà Ksor H'Truên mới rượu đem đổ đi như thế. Lệ uống rượu của buôn MLá được truyền lại từ nhiều đời qua: Khi mời rượu, chủ nhà phải uống trước, đã uống không được bỏ dở, không được đổ đi. Đang sẵn máu bực tức vì trước đó gia đình bị nhà bà H'Truên bắt mất 5 con bò, bà Ni Rút kiên quyết đòi phía thông gia phải bồi thường. Gia đình bà Ksor H'Truên đã chứng minh mình không cho thuốc thư, thuốc độc vào rượu bằng cách dắt lưng ra 2 triệu đồng đưa bà Ni Rút vượt 100km đến nhà thầy bói Oi Vinh, tại xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh (Gia Lai) để bói và khám bệnh.
Tại đây, sau vài thao tác "chữa bệnh" theo kiểu mê tín dị đoan và "làm phép" bói toán, thầy bói Oi Vinh phán rằng: Nhà Ni Rút đã bị trúng độc của một người đàn ông ở làng xa bỏ vào nước uống cách đây khoảng 2 tháng nên mới đau bụng. Cho rằng nhà Ksor H'Truên đã "đút lót" trước cho thầy nên mới ra kết quả là "người đàn ông làng xa" khiến bà Ni Rút hậm hực ra về. Mâu thuẫn hai bên thông gia ngày càng căng thẳng, ngày 22/5/2013 vừa qua, lại một lần nữa buôn Mláh, xã Phú Cần triệu tập một cuộc hòa giải khẩn cấp. Sau cuộc đối chất nảy lửa mà tiêu chí đem ra đánh giá đúng sai là luật tục, gia đình Ksor H'Truên "đuối lý". Phía nhà trai bà Ni Rút phạt vạ, bắt bồi thường 190 triệu đồng nhưng nể tình thông gia nên rút xuống còn 150 triệu đồng. Không chịu chấp nhận kết quả thiệt thòi trên, gia đình nhà gái, bà Ksor H'Truên quyết làm sáng tỏ sự việc, chứng minh mình không bỏ thuốc thư, thuốc độc vào trong rượu. Ngày 24/5/2013, gia đình bà Ksor H'Truên tiếp tục đưa bà Ni Rút xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên khám. Tại đây, bác sĩ Đặng Sỹ Trung đã khám, siêu âm và có kết luận: gan, mật, tụy, lách, thận bình thường, dạ dày có trướng hơi... Nhưng kết luận khoa học của bác sĩ vẫn không thể nào thuyết phục được lối suy nghĩ lạc hậu của dân làng và gia đình bà Ni Rút.
Ông Oi Hviêng, già làng buôn Mláh xua tay chán nản khí nói về cuộc tranh chấp giữa gia đình bà Ni Rút và gia đình bà Ksor H'Truên
Ông Hwing Son - Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Krông Pa cho biết, từ khi hai bên thông gia xảy ra mâu thuẫn đến nay đã qua 8 lần chính quyền tổ chức hòa giải nhưng vẫn chưa thể đi đến thống nhất, nguyên nhân là cả hai bên nhận thức quá lạc hậu. Gia đình bà Ni Rút chấp nhận hòa giải với điều kiện phải bồi thường cho bà 16 triệu đồng tiền chữa bệnh và bồi thường danh dự, đồng thời đòi "đốt" 1 con bò (hoặc heo) từ 4 triệu đồng trở lên để cả làng cùng ăn. Gia đình bà Ksor H'Truên chỉ nhận sai khi đổ rượu, không thừa nhận việc bỏ thuốc thư, thuốc độc để hại bà Ni Rút, nên đề nghị bà Ni Rút nhận lỗi vu khống. Hai gia đình "đốt" chung 1 con bò mời cả làng. Bên nào cũng nhận là mình đúng và nhất quyết đòi bằng được "quyền lợi" nên dù đã qua nhiều lần từ buôn, đến xã và huyện tổ chức hòa giải nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất. Cuộc tranh cãi giữa hai bên thông gia gần nhà nhau tiếp tục căng thẳng, chưa có hồi kết...
Thầy mo H'nheo cho biết, cả đời đã nghe đồn thồi nhiều về thuốc thuốc thư nhưng chưa bao giờ mắt thấy, tay sờ. Theo thầy mo H'Nheo, thuốc thư chỉ là cái cớ để người ta dọa nạt lẫn nhau chứ tuyệt nhiên không có thực.
Theo Xahoi
Khi những đứa con bị biến thành... đồ đạc Luật tục của đồng bào theo chế độ mẫu hệ, khi vợ chết, người chồng nếu không tiếp tục "nối dây" với em hoặc chị vợ, thì sẽ về lại gia đình mình. Những đứa con khi ấy chỉ là thứ "đồ đạc" như cái chum cái ché, phải giao lại cho nhà vợ. Chuyện xảy ra ở vùng cao Phú Yên ngay...