26 thống đốc bang tại Mỹ lên án bạo lực nhằm vào người châu Á
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 26/3, một nhóm quan chức lưỡng đảng gồm 26 thống đốc bang đã ra tuyên bố chung lên án bạo lực gia tăng đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á.
Các thành viên đội tuần tra bảo vệ người Mỹ gốc châu Á mang tên Public Safety Patrol (PSP) tuần tra tại New York, Mỹ, ngày 23/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố đã được ký bởi 24 thống đốc đảng Dân chủ, trong đó có cả Thống đốc Lourdes Leon Guerrero của lãnh thổ Guam, cùng với 2 thống đốc của đảng Cộng hòa là Larry Hogan ( bang Maryland) và Charlie Baker ( bang Massachusetts).
Nội dung tuyên bố chung trên nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi lên án phân biệt chủng tộc, bạo lực và thù hận đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á và đảo Thái Bình Dương (AAPI) và sẽ hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ, nâng cao và hỗ trợ cộng đồng này”.
Video đang HOT
Tuyên bố trên được đưa ra khi cộng đồng người Mỹ gốc Á tham gia “Ngày hàn gắn và hành động quốc gia” (National Day of Action and Healing) hơn một tuần sau khi một loạt vụ xả súng tại các spa ở khu vực thành phố Atlanta, bang Georgia khiến 8 người thiệt mạng, trong đó 6 người là phụ nữ châu Á. Nghi phạm của vụ xả súng, Robert Aaron Long, hiện đang phải đối mặt với tội danh giết người và tấn công đã khai rằng đối tượng đang tìm cách loại bỏ “sự cám dỗ” vì “chứng nghiện tình dục” của mình, mặc dù người nhà của nạn nhân đã nghi ngờ về lời giải thích đó và nhà chức trách đang điều tra theo hướng nguyên nhân chủng tộc đóng một vai trò trong vụ việc này.
Vụ xả súng đã thúc đẩy một cuộc tranh luận toàn quốc về quan điểm ghét bỏ đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á, vốn đã gia tăng trong năm qua do đại dịch COVID-19.
Mặc dù lá thư của các thống đốc bang không nêu trực tiếp tên cựu Tổng thống Trump, nhưng cho rằng “việc sử dụng các bài hùng biện chống người châu Á” trong đại dịch đã thúc đẩy sự thù hận chống lại cộng đồng, đồng thời chỉ ra một nghiên cứu từ Đại học bang California ở San Bernardino cho thấy rằng sự căm ghét người châu Á đã tăng 145% vào năm 2020.
Mỹ treo cờ rủ tưởng niệm nạn nhân trong các vụ xả súng ở Atlanta
Ngày 18/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ thị treo cờ rủ tại Nhà Trắng và các địa điểm thuộc quyền quản lý của chính phủ liên bang để tưởng niệm các nạn nhân trong loạt vụ xả súng vừa xảy ra ở thành phố Atlanta, bang Georgia.
Với 6 trên tổng số 8 nạn nhân là phụ nữ gốc châu Á, các vụ xả súng đã gây chấn động mạnh với cộng đồng người Mỹ gốc châu Á.
Nhà Trắng treo cờ rủ tưởng niệm các nạn nhân trong loạt vụ xả súng ở thành phố Atlanta, bang Georgia, Mỹ ngày 18/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, cờ rủ sẽ được treo tại Nhà Trắng, các tòa nhà liên bang, các căn cứ quân sự, các đại sứ quán cũng như các cơ sở khác của Mỹ ở nước ngoài cho tới lúc hoàng hôn ngày 22/3 (theo giờ địa phương) để thể hiện "sự tôn trọng" đối với những nạn nhân trong loạt vụ xả súng ngày 16/3 ở trung tâm Atlanta.
Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris cũng điều chỉnh lịch trình được lên kế hoạch từ trước trong chuyến công tác tới thành phố Atlanta nhằm quảng bá gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD mới được ban hành. Thay vì tham dự sự kiện chính trị, dự kiến tổ chức tại thành phố Atlanta vào ngày 19/3, Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Harris sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Á để thảo luận về các vụ tấn công và mối đe dọa hiện hữu đối với cộng đồng này.
Loạt vụ tấn công xảy ra ngày 16/3 tại 3 tiệm massage khác nhau ở thành phố Atlanta, trong đó đa số nạn nhân thiệt mạng là phụ nữ gốc Á, đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng bạo lực nhằm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á trong thời gian gần đây. Nghi phạm trong vụ xả súng được xác định là Robert Aaron Long, một công dân da trắng 21 tuổi. Long bị cáo buộc 8 tội danh giết người. Tuy nhiên, tên này phủ nhận thực hiện hành vi phạm tội với động cơ phân biệt chủng tộc.
Tình trạng phân biệt chủng tộc nhằm vào người gốc châu Á tại Mỹ được cho là gia tăng trong thời gian đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Phát biểu tại phiên điều trần của một tiểu ban của Hạ viện, nghị sĩ Steve Cohen nhấn mạnh các vụ tấn công nhằm vào người gốc Á ngày càng nghiêm trọng hơn trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 ngày một xấu đi. Riêng trong năm ngoái, đã có gần 3.800 vụ việc chống người gốc Á.
Theo báo cáo do Stop Asian American Pacific Islander (AAPI), tổ chức chuyên tổng hợp các vụ việc chống lại người Mỹ gốc Á, công bố ngày 16/3, chưa đầy một năm kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19, trung tâm này đã tiếp nhận báo cáo về 3.795 vụ kỳ thị đối với người châu Á và người dân các đảo ở Thái Bình Dương trên toàn nước Mỹ. Các hình thức kỳ thị bao gồm lăng nhục, né tránh, tấn công thân thể, quấy rối trực tuyến, vi phạm quyền công dân.
Tổng thống Mỹ kêu gọi Quốc hội thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận COVID-19 Ngày 19/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận đại dịch COVID-19 sau các vụ xả súng diễn ra ở thành phố Atlanta, bang Georgia, khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á. Tưởng niệm các nạn nhân trong vụ xả súng ở Atlanta, ngày...